TP HCM sẽ quản lý kiểm soát 100% đường vận chuyển lợn ngoại tỉnh, cũng như nội tỉnh; kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ lợn, trong đó kiểm tra kỹ nguồn đầu vào và đầu ra để phòng, chống dịch tả lợn châu Phi.
TP HCM hiện có 3.917 hộ chăn nuôi lợn với tổng đàn 274.154 con
Vừa qua, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có buổi làm việc với UBND TP HCM về việc triển khai thực hiện công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn TP.
Giám đốc Sở NN&PTNT TP HCM, Nguyễn Phước Trung cho biết, TP hiện có 3.917 hộ chăn nuôi lợn với tổng đàn 274.154 con, trong đó có 274 hộ nuôi lợn bằng nguồn thức ăn thừa tại các nhà hàng, quán ăn, có nguy cơ đối với bệnh dịch tả lợn châu Phi. Qua kiểm tra trên địa bàn, đến nay chưa phát hiện đàn lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Đồng thời, Giám đốc Sở NN&PTNT TP có 11 cơ sở giết mổ lợn với số lượng giết mổ bình quân là 6.500 – 7.000 con lợn/ngày. Từ ngày 25/2 đến nay, nguồn lợn nhập vào TP giết mổ chủ yếu từ Đồng Nai (46,41%), Bình Dương (19,03%), Bình Thuận (10,88%), Bà Rịa – Vũng Tàu (8,01%)… Ngoài ra, TP còn tiếp nhận khoảng 2.300 – 2.500 con lợn giết mổ từ các tỉnh như Long An, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai cung cấp cho thị trường TP.
Về chuẩn bị nguồn hàng, UBND TP đã chỉ đạo Sở Công thương TP làm việc với các doanh nghiệp về khả năng cung ứng, dự trữ nguồn thịt lợn đảm bảo cân đối cung cầu thị trường TP.
Tại buổi làm việc, để công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi có hiệu quả, tránh nguy cơ dịch bệnh phát tán rộng, TP HCM đề nghị Chính phủ, Bộ NN&PTNT kịp thời chia sẻ thông tin diễn biến dịch bệnh ít nhất là trong ngành, nhằm tạo điều kiện cho các tỉnh chủ động các biện pháp phòng, chống dịch, tăng cường giám sát nguồn lợn nhập hoặc quá cảnh về các tỉnh, chấn chỉnh công tác kiểm dịch xuất tỉnh, nhất là điều kiện vệ sinh các phương tiện vận chuyển lợn sống, hoạt động các vựa kinh doanh lợn sống.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá TP HCM là trung tâm kinh tế lớn của cả nước nên nếu xảy ra dịch bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn nền nông nghiệp nói riêng và kinh tế – xã hội nói chung. Bên cạnh đó, ông Tiến cũng cho biết, bệnh dịch tả lợn Châu Phi là loại bệnh hết sức nguy hiểm nhưng đến nay chưa có vắc xin điều trị. Do đó, đề nghị TP HCM trong quá trình triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống cần tập trung giải pháp an toàn sinh học. Đồng thời, quản lý kiểm soát 100% đường vận chuyển lợn ngoại tỉnh, cũng như nội tỉnh; kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ lợn, trong đó kiểm tra kỹ nguồn đầu vào và đầu ra; kiểm soát chặt chẽ vệ sinh nơi buôn bán…
Cùng với đó, TP cần quản lý nguồn lợn ngay từ đầu và thực hiện việc cách ly nguồn lợn; việc vận chuyển lợn phải thực hiện bằng các xe chuyên dùng và lựa chọn doanh nghiệp uy tín. TP cần tính toán bố trí lực lượng nồng cốt tham gia phòng, chống dịch; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền để người dân không hoang mang và quay lưng lại với thịt lợn.
Trước đó, để chủ động phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, TP đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về bệnh dịch, hướng dẫn thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học cho các trang trại, hộ chăn nuôi, cơ sở giết mổ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Bên cạnh, TP cũng tập trung kiểm tra các hộ có nguy cơ cao để hướng dẫn kỹ các biện pháp an toàn sinh học. Đồng thời, tăng tần suất hoạt động của các đoàn kiểm tra liên ngành phòng, chống dịch bệnh động vật TP và quận, huyện, giám sát chặt chẽ tình hình dịch tễ đàn gia súc.
Mặt khác, TP đã chỉ đạo thành lập 3 chốt kiểm dịch tạm thời tại khu vực cầu Phú Cường và cầu Bến Súc (Củ Chi) cũng như khu vực cầu Phú Long (quận 12) giáp ranh với tỉnh Bình Dương; lập chốt kiểm dịch tạm thời giáp ranh với Bình Dương; thực hiện chặt chẽ quy trình nhập lợn và kiểm soát giết mổ, quy trình kiểm dịch và tiêu độc khử trùng.
TP cũng cho tổ chức lấy mẫu tại các cơ sở chăn nuôi, các trạm kiểm dịch đầu mối giao thông, chợ đầu mối, nhằm giám sát bệnh dịch để chủ động tầm soát dịch bệnh; chủ động làm việc với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đồng Nai và Long An trong việc chia sẻ thông tin dịch bệnh, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cùng phương tiện vận chuyển gia súc tại các trạm đầu mối giao thông.
TRÚC THỦY
Nguồn: Tuổi trẻ Thủ đô
- Premier Tech đã mua lại Imeco
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Argentina: Xuất khẩu thịt bò đạt kỷ lục trong vòng 57 năm
- Hỗ trợ 10.000 con gà giống giúp nông dân Tứ Kỳ, Ninh Giang tái đàn
- BAF Việt Nam mua 5 doanh nghiệp nuôi heo tại Quảng Trị
- Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- RaboResearch: Tiêu thụ thịt lợn toàn cầu sẽ tăng trong quý IV/2024
Tin mới nhất
T7,09/11/2024
- Premier Tech đã mua lại Imeco
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Argentina: Xuất khẩu thịt bò đạt kỷ lục trong vòng 57 năm
- Hỗ trợ 10.000 con gà giống giúp nông dân Tứ Kỳ, Ninh Giang tái đàn
- BAF Việt Nam mua 5 doanh nghiệp nuôi heo tại Quảng Trị
- Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- RaboResearch: Tiêu thụ thịt lợn toàn cầu sẽ tăng trong quý IV/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất