Chị Đỗ Thị Huế bưng thau lúa ngâm vừa nảy mầm đổ vào máng thức ăn. Ngay lập tức cả trăm chú gà Đông Tảo xúm lại tranh nhau mổ. Nhìn đàn gà béo tròn, khoẻ mạnh, chị không giấu được niềm vui: “Tốn không biết bao nhiêu công sức mới có được đàn gà thuần chủng như thế này đó”.
Ở ấp Tân Cường, xã Tân Hà, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Nhà của vợ chồng chị Huế cũng giống như nhiều căn nhà khác, nhưng phía trước có bảng khá to ghi: Trại gà Hồng Đức, chuyên cung cấp giống gà Đông Tảo sỉ và lẻ, số điện thoại, địa chỉ…
Chị Huế kể: “Quê tôi ở Bắc Ninh, còn chồng tôi (anh Nguyễn Thế Thao ở tỉnh Bắc Giang. Hai vợ chồng vào Tây Ninh sinh sống từ năm 2002 đất khách quê người, hai vợ chồng phải nỗ lực hết mình mới có cái ăn cái mặc. Năm 2003, trong một lần “lang thang” trên mạng internet, tình cờ vợ chồng tôi đọc được thông tin về giống gà Đông Tảo đang rất “hút” trên thị trường trong và ngoài nước. Nhớ lại ở quê mình có nhiều người nuôi thành công giống gà quý hiếm này, vợ chồng tôi bàn nhau ra miền Bắc tìm mua giống đem vào Nam gây nuôi thử”.
Theo địa chỉ trên mạng, anh chị tìm đến tỉnh Hưng Yên- nơi “chính gốc” của giống gà Đông Tảo mua 10 con gà con đem về Tây Ninh nuôi thử. Ban đầu cứ tưởng dễ nuôi, nhưng nuôi thử mới thấy không hề đơn giản. Đàn gà từ miền Bắc đem vào Nam do thay đổi khí hậu, thổ nhưỡng nên chúng èo uột, chậm lớn và thường hay sinh bệnh. Đến khi trưởng thành, chẳng có con nào đúng dáng gà Đông Tảo, tướng đẹp thì chân không to, chân to thì mào và sắc lông không đạt.
Vợ chồng chị Huế gom góp vốn liếng trở ra Hưng Yên lần nữa để tuyển chọn mua lại một lứa gà Đông Tảo khác. Với kinh nghiệm đã tích luỹ được, lứa gà mới này nuôi có phần đỡ vất vả hơn, nhưng tỷ lệ đạt tiêu chuẩn gà Đông Tảo vẫn còn rất thấp. Tức mình, hai vợ chồng chị Huế nhờ Hội Nông dân xã đứng ra bảo lãnh vay vốn ngân hàng 90 triệu đồng, lại bay ra Bắc mua giống. Sau nhiều lần “bay vô bay ra” như thế, vợ chồng chị mới có được đàn gà đúng chuẩn như hiện nay.

Chị Huế với con gà Đông Tảo tơ, chân to đúng chuẩn.
Hiện tại, gia đình chị Huế đã xây dựng được gần 20 chuồng theo kiểu bán tự nhiên. Trong chuồng có những cặp gà bố mẹ tuyệt đẹp- chân to, dáng cao, mào đẹp, lông đạt chuẩn. Đặc biệt, trong số đó có một con gà mái tơ có cặp chân khổng lồ, vợ chồng chị Huế nuôi riêng, chăm sóc kỹ để gầy giống. Để phát triển đàn gà, vợ chồng chị Huế mua máy ấp trứng và đầu tư một chuồng chuyên chăm sóc gà con với đầy đủ bóng đèn điện sưởi ấm, máng ăn, nước uống.
Hiện gia đình chị Huế đang nuôi 200 con gà Đông Tảo giống để cung cấp cho người dân địa phương và các tỉnh miền Tây. Mỗi tháng gia đình chị bán từ 400 đến 500 gà con với giá 50.000 đồng/con, gà thịt cũng bán được từ 500 đến 600 con/tháng, thu nhập bình quân khoảng 200 triệu đồng mỗi tháng. Riêng trong dịp tết nguyên đán vừa qua, gia đình chị đã bán được 200 con gà thịt, thu nhập được 150 triệu đồng, trừ các khoản chi phí, còn lãi được khoảng 70 triệu đồng.
Nhờ thu nhập khá cao từ trang trại gà Đông Tảo, đời sống kinh tế của gia đình chị Huế đã ổn định và từng bước phát triển. Ông Đặng Thanh Minh – Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Hà cho biết thêm, hiện tại ở địa phương chỉ duy nhất có vợ chồng chị Huế nuôi được số lượng gà Đông Tảo lớn như thế. Đây là một trong những hộ nông dân điển hình trong việc sử dụng vốn vay của Hội Nông dân để phát triển kinh tế gia đình khá tốt, đúng mục đích và đạt hiệu quả cao.
Trương Dương
Nguồn: Báo Tây Ninh
- chăn nuôi gia súc li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- hội nghị dinh dưỡng li>
- thực phẩm sạch li>
- chế biến sữa li>
- nhà chăn nuôi li>
- cục chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- gà đông tảo li> ul>
- Làm bể bơi cho vịt sinh sản
- Thoát vòng xoáy của thị trường nhờ nuôi lợn đen bản địa
- Triển vọng mô hình nuôi ốc bươu đen ở huyện miền núi Quảng Ngãi
- Cách chăn bò ‘độc lạ’ ở bon Bu Prăng
- Triển vọng từ nuôi vịt công nghệ cao ở Quảng Ngãi
- Mật ong ‘đắng’ từ núi Ngọc Linh
- Sản xuất trứng gà đông trùng hạ thảo-thảo dược: Hướng đi mới của người chăn nuôi Thủ Đô
- Nông dân mang mật ong lên Tiktok
- Long An: Thu nhập ổn định từ nuôi dê
- Hà Giang: Làm giàu từ nuôi gà trống thiến
Tin mới nhất
T7,01/04/2023
- Còn nhiều khó khăn, bất cập trong công tác kiểm soát giết mổ
- Cục Thú y: Cấp giấy chứng nhận xuất khẩu thuốc Thú y cho 33 doanh nghiệp
- Giải pháp ‘gỡ khó’ chăn nuôi: Giảm bớt chi phí và sức ép về thị trường
- Xuất khẩu thịt của Đức giảm 19,3% trong 5 năm qua
- Đặc sản vùng cao thịt bò vàng A Lưới
- Làm bể bơi cho vịt sinh sản
- Thị trường thịt lợn thế giới: Giá tại Mỹ giảm, Trung Quốc tăng nhập khẩu
- Trang trại Bồ câu Quốc Anh: Mô hình kinh tế hiệu quả
- Nhật Bản dỡ bỏ hạn chế cuối cùng đối với thịt bò Canada
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật
- Trang trại Bồ câu Quốc Anh: Mô hình kinh tế hiệu quả
- Anh Phan Văn Sơn với mô hình nuôi le le đạt hiệu quả
- Quảng Ninh: Nông dân nuôi vịt kiếm tiền tỷ mỗi tháng nhờ chuyển đổi số
- Nông dân xuất khẩu trứng cút ra thị trường thế giới
- Thu nhập trên 5 tỉ đồng mỗi năm nhờ sáng tạo nuôi loài đặc sản núi rừng
- Anh Nguyễn Khắc Huân (Hà Tĩnh): Mở đường nâng tầm sản phẩm nhung hươu
- Trở thành tỷ phú từ chăn nuôi heo
- Khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi chim cu gáy Pháp
- Làm bể bơi cho vịt sinh sản
- Thoát vòng xoáy của thị trường nhờ nuôi lợn đen bản địa
- Triển vọng mô hình nuôi ốc bươu đen ở huyện miền núi Quảng Ngãi
- Cách chăn bò ‘độc lạ’ ở bon Bu Prăng
- Triển vọng từ nuôi vịt công nghệ cao ở Quảng Ngãi
- Mật ong ‘đắng’ từ núi Ngọc Linh
- Sản xuất trứng gà đông trùng hạ thảo-thảo dược: Hướng đi mới của người chăn nuôi Thủ Đô
- Nông dân mang mật ong lên Tiktok
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất