Tiết kiệm chi phí xây dựng chuồng mang thai thông qua cách thức vận hành từ khâu thiết kế - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Tiết kiệm chi phí xây dựng chuồng mang thai thông qua cách thức vận hành từ khâu thiết kế

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp, việc nắm rõ cách thức vận hành trại có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí xây dựng trại. Cách bố trí lợn từ lúc phối đến khi chuyển lên đẻ có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí xây dựng chuồng mang thai. Vì thế, việc áp dụng cách bố trí lợn ngay từ giai đoạn bắt đầu thiết kế chuồng trại sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí trong việc xây trại. Ngoài ra, việc thiết kế chuồng mang thai không tốt cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chi phí nhân công.

    Cách thứ bố trí lợn trong trại

     

    Trong bài viết này, tôi sẽ đề cập đến 2 vấn đề:

     

    • Tiết kiệm chi phí xây chuồng mang thai thông qua cách thức sắp xếp lợn từ lúc phối đến khi chuyển đẻ.
    • Thiết kế chuồng mang thai cần tiết kiệm được công lao động mà vẫn đảm bảo năng suất chăn nuôi cao; đảm bảo thuận tiện và dễ dàng cho người sử dụng.

     

    1. Tiết kiệm chi phí xây chuồng mang thai thông qua cách thức sắp xếp lợn từ khi phối đến khi chuyển đẻ

     

    Trong chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp, việc phối giống thường được áp dụng theo nhóm, mà phổ biến nhất hiện nay là nhóm phối 1 tuần. Việc phối giống 2 tuần một lần hay 3 tuần một làm cũng có áp dụng nhưng không phổ biến và chỉ thường áp dụng cho các trại có quy mô nhỏ từ 600 nái trở xuống. Và lợn từ khi phối giống đến trước khi chuyển đẻ thường được bố trí theo hình chữ Z trong nhà mang thai để dễ quản lý, theo dõi. Trong mô hình bố trí lợn theo hình chữ Z, có 02 cách bố trí:

     

    Cách 1: Bố trí lợn theo hình chữ Z xuyên suốt từ khi phối đến khi chuyển đẻ.

     

    Ưu điểm: Không gây nhiều strees cho lợn do ít chuyển lợn hơn và ít tốn công lao động hơn.

     

    Hạn chế:

     

    • Tốn nhiều ô chuồng và thậm chí bỏ trống ô chuồng nếu lợn lên giống lại hoặc sảy thai.
    • Khó vệ sinh ô chuồng do không được trống liên tục khi chuyển lên đẻ.

     

    Ví dụ: Trại lợn có quy mô 1,200 nái và có 54 ô đẻ / tuần. Tỷ lệ đẻ là 85%. Vậy số nái cần phối cho mỗi tuần là 54 : 85% = 64 nái. Như vậy số ô chuồng cá thể cần cho cách bố trí này là 64 x 17 tuần = 1,088 ô.

     

    Cách 2: Bố trí theo hình chữ Z nhưng chia làm 02 giai đoạn: Giai đoạn mang thai sớm (phối đến 5 tuần mang thai) và giai đoạn mang thai muộn (Tuần mang thai thứ 6 đến khi chuyển đẻ).

     

    Ưu điểm:

     

    • Tiết kiệm được ô chuồng nuôi.
    • Dễ vệ sinh chuồng trại do trống liên tục khi chuyển lợn lên đẻ.

     

    Hạn chế: Gây stress cho lợn hơn so với cách 1. Tuy nhiên, trong thực tế không ảnh hưởng gì nhiều đến năng suất.

     

    Ví dụ: Trại lợn có quy mô 1,200 nái và có 54 ô đẻ / tuần. Tỷ lệ đậu thai lúc 4 tuần là 90% và tỷ lệ đẻ là 85%. Vậy số nái cần phối cho mỗi tuần là 54 : 85% = 64 nái, số nái mang thai sau 4 tuần là 64 x 90% = 58 nái. Như vậy số ô chuồng cá thể cần cho cách bố trí này là (64 x 6 tuần) + (58 x 11 tuần) = 1,022 ô.

     

    Vậy so sánh giữa 2 cách bố trí lợn, ta thấy cách thứ 2 tiết kiệm được 66 ô cá thể.

     

    Như vậy, trong thiết kế chuồng mang thai chúng ta cần phải thiết kế:

     

    • Khu vực phối giống: Tương ứng cho 01 tuần (số lượng ô cá thể thường bằng hoặc nhỏ hơn số lượng nái cần phối cho 1 tuần (hoặc 01 nhóm)).

     

    • Khu vực mang thai giai đoạn sớm: Tương ứng cho 05 tuần (số lượng ô cá thể bằng với số lượng nái cần phối cho 1 tuần (hoặc 1 nhóm) x 5 tuần).

     

    • Khu vực mang thai giai đoạn muộn: Tương ứng cho 11 tuần (số lượng ô cá thể bằng số lượng nái phối cho 1 tuần (hoặc 1 nhóm) x 90% x 11 tuần).

     

    • Ngoài ra, cần thiết kế một số ô nuôi nhóm để xử lý nái có vấn đề hay cái hậu bị.

     

    Trong cả 2 cách, sau khi phối giống xong tại khu vực phối thì lợn được chuyển về cố định theo từng tuần phối.

     

    Đối với cách 1: Lợn sẽ được bố trí liên tục từ tuần số 1 đến tuần số 16 theo hình chữ Z. Vì thế sau khi phối cho đến khi đạt 16 tuần mang thai, con nái nào lên giống lại hay sảy thai thì sẽ được chuyển về khu phối giống. Cũng như tại thời điểm 30 ngày mang thai khi tiến hành khám thai, những con lợn nghi ngờ không mang thai cũng sẽ được chuyển về khu phối giống. Vì vậy, những con chuyển đi sẽ tạo ra ô trống cho tuần đó và nó duy trì cho đến khi lợn nái của tuần đó chuyển hết lên chuồng đẻ. Chưa nói trong sản xuất, có con nái lên giống sớm nhưng kết thúc muộn, mà khi chuyển đẻ thì dựa vào ngày phối nên các ô nái chuyển lên đẻ sẽ không được trống liên tục nên sẽ khó vệ sinh nếu không thực hiện sắp xếp lại lợn.

     

    Đối với cách 2: Lợn sẽ được bố trí liên tục từ tuần số 1 đến tuần số 5 (khu vực mang thai sớm). Những con lên giống lại hay không mang thai cũng được chuyển trở lại khu vực phối. Từ tuần số 6 đến tuần 16 (khu vực mang thai muộn), cũng được bố trí theo hình chữ Z nhưng là những con đã được khám thai và chắc chắn mang thai. Vì vậy chỉ có những trường hợp nái bị sảy thai hay khô thai thì mới tạo ra ô trống mà thôi. Nhưng số này thường không nhiều.

     

    2. Thiết kế chuồng mang thai cần tiết kiệm được công lao động mà vẫn đảm bảo năng suất

    Như chúng ta đã biết, năng suất của trại nái phụ thuộc rất lớn vào công tác quản lý, chăm sóc, theo dõi lên giống và phối giống. Vậy thiết kế chuồng mang thai để làm sao vừa nâng cao năng suất, vừa tiết kiệm được công lao động cũng như vận hành dễ dàng. Để làm được việc này, chúng ta cần phải hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc lên giống và phối giống. Để nái lên giống tốt, chúng ta cần đảm bảo các yếu tố sau:

     

    • Chế độ ánh sáng: Thời gian chiếu sáng cho nái cần đảm bảo từ 16 – 18 giờ mỗi ngày. Vì vậy, trong thiết kế chuồng trại cho khu vực phối, chúng ta cần lắp đặt hệ thống chiếu sáng bằng đèn tuýp 1,2 mét cho toàn bộ chiều dài của khu vực phối và cần lắp đặt hệ thống hẹn giờ loại 24 giờ (timer) và cài tự động bật sáng từ lúc 6h sáng đến lúc 20h tối. Với những ô hậu bị nuôi nhóm để phối, chúng ta cũng cần lắp đèn và timer tư tượng như khu phối.

     

    • Chế độ ăn: Khu vực phối giống, măng ăn cần được thiết kế là sao cho lúc nào cũng có thức ăn vì nái sau khi cai sữa chuyển về chuồng mang thai cần cho ăn tự do và ăn loại thức ăn của nái nuôi con. Với những ô hậu bị nuôi nhóm để phối giống cũng vậy.

     

    • Chế độ nọc: Cần đưa nọc đi để kiểm tra lên giống và phối giống mỗi ngày 2 lần. Nọc phải tiếp xúc được mũi với mũi. Với khu vực phối giống thì cần làm vách ngăn mỗi 5 ô một. Và sử dụng ít nhất 02 nọc trong quá trình giống.

     

    Như vậy, trong công tác thiết kế ngoài việc giảm nhân công lao động thông qua việc lắp đặt hệ thống thức ăn tự động thì một số tiểu tiết nhỏ cũng góp phần đáng kể trong việc tiết kiệm công lao động. Cụ thể:

     

    • Lối đi phía trước: Trước đây, thiết kế lối đi phía trước khá rộng phần vì phải chở cám cho lợn ăn, phần vì phải vệ sinh dưới gầm nên khi đưa nọc đi kiểm tra lên giống và phối giống theo lối này nó vừa khá rộng, lại vừa thấp hơn sàn của nái đứng ít nhất 40 cm. Chính vì vậy, khi đưa nọc đi kiểm tra lên giống phối giống cần phải có 02 công nhân chận 2 đầu để giữ nọc. Hơn nữa, việc tiếp xúc mũi với mũi cũng bị hạn chế bởi độ cao nên không được hiệu quá lớn trong việc kích thích lên giống cho nái.

     

    • Lối đi phía sau: Do việc thiết kế trước đây, phần lớn sử dụng có 1 cửa phía sau nên lối đi phí sau cũng khá rộng mới đảm bảo lòi lợn ra khỏi ô chuồng bằng cách đi thuộc lùi. Và đó cũng chính là lý do khi chuyển lợn vào ô chuồng cần có công nhân chận đầu mới cho lợn vào ô mong muốn được. Vì cửa mở ra không chốt chặn được lối đi do độ rộng tối đa của cửa chỉ 70 cm mà độ rộng của lối đi lớn hơn 70 cm. Ngày nay, việc thiết kế chuồng trại phần lớn sử dụng 02 của. Cửa phía sau để cho lợn vào ô chuồng và cửa phía trước để chuyển lợn ra khỏi ô chuồng nên độ rộng của lối đi cũng không cần rộng, thường thì sẽ nhỏ hơn độ rộng của cách cửa khi mở ra. Vì thế mà khi mở cửa ra, cửa đã chặn hết lối đi nên không cần công nhân để chột chặn nữa. Thậm chí, khi chuyển lợn, chỉ cần 1 công nhân cũng có thể vận hành được.

     

    Thạc sỹ Nguyễn Văn Hùng

     Giám đốc kỹ thuật bán hàng

    Công ty Genesus, ĐT: 0918679012

    Mail: hung@genesus.com

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.