[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Với lợi thế có đồng cỏ rộng, nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào, hàng chục năm qua, người dân xã Tịnh Hiệp, Sơn Tịnh đã đầu tư phát triển chăn nuôi trâu theo hướng hàng hóa. Toàn xã hiện có trên 2.300 con trâu. Nhiều nhất ở thôn Xuân Hòa trên 500 con.
Vào thời điểm sau khi thu hoạch lúa vụ Đông Xuân, vào mỗi buổi chiều cứ tầm khoảng 15 giờ, chị Phạm Thị Truyền, ở xã Tịnh Hiệp đưa đàn trâu của gia đình ra cánh đồng Càng Cua để trâu ăn cỏ. Hơn 20 năm từ ngày lập gia đình đến nay, chị Truyền chủ yếu làm ruộng và nuôi trâu. Chị Truyền cho biết: “Trung bình mỗi năm, chị nuôi từ 2-3 con trâu sinh sản. Trước đây, chị nuôi trâu chủ yếu để tận dụng sức kéo dùng vào việc cày cấy, lấy phân bón ruộng, giờ có cơ giới hóa nên chị chủ yếu nuôi trâu để tăng hiệu quả kinh tế”. Nhờ chịu khó chăn thả, chăm sóc, trung bình mỗi năm nuôi từ 6 đến 7 tháng, 1 con trâu cái sinh sản cho ra đời 1 con bê, giá từ 12-13 triệu đồng/con. “Đầu ra của việc nuôi trâu rất thuận lợi, chỉ cần bán trâu là sẽ có người tới mua ngay, người mua trâu thì đủ kiểu, có người tại địa phương, có người trong và ngoài tỉnh. Giá cả thì luôn ổn định”- Chị Truyền cho biết thêm.
Chị Phạm Thị Truyền thả trâu trên đồng
Xã Tịnh Hiệp có nhiều đồng cỏ, là điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi trâu. Toàn xã hiện có trên 2.300 con trâu. Nhiều nhất ở thôn Xuân Hòa trên 500 con. Trước đây, người dân trong xã nuôi trâu chủ yếu cày kéo và lấy phân hữu cơ bón ruộng, hiện nay khâu làm đất trong sản xuất nông nghiệp cơ bản được cơ giới hóa, chăn nuôi theo kiểu cũ không còn phù hợp. Bởi vậy, bà con nông dân trong toàn xã chuyển mạnh sang chăn nuôi trâu hàng hóa, chăn nuôi theo phương thức này đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tính trung bình mỗi hộ nuôi từ 2-3 con trâu. Có hộ nuôi từ 6-7 con.
Bà Võ Thị Ánh, ở thôn Xuân Hòa đã có hơn 30 năm chăn nuôi trâu. Trong chuồng lúc nào cũng nuôi từ 2 đến 3 con trâu. Nhờ nguồn thu nhập từ bán trâu, mỗi năm mà bà tích lũy dần để trang trải cuộc sống, nuôi các con ăn học và xây dựng nhà cửa. Bà Võ Thị Ánh vui vẻ chỉ tay về phía ngôi nhà khang trang của mình cho biết: “Tiền xây được ngôi nhà này cũng được tích lũy từ tiền bán trâu hàng năm, con cái ăn học cũng từ tiền bán trâu đấy”
Đa số người dân ở xã Tịnh Hiệp phát triển chăn nuôi chủ yếu từ con trâu. Vì trâu có đặc tính dễ nuôi, dễ chăm sóc, tận dụng được nhiều công lao động trong gia đình, thức ăn cho trâu chủ yếu là cỏ và rơm rạ. Người nông dân chăn nuôi trâu ở xã Tịnh Hiệp đã áp dụng cách nuôi nhốt và chăn thả thích ứng vào mùa vụ. Khi vào vụ thì trâu được nhốt chuồng, khi thu hoạch mùa vụ xong, từng đàn trâu được thả trên đồng. Bà con chủ yếu nuôi bán thịt và nuôi trâu sinh sản. Trung bình 1 năm 1 con trâu sinh sản sinh 1 con nghé. Nghé đẹp, nhanh lớn, một năm xuất chuồng được 15 triệu đồng/con. Ở xã miền núi Tịnh Hiệp nhiều hộ đã thoát nghèo chỉ dựa vào chăn nuôi trâu. Để phát triển mạnh mẽ đàn trâu của địa phương theo hướng hàng hóa mang lại giá trị kinh tế nông nghiệp, xã Tịnh Hiệp đã và đang nỗ lực nâng tầm vóc và chất lượng đàn trâu.
Ông Đỗ Xuân Hùng-Phó chủ tịch UBND xã Tịnh Hiệpcho biết: Ở xã Tịnh Hiệp kinh tế nông nghiệp giúp bà con đổi đời chủ yếu từ trồng keo và nuôi trâu. Nhà nào cũng có trâu. Chính nhờ nuôi trâu, cuộc sống của bà con ngày càng khấm khá hơn, hộ nghèo cũng giảm đáng kể. Địa phương đã và đang đề nghị huyện hỗ trợ nguồn tinh giống trâu Mu Ra của Ấn Độ để nâng tầm vóc và chất lượng thịt của đàn trâu bản địa, giúp người chăn nuôi trâu ở địa phương có cơ hội phát triển kinh tế hơn.
Thu Phượng- Kim Cúc
- chăn nuôi trâu li>
- chăn nuôi trâu bò li>
- quảng ngãi li>
- Xã trâu li> ul>
- Việt Nam nhập thịt và phụ phẩm nhiều kỷ lục
- Sửa chuồng trại, dự trữ thức ăn cho gia súc trong mùa đông
- Ứng dụng công nghệ sinh sản nhân nhanh đàn bò sữa Việt Nam
- Người chăn nuôi Philippines tới Việt Nam học hỏi kinh nghiệm tiêm vaccine ASF cho heo nái
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Hoà Bình: Xây dựng thương hiệu dê vùng cao Đà Bắc
- Đồng Nai: Đảm bảo nguồn cung thịt heo sạch bệnh dịp tết
- Tuyên Quang: Sản lượng sữa tươi đạt trên 36.800 tấn, cao nhất từ trước đến nay
- BAF Việt Nam bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh vào vị trí Phó Tổng giám đốc
- Lạng Sơn: Tiêm được trên 60 nghìn liều vaccine, ASF được khống chế
Tin mới nhất
T4,11/12/2024
- Việt Nam nhập thịt và phụ phẩm nhiều kỷ lục
- Sửa chuồng trại, dự trữ thức ăn cho gia súc trong mùa đông
- Ứng dụng công nghệ sinh sản nhân nhanh đàn bò sữa Việt Nam
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Người chăn nuôi Philippines tới Việt Nam học hỏi kinh nghiệm tiêm vaccine ASF cho heo nái
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Hoà Bình: Xây dựng thương hiệu dê vùng cao Đà Bắc
- Đồng Nai: Đảm bảo nguồn cung thịt heo sạch bệnh dịp tết
- Tuyên Quang: Sản lượng sữa tươi đạt trên 36.800 tấn, cao nhất từ trước đến nay
- BAF Việt Nam bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh vào vị trí Phó Tổng giám đốc
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất