[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – An toàn sinh học cho trại được đặt lên hàng đầu do vấn đề dịch bệnh ngày càng căng thẳng và phức tạp. Đặc biệt từ ngày có dịch tả lợn châu Phi thì việc thực hiện an toàn sinh học càng được chú trọng và thực hiện một cách nghiêm ngặt hơn. Vậy thực chất an toàn sinh học là gì? Hiểu một cách nôm na, an toàn sinh học cho trại là hạn chế sự xâm nhập mầm bệnh từ bên ngoài vào trại. Vậy mầm bệnh bên ngoài xâm nhập vào trại thông qua đâu? Thông thường thì mầm bệnh xâm nhập vào trại do các nhân tố như con người, lợn hậu bị nhập trại, trang thiết bị vận dụng được đưa vào để phục vụ sản xuất, thức ăn (cho người và cho lợn), xe cộ,…
Trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ đề cập đến nhân tố con người (thăm trại). Một nhân tố chính trong công tác xây dựng an toàn sinh học cho trại. Và chúng ta cần hiểu đúng nó để vận hành trại hiệu quả mà tiết kiệm thời gian, công sức từ đó tiết kiệm được chi phí.
Tác giả bài viết và đồng nghiệp thăm một trại lợn tại Việt Nam
Khi nói đến thăm trại, mọi người sẽ nghĩ ngay đến vấn đề cách ly. Cách ly trước khi thăm trại là điều bắt buộc mà chúng ta không thể bỏ qua. Tuy nhiên, cách ly bao lâu? Cách ly ở đâu? Là những câu hỏi mà chúng ta cần đặt ra. Trước đây, chúng ta thường sao chép quy trình cách ly từ các nước tiên tiến như Canada, Mỹ, Châu Âu về áp dụng mà chúng ta không xem xét nó có phù hợp hay đúng với thực tiễn của nước ta hay không? Ví dụ: Trước đây tôi có xây dựng quy trình cách ly cho hệ thống trang trại của một công ty như sau:
Với sơ đồ yêu cầu về thời gian cách ly như trên, sau thời gian thực hiện thì thấy có một điểm không hợp lý là giữa khách nước ngoài và khách trong nước. Vì khách nước ngoài là khách nào? Nếu khách đến từ các nước như Canada, Mỹ, Châu Âu với áp lực mầm bệnh rất thấp và âm tính rất nhiều bệnh mà phải cách ly đến 120 giờ nếu muốn vào trại cụ kỵ.
Trong khi ở nước ta, áp lực mầm bệnh rất cao và không có bệnh nào là âm tính cả thì chỉ cách ly có 60 giờ. Đây là điểm không hợp lý. Ngoài ra, khi thực hiện thì chúng ta thường đưa khách về cách ly tại khách sạn sau đó đưa lên trại cách ly thêm 1 tối nữa trước khi vào trại cũng hoàn toàn không hợp lý. Vì bản thân khách đi từ nước có áp lực mầm bệnh thấp thì khả năng vấy nhiễm mầm bệnh trên cơ thể, quần áo hay giầy dép của họ rất thấp. Ta lại mang họ để ở khách sạn trong môi trường áp lực mầm bệnh rất cao rồi mới đưa vào trại là hết sức nguy hiểm. Và chính vì đều này gây nên rủi ro cho trại hơn là đưa thẳng họ vào cách ly tại trại. Bên cạnh đó, chúng ta phải hiểu bộ phận thú y của một công ty là một bộ phận hỗ trợ cho sản xuất. Xây dựng quy trình phải đảm bảo cho hệ thống sản xuất dễ vận hành, tiết kiệm được thời gian, công sức mà hệ thống vẫn hoạt động tốt. Mấu chốt của người quản lý hệ thống là cần biết chúng ta đang làm gì và chúng ta đang ở đâu?
Và một nguyên tắc chúng ta cần phải hiểu là khi đi thăm trại là cần căn cứ vào mức độ quan trọng, độ tuổi và tình trạng dịch bệnh của các đối tượng mà ưu tiên đi trước hay đi sau. Cụ thể là nên đi từ trại cụ kỵ trước, rồi đến trại ông bà, trại bố mẹ và trại thương phẩm (lợn thịt). Khi vào trong trại thì cần đi xem chuồng nọc trước, rồi đến chuồng nái mới đẻ đến hết chuồng đẻ rồi đến chuồng cai sữa (nếu có). Sau đó về chuồng mang thai và cuối cùng là chuồng lợn sinh trưởng. Trong thực tế sản xuất thì sẽ xảy ra rất nhiều trường hợp mà chúng ta cần phải lưu ý:
1. Nếu trại cụ kỵ đang có dịch bệnh thì chúng ta đi thăm trại nào trước? Tất nhiên là chúng ta phải đi thăm trại ông bà trước rồi. Và tất nhiên, trại cụ kỵ sẽ được thăm sau cùng.
2. Và trong cùng một trại cũng vậy, nếu chuồng lợn nọc hay lợn nái đẻ mà bị dịch bệnh thì chúng ta cũng phải đi thăm nó sau cùng.
Do hiện nay, rất nhiều công ty xây dựng quy trình cách ly tối thiểu 3 ngày từ trại này sang trại khác. Vậy câu hỏi đặt ra là nếu một quản lý cấp vùng phụ trách 10 trại hay cấp tổng giám đốc sản xuất quản lý tầm 100 trại thì thời gian bao lâu mới quay lại được trại đầu tiên nếu buộc phải đi hết các trại trong hệ thống? Đó là câu hỏi rất lớn trong quản trị hệ thống mà mỗi chúng ta cần phải cân nhắc để tiết kiệm thời gian, công sức cũng như chi phí.
ThS. Nguyễn Văn Hùng
Công ty Genesus
- an toàn sinh học li>
- thăm trại li> ul>
- Hãy lưu ý các yếu tố kháng dinh dưỡng trong thức ăn cho động vật non
- Một số bệnh thường ghép với tai xanh trên lợn
- Cho lợn con ăn khẩu phần đơn giản với loại protein phù hợp
- Ủ chua ngô sinh khối, nông dân không lo thiếu thức ăn gia súc
- Giảm thiểu tổn thất do hiện tượng thịt nhợt màu, mềm và rỉ nước (PSE)
- Hệ số hiệu chỉnh một số tính trạng sinh trưởng trong đánh giá di truyền và chọn giống heo
- Đánh giá các chế phẩm bổ sung không kháng sinh trên vật nuôi: Những hạn chế và triển vọng
- Chiến lược dinh dưỡng nhằm tăng cường phản ứng miễn dịch chống lại bệnh ASF và bệnh PRRS ở lợn
- Cách chẩn đoán thiếu hụt khoáng chất ở động vật
- Tỷ lệ khoáng vi lượng lý tưởng giữa sắt, kẽm, mangan và đồng cho heo con
Tin mới nhất
CN,10/12/2023
- Hải Dương: Người nuôi đà điểu thu lãi 1,8 triệu đồng/con/năm
- Việt Nam luôn chia sẻ thông tin về vacxin ASF với WOAH và FAO
- Tuân thủ kỹ thuật, chăn nuôi vịt thương phẩm hiệu quả cao
- Hãy lưu ý các yếu tố kháng dinh dưỡng trong thức ăn cho động vật non
- Mỹ: Thị trường thịt lợn ngày càng suy yếu do nguồn cung dư thừa
- Ngành chăn nuôi và thú y Bình Định hướng tới quản lý 4.0
- Nhờ đâu nhóm cổ phiếu ngành chăn nuôi ‘dậy sóng’
- Ngành sản xuất thịt lợn Trung Quốc có thể thua lỗ nặng nề hơn vào đầu năm 2024
- Đậu hạt Canada: Tiềm năng ứng dụng to lớn trong ngành chăn nuôi Việt Nam
- Hội thảo tổng kết hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội năm 2023
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất