Ngày 17/10, Cục Bảo vệ thực vật đã họp với các nhà khoa học, doanh nghiệp về vấn đề xử lý lúa mỳ nhập khẩu có nhiễm cỏ kế đồng (Cirsium Arvense).
Trước những kiến nghị của doanh nghiệp, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, cho biết tạm thời chưa áp dụng biện pháp tái xuất lúa mỳ nhập khẩu có nhiễm cỏ kế đồng từ 1/11/2018.
Cục sẽ làm việc với các doanh nghiệp cũng như các nước xuất khẩu lúa mỳ sang Việt Nam để tìm ra giải pháp, đặc biệt với 3 thị trường mà Việt Nam nhập khẩu lúa mỳ lớn là Hoa Kỳ, Nga và Canada.
Cục sẽ đàm phán, bàn giải pháp để có thể đạt được phương án giải quyết hiệu quả. Nếu các giải pháp đưa ra không giải quyết được, Cục sẽ phải áp dụng biện pháp tái xuất và sẽ thông báo cho doanh nghiệp biết trước 1 tháng.
Từ tháng Năm đến nay, 1,6 tấn lúa mỳ nhập khẩu về Việt Nam bị nhiễm cỏ kế đồng trong tổng số gần 4 triệu tấn lúa mỳ nhập khẩu.
Cục Bảo vệ thực vật đã bố trí cán bộ phối hợp doanh nghiệp đưa ra biện pháp xử lý và quản lý hàng hóa. Tuy nhiên, tình trạng này đến nay không giảm, thậm chí có xu hướng tăng. Các biện pháp áp dụng tạm thời chưa đem lại kết quả thay đổi đáng kể.
Theo ông Hoàng Trung, lúa mỳ bị nhiễm cỏ kế đồng là vấn đề của kiểm dịch thực vật chứ không phải an toàn thực phẩm. Nếu cỏ này có ở Việt Nam, có nguy cơ các thị trường nhập khẩu nông sản “đóng cửa” với lúa mỳ Việt hoặc các nước sẽ áp dụng biện pháp kiểm dịch cao hơn. Trong khi đó, Việt Nam mỗi năm xuất khẩu trên 20 tỷ USD sản phẩm trồng trọt.
“Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa có văn bản nào cấm nhập khẩu hoặc ngừng nhập khẩu mặt hàng này. Cục đang cố gắng cùng các doanh nghiệp áp dụng biện pháp khả thi nhất. Nếu phải áp dụng biện pháp tái xuất thì cũng rất bình thường,” ông Hoàng Trung nhấn mạnh.
Theo ông Hoàng Trung, giải pháp hiện nay chỉ là giải pháp tức thời, không thể để lâu dài. Cục đã và phải huy động 20-30 cán bộ kiểm dịch từ Bắc vào Nam để giám sát. Có ngày 3-4 tàu hàng về, có tàu đi đến trên 40 điểm, trong khi hàng hóa về phải được giám sát từ cầu cảng đến khi đưa về kho.
Ông Dương Minh Tú – Giám đốc Trung tâm Giám định kiểm dịch thực vật cho biết cỏ kế đồng được cho là có nguồn gốc tại vùng Địa Trung Hải, châu Âu sau đó lây lan sang Hoa Kỳ, Canada và một số quốc gia khác do nhập khẩu, vận chuyển các lô hàng bị nhiễm hạt của loài cỏ này. Loài cỏ này có khả năng thích nghi và phát triển tại nhiều vùng sinh thái khí hậu và đất đai khác nhau.
Đến nay, loài cỏ này đã xuất hiện tại các châu lục trên toàn thế giới (trừ châu Nam Cực) như Nam Mỹ, Bắc Mỹ, châu Phi, châu Á, châu Âu, châu Đại Dương. Chúng có thể xuất hiện và gây hại tại các vùng khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới, có khí hậu tương tự Việt Nam như Tây Ban Nha, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Australia…
Cỏ kế đồng là loài cỏ có khả năng xâm hại cao, có thể gây hại nghiêm trọng cho hơn 27 loại cây trồng (ngô, đậu tương, các loại đậu đỗ, hành, tỏi, ơt, các loại dưa, bông, cải bắp, cà rốt, các loại cây họ hoa thập tự, bầu bí, cà chua, khoai tây, cà, nho….), xâm lấn đồng cỏ chăn nuôi tại 40 quốc gia.
Chính vì vậy, nhiều nước và vùng lãnh thổ xếp loại cỏ này là đối tượng kiểm dịch thực vật phải kiểm soát nghiêm ngặt để không cho xâm nhập, lây lan theo hàng hóa nhập khẩu vào trong nước.
Ngay tại Hoa Kỳ, loài cỏ này được xếp vào danh sách nhóm 1 – các loài cỏ gây hại nguy hiểm và xâm hại vì rất khó phòng trừ (phải dùng các loại thuốc trừ cỏ như Paraquat, Glyphosate…) và khả năng lây lan rất nhanh, sức chống chịu và thích nghi với môi trường rất tốt.
Hằng năm, riêng tại Hoa Kỳ, loài cỏ làm giảm năng suất, gây thiệt hại trực tiếp về kinh tế hàng chục triệu USD và mất thêm hàng chục triệu USD chi phí phòng trừ chúng.
Trước những tác hại của loại cỏ này, ông Nguyễn Văn Liêm, Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật cho rằng đây là đối tượng kiểm dịch loại 1 của Việt Nam.
Cần phải có các biện pháp để không cho loại cỏ này vào Việt Nam, ông Liêm nhấn mạnh./.
Bích Hồng
Nguồn: vietnamplus
- lúa mì li>
- cấm nhập lúa mì li>
- nhiễm cỏ kế đồng li> ul>
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Đan Mạch sẽ trở thành quốc gia đầu tiên đánh thuế carbon với gia súc
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 11 năm 2024
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- Nuôi chim có lông 7 màu được cấp mã nuôi động vật quý hiếm
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Theo mùa vịt chạy đồng
Tin mới nhất
T4,20/11/2024
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Đan Mạch sẽ trở thành quốc gia đầu tiên đánh thuế carbon với gia súc
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 11 năm 2024
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- Nuôi chim có lông 7 màu được cấp mã nuôi động vật quý hiếm
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Theo mùa vịt chạy đồng
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất