Tổ chức triển khai Chương trình quốc gia về phòng, chống bệnh Dại giai đoạn 2022-2030 - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Tổ chức triển khai Chương trình quốc gia về phòng, chống bệnh Dại giai đoạn 2022-2030

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 5/1/2022, Bộ NN&PTNT có công văn số 17 – BNN-TY về việc tổ chức triển khai Chương trình quốc gia về phòng, chống bệnh Dại giai đoạn 2022-2030.

    Công văn nêu rõ, trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2021, bệnh Dại đã làm chết 1.026 người (trung bình mỗi năm có 85 người chết vì bệnh Dại) và trên 5,2 triệu người phơi nhiễm và buộc phải điều trị dự phòng (tổn thất trên 15.000 tỷ đồng).

     

    Năm 2021, cả nước có 53 người chết vì bệnh Dại và 531.204 người phải đi điều trị dự phòng bệnh Dại. Ngày 21/12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2151/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Dại, giai đoạn 2022 – 2030” (sau đây gọi tắt là Chương trình quốc gia).

     

    Để tổ chức triển khai có hiệu quả Chương trình quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, ngành liên quan và UBND các cấp tập trung triển khai thực hiện những nội dung sau:

     

    1. Khẩn trương xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, bố trí kinh phí và các nguồn lực để tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch phòng, chống bệnh Dại tại địa phương, tránh tình trạng chủ quan, lơ là. Kế hoạch của địa phương cần phải có mục tiêu, giải pháp và phân công trách nhiệm cụ thể để tổ chức thực hiện, bảo đảm thống nhất với các nội dung của Chương trình quốc gia. Đề nghị gửi kế hoạch phòng, chống bệnh Dại của địa phương đến Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục Thú y) trước ngày 20/02/2022 để tổng hợp, phối hợp chỉ đạo tổ chức thực hiện.

     

    2. Tổ chức thực hiện phòng, chống bệnh Dại trên chó, mèo theo nguyên tắc tuân thủ và thực hiện những nội dung, giải pháp tại Chương trình quốc gia nêu trên, văn bản của Bộ Nông nghiệp và PTNT và các văn bản hướng dẫn kỹ thuật của Cục Thú y, trong đó chú trọng những nội dung sau:

     

    a) Kế hoạch phòng, chống bệnh Dại tại địa phương cần có những nội dung:

     

    • Thống kê chính xác và báo cáo số hộ nuôi chó, mèo ở từng khu dân cư, thôn, xã bảo đảm quản lý được trên 70% số hộ nuôi chó, mèo và số chó, mèo nuôi trong giai đoạn 2022 – 2025; trên 90% trong giai đoạn 2026 – 2030;

     

    • (ii) Hướng dẫn, yêu cầu các hộ nuôi chó, mèo cam kết thực hiện nghiêm việc khai báo, chấp hành việc nuôi nhốt chó, mèo trong khuôn viên gia đình; chó khi đưa ra khỏi nhà phải được xích, rọ mõm và có người dắt đề phòng cắn người;

     

    • (iii)Tổ chức quản lý, lập danh sách hộ nuôi chó, mèo; cập nhật số liệu nuôi chó, mèo tại địa phương trên Hệ thống báo cáo thông tin trực tuyến; có lộ trình và từng bước áp dụng đánh dấu nhận diện (vòng đeo cổ) cho chó, mèo đã được tiêm vắc xin Dại; căn cứ tình hình thực tiễn tại địa phương để quyết định thành lập đội bắt chó thả rông, không đeo rọ mõm, nghi mắc bệnh Dại, cưỡng chế tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo; (iv) Hỗ trợ mua vắc xin, tổ chức tiêm vắc xin Dại và tổ chức chủ động giám sát lưu hành mầm bệnh Dại để cảnh báo cộng đồng.

