Qua quá trình nghiên cứu, đề tài “Giải pháp phát triển bền vững đàn heo tại tỉnh Hậu Giang” đã đề xuất quy trình chăn nuôi heo hiệu quả, phù hợp với điều kiện sản xuất và phát triển của đàn heo trên địa bàn tỉnh.
Kết quả đề tài là trợ lực cho người chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh.
Từ nỗi lo dịch tả heo châu Phi…
Theo báo cáo, trong 6 tháng đầu năm, đàn heo của tỉnh đạt 145.890 con; toàn tỉnh xảy ra 1 ổ dịch tả heo châu Phi trên đàn heo có 66 con ở huyện Châu Thành A. Bước sang tháng 7, tỉnh xuất hiện thêm 3 ổ dịch tại thành phố Vị Thanh, với tổng số 145 con heo. Nhiều năm qua, dịch bệnh này vẫn luôn là một “nỗi lo” lớn đối với người chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh.
Trong giai đoạn 2018-2023, dịch tả heo châu Phi đã ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và cơ cấu đàn heo của tỉnh. Nếu như trước năm 2018, mật độ chăn nuôi heo tại tỉnh dao động từ 10-100 con/km2, thì đến đỉnh dịch vào năm 2019, mật độ chăn nuôi heo đã giảm xuống còn dưới 10 con/km2, với tất cả các huyện, thị, thành phố đều có tỷ lệ ghi nhận dịch là 100%. Dịch tả heo châu Phi đã gây nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi heo, ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp tỉnh.
Theo ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Những năm 2018, 2019, khi dịch tả heo châu Phi xảy ra tại tỉnh đã làm tiêu hủy hơn 55.000 con heo. Tỉnh phải bỏ ra nguồn ngân sách lớn để hỗ trợ thiệt hại cho người dân. Tăng trưởng ngành nông nghiệp cũng vì vậy mà suy giảm”. Từ năm 2020 đến nay, tuy đàn heo đã có xu hướng tăng dần, nhưng nguy cơ từ dịch tả heo châu Phi vẫn còn tiềm ẩn.
Trước thực trạng trên, năm 2021, tỉnh đã triển khai đề tài “Giải pháp phát triển bền vững đàn heo tại tỉnh Hậu Giang”, do PGS.TS Trần Ngọc Bích làm chủ nhiệm, Trường Đại học Cần Thơ là tổ chức chủ trì. Đề tài được kỳ vọng sẽ xây dựng biện pháp phòng và trị bệnh dịch tả heo châu Phi phù hợp với điều kiện thực tế của Hậu Giang. Từ đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm từ con heo tại tỉnh.
Đến giải pháp để đàn heo phát triển bền vững
Triển khai đề tài, ban chủ nhiệm đã tổng quan về tình hình, điều kiện chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh.
Kết quả điều tra cho thấy, chăn nuôi quy mô nhỏ chiếm tỷ lệ cao nhất với 67,22%. Cơ cấu đàn phổ biến nhất là chăn nuôi heo kết hợp sinh sản và lấy thịt, với tỷ lệ 67,79%. Có 58,89% số hộ chăn nuôi heo có khoảng cách từ khu chăn nuôi đến đường giao thông chính dưới 1km. Hầu hết người dân có chuồng nuôi heo chắc chắn, có ý thức về dịch bệnh và xử lý dịch bệnh, với 90,56% hộ chăn nuôi tiêm phòng vắc-xin cho đàn heo.
Đề tài cũng chỉ ra, bệnh dịch tả heo châu Phi tại tỉnh phụ thuộc vào các yếu tố như: nguồn gốc con giống, thức ăn, hệ thống chăn nuôi, con người và khoảng cách với đường giao thông chính, chợ, trại khác,… Với phương pháp realtime PCR, đề tài phát hiện vi-rút dịch tả heo châu Phi lưu hành trên 22,91% mẫu giám sát được lấy trên địa bàn tỉnh, chủng này có cùng phân nhánh với các chủng vi-rút dịch tả heo châu Phi đang lưu hành ở đồng bằng sông Cửu Long cũng như cả nước.
Trên cơ sở đó, đề tài đã tạo bản đồ dịch tễ bệnh dịch tả heo châu Phi tỉnh Hậu Giang. Ban hành sổ tay hướng dẫn và xây dựng quy trình chăn nuôi heo an toàn sinh học và phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm trên đàn heo. Đưa ra các giải pháp kỹ thuật xây dựng, phát triển mô hình chăn nuôi heo đảm bảo an toàn sinh học, theo hướng hiện đại, bền vững. Đề xuất giải pháp quản lý nhà nước hiệu quả trong phòng, chống dịch tả heo châu Phi và các bệnh truyền nhiễm khác trên đàn heo tại tỉnh.
Theo TS. Nguyễn Văn Quyên, Trưởng khoa Nông nghiệp, Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật thành phố Cần Thơ: “Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa thực tiễn cao, có thể ứng dụng rộng rãi trong ngành chăn nuôi heo tại các nông hộ trên địa bàn tỉnh”. Qua đó, giúp người chăn nuôi heo có thêm kiến thức phòng, chống dịch tả heo châu Phi và các dịch bệnh khác một cách hiệu quả, giúp đàn heo của tỉnh phát triển bền vững hơn.
ĐANG THƯ
Nguồn: Báo Hậu Giang
- người chăn nuôi heo li> ul>
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Dịch tả lợn châu Phi càn quét miền Bắc Italy
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- Quản lý sự biến động dinh dưỡng của nguyên liệu trong công thức thức ăn
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Thị trường thịt bò các nước Nam Mỹ 7 tháng đầu năm 2024
- Ninh Thuận: Ngăn chặn và xử lý khẩn cấp dịch tả lợn châu Phi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 02/10/2024
- Axit glutamic có thể tăng cường hiệu suất của chế độ ăn ít protein
- Các loại tinh bột và ảnh hưởng của chúng trong ép viên
Tin mới nhất
T5,03/10/2024
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Dịch tả lợn châu Phi càn quét miền Bắc Italy
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- Quản lý sự biến động dinh dưỡng của nguyên liệu trong công thức thức ăn
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Thị trường thịt bò các nước Nam Mỹ 7 tháng đầu năm 2024
- Ninh Thuận: Ngăn chặn và xử lý khẩn cấp dịch tả lợn châu Phi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 02/10/2024
- Axit glutamic có thể tăng cường hiệu suất của chế độ ăn ít protein
- Các loại tinh bột và ảnh hưởng của chúng trong ép viên
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất