Nhiều năm về trước, ông Nguyễn Văn Hiếu (68 tuổi ở TP. Cần Thơ) từng phải bán gần hết đất vì nuôi heo thua lỗ. Ở tuổi xế chiều, lão nông này bỗng phất lên nhờ nghề nuôi dúi.
2 trang trại dúi ở TP.Cần Thơ và TP.Hồ Chí Minh có tổng quy mô hơn 1.000 m2 với khoảng 1.200 con mang về thu nhập cho ông Hiếu trên 1 tỉ đồng mỗi năm.
Giá thịt dúi tại Cần Thơ dao động từ 800.000- 1 triệu đồng/kg. Ảnh: Hồ Thảo
Ông Hiếu chia sẻ, trước khi bén duyên với nghề nuôi dúi, ông nuôi heo và thua lỗ nên phải bán hơn 1 hecta đất vườn để trả nợ. Sau đó, ông chuyển sang làm nhân viên cho siêu thị.
Trong một lần tình cờ được công ty tổ chức cho đi du lịch ở miền Bắc, vô tình nếm được món thịt dúi thơm ngon, giá lại cao. Nhận thấy đây là loài vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, vốn có máu đam mê chăn nuôi sẵn trong người, lão nông này không chần chừ, gom góp hết số tiền mang theo mua 18 con dúi giống về nuôi.
Cũng từ nghề nuôi dúi mà ông Hiếu có tiền mua được 1 mảnh đất xây 50 căn nhà trọ, đầu tư mở thêm trại giống nên người xung quanh gọi ông là “tỉ phú nuôi dúi”.
Theo chia sẻ của ông Hiếu, dúi là loài dễ nuôi, không lo hao hụt, bởi cơ thể chúng có sức đề kháng cao. Thức ăn của dúi là tre, bắp, mía. Mỗi ngày ông Hiếu chỉ cho dúi ăn một lần, nên đỡ công chăm sóc lại ít tốn kém. Mỗi năm dúi sinh sản từ 2-3 lần, mỗi lần đẻ 2-3 con.
Từ khi phối giống đến 60 ngày sau thì dúi mẹ sinh con. Dúi con nuôi tầm 10 tháng đạt trọng lượng từ 1,5 kg trở lên là có thể xuất bán. Giá bán dúi giống dao động từ 700.000 – 1, triệu đồng/con tùy loại. Dúi có da dày, thịt thơm ngon giàu chất đạm nên được thu mua với giá cao từ 800.000 – 1 triệu đồng/kg.
Mỗi ngày ông Hiếu cho dúi ăn 1 lần mỗi con ăn từ 5-10 hạt bắp. Ảnh: Hồ Thảo
“Một con dúi ăn một ngày từ 5-10 hạt bắp, trung bình, tiền thức ăn cho một con dúi chưa tới 50.000 đồng/năm. Quan trọng giữ chuồng trại khô thoáng, sạch sẽ mỗi tuần làm vệ sinh một lần. Phân dúi có thể đem bán hoặc tận dụng để bón cây rất tốt”- ông Hiếu tiết lộ.
Phân dúi ông Hiếu dùng để bón nha đam. Ảnh: Hồ Thảo
Cũng theo ông Hiếu những năm đầu, ông gặp không ít khó khăn từ áp lực gia đình can ngăn, chuồng trại cũng chưa có chỉ làm đơn sơ tạm bợ. Lúc bấy giờ, kinh tế cũng còn hạn chế, nên lão nông này đến những vựa mía xin ngọn về làm thức ăn cho dúi, phân dúi ông Hiếu dùng để bón cho vườn nha đam để bán kiếm thêm thu nhập.
Cũng theo tỉ phú U70, dúi là loài động vật hoạt động về đêm nên làm chuồng phải kín tránh ánh sáng, nền chuồng cán bằng xi măng vì dúi thích đào hang giống chuột. Chuồng dúi không cho mèo vào, vì mèo thích ăn thịt dúi.
Anh Phan Minh Hùng (quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) thổ lộ: “Tôi nghĩ dúi là loài dễ nuôi, giá thị trường lại cao. Nên hôm nay tôi đến trại dúi của chú Hiếu để học hỏi kinh nghiệm và sau đó mua 3 con dúi đực với 7 con cái về làm giống, mong thành công như chú Hiếu”.
Ông Phạm Văn Thịnh – Chủ tịch Hội Nông dân phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ – cho biết: Mô hình nuôi dúi của hộ ông Nguyễn Văn Hiếu được hình thành và phát triển hơn 10 năm nay đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hội Nông dân TP.Cần Thơ cũng đã hỗ trợ giới thiệu mô hình nuôi dúi của ông Hiếu trên trang thông tin điện tử nên có nhiều đoàn từ các tỉnh: Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp… đến thăm quan và học hỏi, mua giống.
“Thời gian tới, Hội Nông dân phường Long Hòa tiếp tục tổ chức nhiều lớp học về kỹ thuật nuôi dúi, để nhân rộng mô hình này” – ông Thịnh thông tin.
HỒ THẢO
Nguồn: Lao Động
- kỹ thuật nuôi dúi li>
- nuôi dúi li>
- mô hình nuôi dúi li> ul>
- Kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc 7 tháng đầu năm 2022 tăng 4,9%
- Xuất khẩu thịt heo 6 tháng đầu năm 2022 tăng trưởng 3 con số
- Cargill Việt Nam nhận hai giải thưởng uy tín về sáng kiến phát triển bền vững và nơi làm việc tốt nhất
- Thoát nghèo nhờ mô hình nuôi trùn quế
- ‘Địa chỉ vàng’ của các nhà đầu tư chăn nuôi công nghệ cao
- Trứng gà tại Trung Quốc đội giá 30% do nắng nóng kỷ lục
- Ngày hội việc làm VNUA: hơn 3.000 cơ hội việc làm cho sinh viên
- Kinh nghiệm và giải pháp của Đan Mạch trong sản xuất nông nghiệp và thực phẩm bền vững
- 7 tháng năm 2022: Nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi lên tới 3,1 tỷ USD
- Xây dựng bản đồ dịch để tiêm vacxin đón đầu ở các ‘điểm nóng’
Tin mới nhất
T5,18/08/2022
- Kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc 7 tháng đầu năm 2022 tăng 4,9%
- Xuất khẩu thịt heo 6 tháng đầu năm 2022 tăng trưởng 3 con số
- Cargill Việt Nam nhận hai giải thưởng uy tín về sáng kiến phát triển bền vững và nơi làm việc tốt nhất
- Thoát nghèo nhờ mô hình nuôi trùn quế
- ‘Địa chỉ vàng’ của các nhà đầu tư chăn nuôi công nghệ cao
- Trứng gà tại Trung Quốc đội giá 30% do nắng nóng kỷ lục
- Ngày hội việc làm VNUA: hơn 3.000 cơ hội việc làm cho sinh viên
- Kinh nghiệm và giải pháp của Đan Mạch trong sản xuất nông nghiệp và thực phẩm bền vững
- 7 tháng năm 2022: Nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi lên tới 3,1 tỷ USD
- Xây dựng bản đồ dịch để tiêm vacxin đón đầu ở các ‘điểm nóng’
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
Bình luận mới nhất