     

    b) Tổ chức thực hiện tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo, bảo đảm đạt tỷ lệ tiêm phòng trên 70% tổng đàn trong giai đoạn 2022 – 2025 và trên 80% trong giai đoạn 2026 – 2030; tỷ lệ tiêm phòng cần tính theo số lượng tổng đàn chó, mèo thực tế thuộc diện tiêm phòng của địa phương (không tính theo kế hoạch tiêm phòng nếu số lượng chó, mèo tiêm theo kế hoạch không phải là số lượng tổng đàn thuộc diện tiêm); thường xuyên rà soát, tiêm phòng bổ sung, tránh bỏ sót chó, mèo thuộc diện tiêm phòng.

     

    c) Khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về các trường hợp người bị chó, mèo mắc bệnh Dại hoặc nghi mắc bệnh Dại cắn, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y chủ động phối hợp với cơ quan y tế và các cơ quan liên quan tổ chức điều tra, xác định nguyên nhân ổ dịch và thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

     

    3. Có kế hoạch, bố trí nguồn lực để đẩy mạnh công tác xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh Dại trên động vật, đặc biệt tại những khu du lịch, khu vực thành phố, thị xã, khu đông dân cư; duy trì các vùng, cơ sở đã được chứng nhận an toàn dịch bệnh Dại trong giai đoạn 2017 – 2021.

     

    4. Tổ chức theo dõi, giám sát, ngăn chặn, xử lý tiêu hủy chó, mèo, sản phẩm chó, mèo vận chuyển trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam; xử lý nghiêm các hành vi vận chuyển chó, mèo bất hợp pháp qua biên giới theo quy định; tổ chức kiểm soát vận chuyển chó, mèo trong nước theo quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y.

     

    5. Tổ chức giám sát, thành lập các Đoàn công tác do Lãnh đạo UBND các cấp làm trưởng đoàn phối hợp với các đơn vị chuyên môn như thú y, y tế đi kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Dại; kiểm tra xử phạt đối với chủ nuôi chó, mèo vi phạm các quy định về phòng, chống bệnh Dại và để chó, mèo cắn người; giám sát, đánh giá kết quả tổ chức thực hiện công tác quản lý đàn chó, mèo, tổ chức tiêm phòng, kết quả tiêm phòng, xử phạt vi phạm hành chính của các cấp chính quyền địa phương.

     

    6. Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí và hệ thống đài truyền thanh cơ sở tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng về nguy cơ, tác hại của dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống, nâng cao trách nhiệm của người nuôi chó, mèo đối với cộng đồng và nhận thức của người dân để tích cực tham gia phòng, chống bệnh Dại tại cộng đồng và quản lý chó, mèo nuôi.

    Bộ Nông nghiệp và PTNT giao Cục Thú y và các đơn vị thuộc Cục Thú y:

     

    • Tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, giám sát, kiểm tra bảo đảm tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các nội dung của Chương trình quốc gia;

     

    • Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong phòng, chống dịch bệnh động vật, quản lý chó, mèo nuôi; rà soát, đầu tư xây dựng, nâng cấp và tổ chức hướng dẫn sử dụng Hệ thống báo cáo trực tuyến số liệu dịch bệnh động vật (VAHIS), tổng đàn, tiêm vắc xin Dại cho đàn chó, mèo, giám sát, vùng, cơ sở an toàn bệnh Dại;

     

    • Tổ chức giám sát, đánh giá tình hình dịch bệnh, giám sát lưu hành vi rút, giám sát sau tiêm phòng; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, đánh giá, kiểm nghiệm, khảo nghiệm vắc xin phòng bệnh Dại; tăng cường năng lực xét nghiệm;

     

    • Thông tin, tuyên truyền các giải pháp phòng, chống dịch bệnh; (v) Hợp tác quốc tế và huy động nguồn lực triển khai Chương trình quốc gia; (vi) Phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp để tổ chức nghiên cứu, sản xuất, cung ứng vắc xin Dại trên động vật, bảo đảm phù hợp, hiệu quả. Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị đồng chí Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Sở, ngành và chính quyền các cấp của địa phương khẩn trương tổ chức thực hiện; kịp thời thông báo về Bộ Nông nghiệp và PTNT để phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh./.

     

    TÂM AN

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.