Vốn đầu tư ban đầu ít, dễ chăm sóc, phù hợp với quy mô chăn nuôi gia đình, mang lại thu nhập ổn định cho người dân; những năm gần đây, phong trào nuôi dê trên địa bàn huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An phát triển. Từ mô hình này, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Mô hình nuôi dê thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao
Trước đây, gia đình anh Nguyễn Hồ Trúc Minh, ở ấp Trị Yên, xã Tân Kim nuôi gà, vịt nhưng xảy ra dịch bệnh, giá cả bấp bênh nên từ năm 2012, từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội, anh đầu tư nuôi dê sinh sản.
Anh Minh chia sẻ: Dê dễ nuôi, dễ chăm sóc, người nuôi có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi, tìm lá cây, cỏ, cây tạp làm thức ăn. Trung bình 1 con dê mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 2-3 con, nuôi khoảng 6 tháng đạt 25-35kg là có thể bán.
Muốn nuôi dê hiệu quả phải phòng bệnh tốt, ngoài tiêm phòng đầy đủ thì chuồng trại lúc nào cũng phải thoáng, sạch sẽ, được khử trùng thường xuyên.
Từ vài con ban đầu, đến nay, đàn dê của gia đình anh phát triển đến 30 con, mỗi năm, anh thu lãi từ 50-60 triệu đồng. Năm 2015, gia đình anh Minh vươn lên thoát nghèo.
Nhận thấy hiệu quả của mô hình này, Hội Nông dân huyện Cần Giuộc thực hiện dự án nuôi dê sinh sản cho 16 hộ tham gia vay vốn với số tiền 442 triệu đồng để nhân rộng mô hình./.
Phương Cảnh – Thất Huy
Nguồn: Báo Long An
- chăn nuôi gia súc li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- hội nghị dinh dưỡng li>
- thực phẩm sạch li>
- chế biến sữa li>
- nhà chăn nuôi li>
- cục chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li> ul>
- Đánh giá sự tiêu hoá dưỡng chất biểu kiến của khẩu phần sử dụng đậu nành hạt và đậu nành trích ly ở gà Sao
- Ninh Thuận: Hướng tới đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính
- ILDEX INDONESIA 2023: Sự kết hợp triển lãm thương mại ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản
- Tạo thuận lợi cho chăn nuôi khép kín, hiện đại
- Nghề nuôi trai lấy ngọc ở Khánh Hòa: Bền vững, hiệu quả nhờ cải tiến phương pháp nuôi
- Tự chủ nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
- Một số bệnh trên lợn và vacxin HANVET mới sản xuất
- Nuôi 600 con chim câu cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm
- Xuất khẩu thịt lợn của Nga sang Việt Nam tăng mạnh
- Hàng trăm cơ sở chăn nuôi ở Đồng Nai chưa có thủ tục môi trường
Tin mới nhất
T5,21/09/2023
- Đánh giá sự tiêu hoá dưỡng chất biểu kiến của khẩu phần sử dụng đậu nành hạt và đậu nành trích ly ở gà Sao
- Ninh Thuận: Hướng tới đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính
- ILDEX INDONESIA 2023: Sự kết hợp triển lãm thương mại ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản
- Tạo thuận lợi cho chăn nuôi khép kín, hiện đại
- Nghề nuôi trai lấy ngọc ở Khánh Hòa: Bền vững, hiệu quả nhờ cải tiến phương pháp nuôi
- Tự chủ nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
- Một số bệnh trên lợn và vacxin HANVET mới sản xuất
- Nuôi 600 con chim câu cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm
- Xuất khẩu thịt lợn của Nga sang Việt Nam tăng mạnh
- Hàng trăm cơ sở chăn nuôi ở Đồng Nai chưa có thủ tục môi trường
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất