Tình hình xuất - nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi 10 tháng đầu năm 2023 - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Thái Bình, Phú Thọ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 61.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Tiền Giang, Trà Vinh 61.000 đ/kg
    •  
  • Tình hình xuất – nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi 10 tháng đầu năm 2023

    1. Tình hình xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi 10 tháng đầu năm 2023

     

    Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi trong 10 tháng đầu năm 2023 ước đạt 402 triệu USD, tăng 22,0% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, tính đến hết quý III, Việt Nam xuất khẩu được 16,16 ngìn tấn thịt và các sản phẩm thịt, trị giá 77,85 triệu USD, tăng 28,4% về lượng và tăng 39,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

     

    Cơ cấu xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt 9 tháng năm 2023 (Nguồn: Tổng cục Hải Quan)

    Cơ cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi 9 tháng năm 2023

    (Nguồn: Tổng cục Hải Quan)

     

    Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, riêng trong quý III/2023, Việt Nam xuất khẩu được 5,78 nghìn tấn thịt và sản phẩm thịt, trị giá 28,37 triệu USD, tăng 27,4% về lượng và tăng 19% về trị giá so với quý II/2023.

     

    Thịt và sản phẩm thịt của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang các nước thuộc khu vực châu Á. Hồng Kông  là thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam, chiếm 40,48% về lượng và chiếm 49,88% về trị giá trong tổng xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt của cả nước, đạt 2,34 nghìn tấn, trị giá 14,15 triệu USD, tăng 13,7% về lượng và tăng 12,6% về trị giá so với quý II/2023, so với quý III/2022 tăng 28% về lượng và tăng 46,5% về trị giá.

     

    Trong quý III/2023, các chủng loại thịt và các sản phẩm từ thịt xuất khẩu chủ yếu gồm: Thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh (chủ yếu là thịt lợn sữa nguyên con đông lạnh và thịt lợn nguyên con đông lạnh) được xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông. Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh được xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc. Đáng chú ý, trừ thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm, xuất khẩu các chủng loại thịt và các sản phẩm từ thịt trên đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2022.

     

    Đối với xuất khẩu lợn giống và gia cầm giống, trong 10 tháng đầu năm 2023, lượng xuất khẩu lợn giống, lợn con và lợn thịt đều giảm so với năm 2022; trong khi gà giống hướng trứng và gà trắng giống xuất khẩu tương đương cùng kỳ năm 2022.

     

    Bảng 1. Xuất khẩu lợn sống và gà giống giai đoạn 2022- T10/2023

     

    Đối tượng

    2022

    10T/2022

    10T/2023

    Lợn sống (con)

    Lợn cái

    5.076

     

    999

    Lợn đực

    106

     

    68

    Lợn con

    15.400

     

    5.700

    Lợn thịt

    978

     

    700

    Gia cầm giống (con)

    Gà giống hướng trứng

    793.193

    563.893

    599.620

    Gà trắng giống

    4.970.899

    4.314.519

    4.203.420

     

    2. Tình hình nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2023

     

    – Đối với nhập khẩu thịt và các phụ phẩm vật nuôi

     

    Nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt của Việt Nam tăng trong 10 tháng năm 2023So với cùng kỳ 10 tháng năm 2022, lượng nhập khẩu thịt lợn và đặc biệt phụ phẩm từ lợn tăng (77,9%); phụ phẩm từ trâu tăng 53,2%, phụ phẩm bò tăng từ 30,6%.

     

     Gần 2 năm trở lại đây, Việt Nam đã giảm mạnh nhập khẩu trâu bò sống dùng để giết mổ (năm 2022 chỉ nhập bằng 49,5% so với năm 2021 và 10 tháng đầu năm 2023 chỉ nhập bằng 45,3% so với cùng kỳ 2022).

     

    Bảng 2. Nhập khẩu thịt và phụ phẩm vật nuôi giai đoạn 2021-T10/2023

     

    Đối tượng

    2021

    2022

    2023

    So sánh 2022/2021 (%)

    So sánh 10 tháng 2023/2022 (%)

    Cả năm

    10 tháng

    10 tháng

    Lợn

    Thịt (tấn)

    167.366

    114.123

    87.908

    94.641

    68,2

    107,7

    Phụ phẩm (tấn)

    123.452

    69.316

    53.292

    94.831

    56,1

    177,9

    Gia cầm

    Thịt (tấn)

    225.069

    246.575

    188.902

    183.191

    109,6

    97,0

    Gia cầm sống (tấn)

    3.320

    6.588

    5.642

    4.973

    38,6

    88,1

    Trâu

    Thịt (tấn)

    92.124

    133.338

    110.201

    112.858

    144,7

    102,4

    Phụ phẩm (tấn)

    4.363

    8.770

    7.142

    10.941

    201,0

    153,2

    Thịt (tấn)

    38.108

    39.994

    32.598

    26.471

    104,9

    81,2

    Phụ phẩm (tấn)

    18.377

    17.130

    13.876

    18.121

    93,2

    130,6

    Trâu, bò sống nhập về giết mổ (con)

    394.358

    195.066

    167.626

    75.983

    49,5

    45,3

     

    Theo thống kê sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, quý III/2023, Việt Nam nhập khẩu 195,09 nghìn tấn thịt và sản phẩm từ thịt, trị giá 397,16 triệu USD, tăng 18,2% về lượng và tăng 21,5% về trị giá so với quý II/2023; so với quý III/2022, tăng 1,8% về lượng, nhưng giảm 4,9% về trị giá.

    Cơ cấu nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt 9 tháng năm 2023 (Nguồn: Tổng cục Hải Quan)

    Cơ cấu thị trường nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi 9 tháng năm 2023

    (Nguồn: Tổng cục Hải Quan)

     

    Trong quý III/2023, thịt và các sản phẩm từ thịt nhập khẩu chủ yếu là các chủng loại như: Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm; phụ phẩm ăn được sau giết mổ của lợn, trâu, bò sống; thịt lợn tươi; thịt trâu tươi; thịt bò tươi đông lạnh… Trong đó, nhập khẩu thịt gia cầm, thịt bò có xu hướng giảm; trong khi nhập khẩu thịt trâu, thịt lợn và phụ phẩm sau khi giết mổ của trâu, bò, lợn lại có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2022.

     

    Trong quý III/2023, Việt Nam nhập khẩu 39,41 nghìn tấn thịt lợn (HS 0203), trị giá 98,25 triệu USD, tăng 45,5% về lượng và tăng 35,4% về trị giá so với quý II/2023 và tăng 23,9% về lượng và tăng 46,3% về trị giá so với cùng kỳ 2022.

     

    Nhập khẩu thịt lợn tăng liên tiếp kể từ tháng 5/2023 đến nay, tuy nhiên lượng nhập khẩu thịt lợn trung bình chỉ bằng khoảng 3%-4% so với tổng sản lượng sản xuất thịt lợn của cả nước. Đây là con số nhỏ và chưa đủ sức để tác động lên giá lợn hơi và giá thịt lợn trong nước.

     

    – Đối với nhập khẩu con giống:

     

    + Lượng lợn giống nhập khẩu vào Việt Nam năm 2022 là 6.527 con lợn cái giống và 1.375 con lợn đực giống; 10 tháng đầu năm 2023, chúng ta nhập 3.675 lợn cái giống và 1.288 lợn đực giống;

     

    + Lượng gà giống bố mẹ (gà trắng thịt và gà màu thịt) nhập khẩu về Việt Nam năm 2022 là 2.919.811 con; 10 tháng đầu năm chúng ta nhập khẩu trên 2,31 triệu con gà giống lông trắng (tăng 3.6% cùng kỳ năm 2022) và 49 nghìn con gà giống lông màu cấp bố mẹ;

     

    + Đối với bò giống nhập khẩu về Việt Nam: năm 2021 chúng ta nhập 18.731 con (trong đó 14.442 con bò thịt và 4.289 con bò sữa); năm 2022 là 9.997 con (5.822 bò thịt và 4.175 bò sữa); 10 tháng đầu năm 2023, Việt Nam nhập 23.304 con bò giống (bò thịt là 21.363 con và bò sữa là 1.941 con).

     

    – Đối với TACN:

     

    + Nhập khẩu tháng 10/2023: Tổng khối lượng nhập khẩu 1,2 triệu tấn (tương đương 460 triệu USD), trong đó: thức ăn giàu năng lượng 747 nghìn tấn, thức ăn giàu đạm 377 nghìn tấn (tương đương 173 triệu USD), thức ăn bổ sung 73 nghìn tấn (tương đương 64 triệu USD).

     

    + Lũy kế 10 tháng đầu năm 2023, Tổng khối lượng nhập khẩu 13,6 triệu tấn (tương đương 5,6 tỷ USD), giảm 3,9% về khối lượng và 11,3% về giá trị so với cùng kỳ 2022. Một số nguyên liệu nhập khẩu chính: ngô hạt 5,4 triệu tấn (tương đương 1,7 tỷ USD), khô dầu các loại 4 triệu tấn (tương đương 2 tỷ USD), lúa mì + lúa mạch 1,2 triệu tấn (tương đương 387 triệu USD), DDGS 900 nghìn tấn (tương đương 296 triệu USD), TABS 443 nghìn tấn (tương đương 475 triệu USD).

     

    Nguyễn Trọng Tuyển – Cục Chăn nuôi

    Nguồn: Cục Chăn nuôi

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.