Vitamin C tham gia quá trình hô hấp tế bào, tăng cường các phản ứng oxy hóa khử, kích thích sự sinh trưởng và đổi mới tổ chức tế bào, tăng cường khả năng tạo huyết sắc tố, thúc đẩy sự đông máu, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống stress, tạo điều kiện gia tăng năng suất và phẩm chất trứng, tinh trùng, có tính chất chống ôxy hóa trong cơ thể.
Vitamin C (acid Ascorbic) có vai trò quan trọng trong quá trình phòng chống stress, giúp cơ thể tăng khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi của môi trường
Vitamin C được tổng hợp trong cơ thể nhưng trong những trường hợp gia cầm bị bệnh hoặc trong tình trạng stress thì nên cung cấp Vitamin C qua thức ăn hoặc nước uống cho gia cầm với liều 100 – 500 mg/ kg thức ăn.
Khi thời tiết nóng, chủng ngừa, cân gà hoặc đàn gà bị bệnh truyền nhiễm thì dùng Vitamin C liều cao giúp cho đàn gà mau chóng ổn định và vượt qua những yếu tố bất lợi. Vitamin C (acid Ascorbic) có vai trò quan trọng trong quá trình phòng chống stress, giúp cơ thể tăng khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi của môi trường. Vì vậy, trong chăn nuôi gà sẽ thường xuyên sử dụng vitamin C điển hình như sau: Trước và sau khi chủng ngừa: trước khi chủng ngừa 1 – 2 ngày và sau khi chủng ngừa 3 – 5 ngày cần cung cấp Vitamin C để giúp gà tạo kháng thể tốt, hạn chế bị sốc do chủng ngừa. Trong mùa nắng nóng: Thường xuyên cung cấp Vitamin C trong thức ăn hoặc nước uống để giúp gà ổn định năng suất và tăng sức chịu đựng
Trong những tháng chuyển mùa cần cung cấp Vitamin C thường xuyên để giúp gà tăng sức kháng bệnh. Trước khi và sau khi chuyển gà sang chuồng mới (như chuyển từ chuồng gà sang chuồng gà hậu bị, chuyển từ chuồng gà hậu bị sang chuồng gà đẻ,…): Cung cấp vitamin C để hạn chế những sốc do rượt đuổi, dồn ép gà,… Khi thấy chất lượng vỏ trứng không tốt (nhiều trứng non, trứng sần sùi, vỏ trứng mỏng,..). Khi sử dụng kháng sinh,…cũng cần sử dụng Vitamin C.
Chú ý là muốn sử dụng Vitamin C đạt hiệu quả cao, nên cho gà sử dụng Vitamin C trước khi xảy ra stress từ 12 – 14 giờ. Bên cạnh đó,Vitamin C rất dễ bị hư và bị giảm tác dụng trong điều kiện sản xuất và bảo quản không tốt, như: ánh sáng, độ ẩm cao, nhiệt độ cao,…
Một số biểu hiện khi gà bị thiếu vitamin:
– Gà thiếu vitamin A sẽ chậm phát triển, giảm đẻ tỷ lệ nở phôi thấp.Mắt mờ, chân, da, mào khô, sừng hóa.
– Gà thiếu vitamin B1 chân yếu, đầu nghẹo, không đi được, ăn kém, gầy còm.
– Thiếu vitamin B2 hấp thụ thức ăn kém, gà chậm lớn.
– Thiếu vitamin PP (axít Nicotinic hay Nicotinamid) miệng loét, viêm khớp, viêm ruột.
– Thiếu vitamin B12 gà thiếu máu, chậm lớn.
– Thiếu vitamin C sức đề kháng gà yếu, kém chịu nóng.
– Thiếu vitamin D xương mềm, gà đi tập tễnh, khớp xương biến dạng, gà đẻ xượng rỗng, vỏ trứng mỏng, giảm tỷ lệ đẻ.
– Thiếu vitamin E gà phù đầu, sưng xuất huyết não, gà con đi lại khó khăn, đi hay ngã hoặc đầu hay cúi giữa 2 bàn chân. Gà trống kém hoạt động, tỷ lệ nở thấp.
Khắc phục: Bổ sung vitamin vào thức ăn, cho uống liên tục 3 – 5 ngày hay Multivit 1g/1lít nước hoặc 0,5 kg thức ăn,Vitamin ADE, B-complex,…
L.N
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- chăn nuôi gà li>
- chăn nuôi mùa nóng li> ul>
- Vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh của ngựa
- 6 phụ gia quan trọng trong dinh dưỡng gia cầm vì sự phát triển bền vững
- Tối ưu hóa hiệu suất sinh trưởng: Vai trò quan trọng của arginine và leucine
- Nguyên nhân khiến gà bị khô chân và cách phòng bệnh
- Chống nóng cho vật nuôi từ bên trong: vai trò của dinh dưỡng
- Xuất khẩu tổ yến: Mở đường cho doanh nghiệp bay xa
- Dự báo thị trường thức ăn thú cưng tại Trung Quốc năm 2025
- Xuất khẩu cám gạo chính ngạch sang Trung Quốc: Cơ hội song hành cùng thách thức
- Gỡ khó cho ngành gia cầm, đặt mục tiêu phát triển đến 2045
- Tryptophan – Vai trò và chức năng trên gà đẻ
Tin mới nhất
T4,18/06/2025
- CJ Feed & Care: Tối ưu FCR – Định hướng tương lại ngành chăn nuôi Việt Nam
- Chăn nuôi gia cầm: Tái cấu trúc là yếu tố cần thiết
- Thu nhập cả trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi thỏ
- Vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh của ngựa
- Đồng Nai mới là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước
- Xây dựng Viện Chăn nuôi và Thú y từ hạt nhân công nghệ, trí tuệ số
- Vì sao Trung Quốc siết chặt hoạt động “vỗ béo”, muốn nuôi heo “thon gọn”?
- Đồng Nai: Toàn tỉnh có 2.464 cơ sở di dời, ngưng chăn nuôi
- 6 phụ gia quan trọng trong dinh dưỡng gia cầm vì sự phát triển bền vững
- Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Xây dựng ngành chăn nuôi an toàn sinh học, đáp ứng thị trường xuất khẩu
- Livestock Vietnam 2025 – Triển lãm và Hội thảo Quốc tế lần thứ 3 về Chăn nuôi, Thức ăn, Sức khỏe vật nuôi, Sản xuất sữa và Chế biến thịt
- Bộ NN&MT mở đợt ‘truy quét’ việc lạm dụng chất kích tăng trưởng, tăng trọng
- Cargill rút khỏi ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam, đóng cửa nhà máy tại Đồng Tháp và Long An
- Chăn nuôi dê bền vững theo chuỗi giá trị: Chủ nhà hàng là mắt xích quan trọng
- Da khỏe, lông đẹp: Chiến lược dinh dưỡng hiệu quả cho heo con sau cai sữa
- Lo ngại bệnh than, Campuchia ngừng nhập một số sản phẩm từ Thái Lan
- Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà
- Bệnh Lymphoid Leukosis có triệu chứng như thế nào trên gà thịt lông màu?
- Xuất nhập khẩu thịt bò của Vương quốc Anh 2 tháng đầu năm 2025 giảm
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi toàn cầu: Tăng trưởng trong bối cảnh bất ổn
Bình luận mới nhất