Đội Quản lý thị trường số 2 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang đã kiểm tra 05 cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi, lấy 10 mẫu thức ăn chăn nuôi thử nghiệm chất lượng; kết quả, phát hiện nhiều mẫu giả, không đảm bảo chất lượng, đã thu phạt gần 100 triệu đồng.
Đoàn kiểm tra Đội Quản lý thị trường số 2 lấy mẫu thức ăn chăn nuôi gửi thử nghiệm chất lượng
Căn cứ kết quả thực hiện biện pháp nghiệp vụ quản lý địa bàn và theo đề xuất của công chức được phân công nhiệm vụ; trong tháng 5 và 6/2024, Đội Quản lý thị trường số 2 phối hợp với Phòng Kinh tế thành phố Gò Công kiểm tra đột xuất tại 05 cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn quản lý. Đoàn kiểm tra đã lấy 10 mẫu thức ăn chăn nuôi gửi thử nghiệm chất lượng. Qua đó, phát hiện 06 mẫu vi phạm với 03 mẫu là hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng và 03 mẫu có chất lượng không phù hợp so với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng.
Qua phân tích, đánh giá chất lượng, các mẫu vi phạm là dạng thức ăn bổ sung, công bố nhiều hàm lượng dinh dưỡng, vitamin. Đặc biệt, có những mẫu công bố rất nhiều vitamin nhưng kết quả thử nghiệm không phát hiện chỉ tiêu này; có mẫu phát hiện vi phạm cả 06 chỉ tiêu (chất béo, Lysine, Methionine, Threonine, Tryptophan, Phốt pho) chỉ đạt từ 19% đến 71% so với mức công bố.
Đội Quản lý thị trường số 2 tiến hành thẩm tra, xác minh, lập Biên bản vi phạm và trong tháng 6, 7/2024, Đội trưởng đã ban hành Quyết định xử phạt hành chính đối với 04 cơ sở vi phạm với số tiền gần 100 triệu đồng. Đến nay, các cơ sở này đã chấp hành xong quyết định.
Thông qua công tác kiểm tra, xử lý, công chức Đội Quản lý thị trường số 2 tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật liên quan và cho các cơ sở này ký cam kết không mua bán hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng nhằm góp phần bảo vệ người dân trong hoạt động chăn nuôi.
Nguồn: Báo Công thương
- thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Năm Tỵ về Vĩnh Sơn xem nuôi rắn
- AChaupharm: Giải mã bệnh CRD trên gia cầm
- Premier Tech: Thúc đẩy ngành chăn nuôi Việt Nam tiến lên- “Năm mới – Tầm nhìn mới”
- Sau dịch tả lợn châu Phi (ASF) và Covid – 19: Ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam cần làm gì?
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Phản biện chính sách vì quyền, lợi ích hợp pháp của người chăn nuôi và doanh nghiệp
- Điểm nhấn ngành chăn nuôi năm 2024
- Inforgraphics toàn cảnh ngành chăn nuôi Việt Nam năm 2024
- Chiến lược dinh dưỡng để duy trì năng suất cao cho gia súc và gia cầm trong mùa lạnh
- Hà Tĩnh: Giá lợn tăng cao, người chăn nuôi phấn khởi xuất ra thị trường Tết
- Cục Chăn nuôi đề nghị áp thuế nhập khẩu 1% cho khô dầu đậu tương
Tin mới nhất
T6,24/01/2025
- Năm Tỵ về Vĩnh Sơn xem nuôi rắn
- AChaupharm: Giải mã bệnh CRD trên gia cầm
- Premier Tech: Thúc đẩy ngành chăn nuôi Việt Nam tiến lên- “Năm mới – Tầm nhìn mới”
- Sau dịch tả lợn châu Phi (ASF) và Covid – 19: Ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam cần làm gì?
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Phản biện chính sách vì quyền, lợi ích hợp pháp của người chăn nuôi và doanh nghiệp
- Điểm nhấn ngành chăn nuôi năm 2024
- Inforgraphics toàn cảnh ngành chăn nuôi Việt Nam năm 2024
- Chiến lược dinh dưỡng để duy trì năng suất cao cho gia súc và gia cầm trong mùa lạnh
- Hà Tĩnh: Giá lợn tăng cao, người chăn nuôi phấn khởi xuất ra thị trường Tết
- Cục Chăn nuôi đề nghị áp thuế nhập khẩu 1% cho khô dầu đậu tương
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất