Theo Sở NN&PTNT tỉnh, thực hiện công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi và thú y, trong năm 2022, Sở đã tổ chức 2 đoàn kiểm tra chấp hành quy định của pháp luật đối với các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Các đoàn kiểm tra đã thực hiện kiểm tra tại 21 cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Kết quả kiểm tra cho thấy, nhìn chung, các cơ sở chăn nuôi cơ bản đã thực hiện được các nội dung như: Chăn nuôi với quy mô theo số lượng đã được UBND tỉnh phê duyệt; thực hiện các quy định về phòng dịch, kiểm dịch, không phát hiện sử dụng chất cấm, kháng sinh trong thức ăn sử dụng cho vật nuôi tại các cơ sở. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi. Sử dụng thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc rõ ràng, không phát hiện chất cấm trong mẫu thức ăn.
Bên cạnh đó, ở một số cơ sở chăn nuôi vẫn còn một số tồn tại như: 6/21 cơ sở chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi theo quy định. 15/21 cơ sở chưa lập sổ nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải. 16/21 cơ sở chưa thực hiện báo cáo quan trắc môi trường định kỳ. 20/21 cơ sở chưa kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. 17/21 cơ sở chưa xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường. 4/11 cơ sở có mẫu nước thải chăn nuôi chưa đạt các chỉ tiêu, thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi theo quy định tại QCVN 62 MT:2016/BTNMT. Đoàn kiểm tra đã kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính 3 trường hợp với tổng số tiền 25,5 triệu đồng. Đồng thời, đoàn yêu cầu các cơ sở thực hiện các thủ tục, hồ sơ để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi theo quy định; hoàn tất các hồ sơ, thủ tục liên quan đến môi trường (sổ nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải; báo cáo quan trắc môi trường định kỳ; kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường) gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn quy định.
M.V
- chất cấm li>
- hóa chất cấm li> ul>
- Chăn nuôi 2023: Vượt thách thức, tăng sức cạnh tranh
- Tổng quan thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2022
- Nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì năm 2022
- Canada: Đầu tư công nghệ cho ngành chăn nuôi bò sữa
- Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc năm 2022 đạt 1,13 tỷ USD
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/01/2023
- 6 điểm nhấn ngành chăn nuôi năm 2022
- Yên Bái: Hiệu quả mô hình vỗ béo bò thịt ở Trạm Tấu và Mù Cang Chải
- Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Tiền Giang: Nhiều hoạt động sáng tạo
- Nhập khẩu bột thịt xương từ Australia tăng đột biến
Tin mới nhất
T7,28/01/2023
- Chăn nuôi 2023: Vượt thách thức, tăng sức cạnh tranh
- Sản xuất trứng gà đông trùng hạ thảo-thảo dược: Hướng đi mới của người chăn nuôi Thủ Đô
- Tổng quan thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2022
- Thư chúc mừng Xuân Quý Mão 2023
- Nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì năm 2022
- Canada: Đầu tư công nghệ cho ngành chăn nuôi bò sữa
- Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc năm 2022 đạt 1,13 tỷ USD
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/01/2023
- 6 điểm nhấn ngành chăn nuôi năm 2022
- Yên Bái: Hiệu quả mô hình vỗ béo bò thịt ở Trạm Tấu và Mù Cang Chải
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
Bình luận mới nhất