Giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) thế giới tháng 10/2020 tăng so với tháng trước đó và cùng tháng năm ngoái, do sản lượng giảm bởi thời tiết khô hạn tại một số nước trồng trọng điểm và nhu cầu Trung Quốc tăng mạnh. Tuy nhiên, mức tăng bị hạn chế bởi các trường hợp nhiễm Covid-19 trên toàn cầu và căng thẳng Mỹ – Trung Quốc gia tăng. Trái với xu hướng thế giới, giá TĂCN & NL trong nước tháng 10/2020 duy trì ổn định.
Giá TĂCN & NL thế giới tháng 10/2020 tăng tháng thứ 5 liên tiếp so với tháng trước đó và tăng so với cùng tháng năm ngoái. Nguyên nhân chính do nhu cầu toàn cầu tăng, đặc biệt là nhu cầu từ Trung Quốc tăng mạnh, điều kiện thời tiết khô tại Nga, Mỹ và Argentina ảnh hưởng đến năng suất cây trồng ngô, đậu tương và lúa mì tại khu vực này. Cùng với đó là, ngành chăn nuôi của Trung Quốc – nước tiêu thụ TĂCN & NL hàng đầu thế giới – dần hồi phục sau dịch tả lợn Châu Phi đã khiến hơn 1/2 số lượng đàn lợn của nước này bị tiêu hủy, đẩy nhu cầu TĂCN & NL tăng và hỗ trợ giá.
Ngô: Trong tháng 10/2020, giá ngô tại Chicago ở mức 161,3 USD/tấn, tăng 1,96% so với tháng 9/2020 song giảm 3,5% so với tháng 10/2019. Trong phiên ngày 1/10/2020, giá ngô đạt 3,82-3/4 USD/bushel (179,92 USD/tấn) – cao nhất 7 tháng. Nguyên nhân chính là do nhu cầu từ Trung Quốc tăng, giá dầu thô tăng mạnh khiến nhu cầu ethanol sản xuất từ ngô tăng.
Lúa mì: Giá lúa mì đồng loạt tăng tại thị trường Chicago, EU và Nga, do nguồn cung toàn cầu suy giảm bởi thời tiết khô tại Nga, Mỹ và Argentina, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng lúa mì. Trên sàn Chicago, giá lúa mì trong tháng 10/2020 tăng 0,87% so với tháng 9/2020 và tăng 2,98% so với tháng 10/2019 lên 219,2 USD/tấn. Trong phiên ngày 19/10/2020, giá lúa mì kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn Chicago đạt 6,33 USD/bushel (232,7 USD/tấn) – cao nhất gần 6 năm. Đồng thời, giá xuất khẩu lúa mì loại 12,5% protein của Nga kỳ hạn tháng 10/2020 trong tuần tính đến ngày 16/10/2020 tăng 6 USD lên 251 USD/tấn, FOB, do thời tiết khô tại một số khu vực trồng lúa mì trọng điểm, nhu cầu xuất khẩu tăng cao và đồng RUB suy yếu. Giá lúa mì kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn Euronext (Pháp) tăng 3 euro (tương đương 1,4%) lên 212 euro (249,8 USD)/tấn – cao nhất hơn 2 năm, do điều kiện thời tiết khô tại một số nước xuất khẩu lúa mì chủ yếu đẩy giá tăng.
Đậu tương: Cùng với xu hướng giá ngô và lúa mì, giá đậu tương trên sàn Chicago trong tháng 10/2020 tăng 0,31% so với tháng 9/2020 và tăng 1,53% so với tháng 10/2019 lên 387,5 USD/tấn. Nguyên nhân chính do thời tiết khô tại một số khu vực Trung Tây Mỹ và nhu cầu của Trung Quốc – nước tiêu thụ TĂCN hàng đầu thế giới – tăng mạnh.
Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc trong tháng 9/2020 tăng lên 9,79 triệu tấn, tăng 1,9% so với 9,6 triệu tấn tháng 8/2020 và tăng 19% so với 8,2 triệu tấn tháng 9/2019. Tính chung, trong 9 tháng đầu năm 2020 nhập khẩu đậu tương Trung Quốc đạt 74,53 triệu tấn, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tồn trữ đậu tương của nước này tính đến ngày 11/10/2020 đạt 71,2 triệu tấn. Trung Quốc đã đăng ký mua 1 khối lượng lớn đậu tương Mỹ giao trong năm marketing (từ tháng 9/2020 đến tháng 8/2021), một phần đáp ứng cam kết theo thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung Quốc giai đoạn 1 đã ký vào tháng 1/2020.
Sản lượng đậu tương Trung Quốc năm 2020 sẽ đạt 17,5 triệu tấn, không thay đổi so với ước tính tháng trước đó, song giảm 3,3% so với năm 2019, trong khi khối lượng đậu tương nghiền ở mức 99 triệu tấn. Tiêu thụ đậu tương của Trung Quốc sẽ tăng đều đặn và tiếp tục phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu trong 10 năm tới.
Nhập khẩu đậu tương Trung Quốc trong năm 2021 dự báo sẽ đạt 96 triệu tấn, tăng lên 96,62 triệu tấn năm 2025 và 99,52 triệu tấn năm 2029. Trung Quốc là nước mua và tiêu thụ đậu tương lớn nhất thế giới, thường nhập khẩu hàng triệu tấn đậu tương mỗi năm để nghiền thành khô đậu tương làm thức ăn chăn nuôi.
Khô đậu tương: Giá khô đậu tương tại thị trường Chicago trong tháng 10/2020 tăng 0,81% so với tháng 9/2020 và tăng 6,04% so với tháng 10/2019 lên 362,4 USD/tấn, do nhu cầu toàn cầu tăng mạnh, đặc biệt từ Trung Quốc – nước có sản lượng khô đậu tương dự kiến đứng đầu thế giới năm 2020 (74 triệu tấn) và hầu như không nhập khẩu, đứng thứ hai là Mỹ đạt 45,8 triệu tấn. Trong khi đó, Việt Nam đứng thứ 2 thế giới sau EU-27 (18,75 triệu tấn) về nhập khẩu khô đậu tương và dự kiến đạt 5,35 triệu tấn trong năm 2020. Tồn trữ khô đậu tương của Trung Quốc tính đến ngày 11/10/2020 đạt 994.500 tấn, giảm từ mức cao kỷ lục 1,27 triệu tấn tính đến cuối tháng 8/2020.
Bột cá: Giá bột cá tại thị trường Peru trong tháng 10/2020 tăng 0,14% so với tháng 9/2020 và tăng 9,97% so với tháng 10/2019, lên 1.495,6 USD/tấn. Nguyên nhân chính do nhu cầu bột cá tăng mạnh trở lại sau dịch tả lợn châu Phi, song sản lượng giảm.
Cung – cầu: Làn sóng nhiễm Covid-19 thứ 2 trên toàn cầu, đặc biệt tại Mỹ và châu Âu và căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc gia tăng, khiến nhu cầu TĂCN & NL suy giảm. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu sản phẩm chăn nuôi ngày càng gia tăng, cũng như cam kết trong thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung Quốc đã ký hồi tháng 1/2020, Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu đậu tương và ngô Mỹ có giá cạnh tranh hơn thay vì nhập khẩu từ Brazil. Trong khi đó, thời tiết khô hạn tại Nga, Mỹ và Argentina… ảnh hưởng đến năng suất cây trồng lúa mì, kéo sản lượng giảm và tác động đến nguồn cung lúa mì toàn cầu. Đồng thời, cây trồng đậu tương và ngô tại Argentina – nước xuất khẩu ngô và đậu tương lớn thứ 3 thế giới – cũng bị ảnh hưởng bởi thời tiết khô.
Dự báo: Giá TĂCN & NL thế giới tháng 11/2020 sẽ giảm do nhu cầu suy giảm, đặc biệt là Trung Quốc.
VŨ LANH
Trung tâm TT CN&TM
- tacn li>
- thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
CN,17/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất