[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sáng ngày 28/02/2023, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch cải tiến nâng cao tầm vóc đàn trâu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2022 – 2025 (Sau đây gọi là Kế hoạch).
Chủ trì Hội nghị: Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT và ông Nguyễn Đình Tuấn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi đồng chỉ trì Hội nghị.
Tham dự Hội nghị có các đồng chí lãnh đạo và chuyên viên đại diện cho các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở NN&PTNT, các đồng chí đại diện cho Hội Nông dân tỉnh, tỉnh Đoàn, các đồng chí lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp, ủy ban nhân dân và 35 nông dân của các huyện Ba Tơ, Sơn Hà và Minh Long.
Quang cảnh Hội nghị
Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi, mục tiêu chung của Kế hoạch là cải tạo thể trạng đàn trâu, từng bước nâng cao chất lượng giống trâu ở các huyện miền núi, hạn chế thoái hóa dần về giống trâu; xây dựng các tập quán chăn nuôi mới, nâng cao năng suất đàn trâu; thay đổi tập quán chăn nuôi của người dân, kết hợp một cách khoa học giữa ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới với điều kiện tự nhiên để chăn nuôi trâu.; phát triển chăn nuôi trâu ở vùng miền núi, từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tăng thu nhập từ nuôi trâu thịt; góp phần tăng tỉ trọng giá trị sản xuất về chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế ở các huyện miền núi của tỉnh.
Mục tiêu cụ thể của Kế hoạch là sử dụng trâu đực giống tốt phối giống có chửa 7.140 lượt cho đàn trâu cái địa phương. Trâu nghé sinh ra từ kế hoạch có trọng lượng sơ sinh từ 25kg/con trở lên, tỉ lệ nuôi sống đến 6 tháng tuổi đạt từ 80% trở lên; xây dựng 131 mô hình về cải tiến kỹ thuật chăn nuôi trâu (chuồng trại kiên cố, đúng quy cách; có trồng cỏ và dự trữ rơm rạ; nông hộ từng bước áp dụng các kỹ thuật trong nuôi dưỡng và phòng bệnh); chuyển giao tập huấn quy trình kỹ thuật chăn nuôi trâu phù hợp với điều kiện địa phương; 100% hộ chăn nuôi thực hiện kế hoạch và các hộ tham gia tập huấn ngoài mô hình được tiếp cận kỹ thuật mới.
Ông Nguyễn Thanh Lục, Giám đốc Trung tâm DVNN huyện Ba Tơ phát biểu tại Hội nghị
Các đại biểu và nông dân tham dự Hội nghị đã tập trung thảo luận xoay quanh các chủ đề như, công tác phối hợp giữa cơ quan chủ quản là Sở Nông nghiệp và PTNT, đơn vị triển khai Kế hoạch là Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi với các đơn vị phối hợp là các Trung tâm Dịch vụ nông huyện, các hội, đoàn thể, UBND các xã; hình thức, định mức hỗ trợ xây dựng chuồng nuôi nhốt trâu, xây dựng mô hình trồng cỏ VA06 để tạo nguồn thức ăn xanh, mô hình dự trữ rơm tạo nguồn thức ăn dự trữ cho trâu trong mùa mưa lạnh; công tác tuyển chọn trâu đực giống phải đảm bảo có ngoại hình, tầm vóc lớn, sức khỏe tốt; có nguồn gốc rõ ràng, được tiêm phòng đầy đủ, không cận huyết với đàn trâu cái địa phương. Tiêu chuẩn chất lượng con giống phải đảm bảo theo tiêu chuẩn TCVN 9370-2012, đồng thời có sự giám sát bình tuyển của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Ngãi; nông dân tham gia mô hình phải là những hộ có nuôi nhiều trâu cái sinh sản, ham thích kỹ thuật, có nguồn thức ăn dồi dào, biết ghi chép và được địa phương thống nhất. Cương quyết không chọn những hộ dân có thói quen chăn nuôi trâu theo hình thức thả rông tham gia mô hình; cán bộ chỉ đạo kỹ thuật phải là những người có trình độ chuyên môn về chăn nuôi thú y hoặc cán bộ khuyến nông có chuyên ngành chăn nuôi thú y để thực hiện theo dõi, hướng dẫn, giám sát các hoạt động xây dựng mô hình trình diễn trong suốt thời gian thực hiện điểm trình diễn.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, ông Nguyễn Quang Trung, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và PTNT ghi nhận các ý kiến đóng góp của các đại biểu và nông dan tham dự Hội nghị. Đồng thời yêu cầu Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện Ba Tơ, Sơn Hà, Nghĩa Hành và UBND các xã triển khai Kế hoạch phải tuyên truyền sâu rộng, công khai, minh bạch, rõ ràng đến tất cả nông dân trong xã; khi chọn hộ nông dân tham gia mô hình phải đảm bảo đáp ứng các tiêu chí của Kế hoạch. Đặc biệt, nông dân tham gia mô hình phải xác định đây không phải là nhà nước cho mà phải xem đây là kinh tế của chính gia đình mình, vì kinh tế của chính mình và cộng đồng để đảm bảo từ quy mô nhỏ phải lan tỏa toàn thôn, toàn xã và tiến tới lan tỏa toàn huyện và toàn tỉnh. Khi tham gia mô hình, nông dân phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của nhà nước, nhất là tuân thủ và áp dụng đúng kỹ thuật chăn nuôi trâu được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn như chọn giống, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại…; lãnh đạo các huyện, xã có triển khai Kế hoạch phải cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình chăn nuôi trâu đực giống của các hộ dân tham gia mô hình, khi có khó khăn, vướng mắc phải kịp thời hỗ trợ và tháo gỡ cho người dân để tránh trường hợp rủi ro về con giống bị chết do chủ quan như thiếu thức ăn, đói rét trong mùa mưa, dịch bệnh.
Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT phát biểu chỉ đạo Hội nghị
Nông dân tham gia mô hình phải có trách nhiệm tuyên truyền, vận động những hộ dân khác trong khu dân cư, trong thôn, trong xã áp dụng những tiến bộ kỹ thuật đã được hướng dẫn và áp dụng vào thực tế tình hình chăn nuôi của gia đình mình. Cơ quan chuyên môn của huyện và UBND các xã cần phải tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tổ chức các chuyến tham quan học tập…
Mạnh Hùng
Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi
- chăn nuôi trâu li>
- quảng ngãi li> ul>
- WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Nor-Feed tài trợ Diễn đàn Quốc tế IAIEH 2024, về Sinh thái và Sức khỏe Đường ruột động vật lần thứ 10 tại Trung Quốc
- Nghệ An: Ưu tiên kinh phí mua vắc xin Dịch tả lợn châu Phi
- WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm H5N1 ở động vật
- Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đầu tư hệ thống giảm phát thải khí mê – tan
- Xuất khẩu thịt bò của Achentina 9 tháng đầu năm 2024 cao nhất trong 57 năm
- Sử dụng thức ăn cho bò thịt, dê thịt mau lớn, tiết kiệm chi phí
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Tri thức dân gian trong lựa chọn trâu
Tin mới nhất
CN,01/12/2024
- WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Nor-Feed tài trợ Diễn đàn Quốc tế IAIEH 2024, về Sinh thái và Sức khỏe Đường ruột động vật lần thứ 10 tại Trung Quốc
- Nghệ An: Ưu tiên kinh phí mua vắc xin Dịch tả lợn châu Phi
- WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm H5N1 ở động vật
- Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi tại khu vực Đông Nam Á
- Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đầu tư hệ thống giảm phát thải khí mê – tan
- Xuất khẩu thịt bò của Achentina 9 tháng đầu năm 2024 cao nhất trong 57 năm
- Sử dụng thức ăn cho bò thịt, dê thịt mau lớn, tiết kiệm chi phí
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất