Một số giống ngô sinh khối, cỏ voi, yến mạch cho năng suất, chất lượng cao đã được thử nghiệm cho kết quả tốt tại một số tỉnh phía Bắc như Sơn La, Tuyên Quang…
Trồng dày 8 vạn cây/ha, giống ngô DH17-5 đạt 60 – 65 tấn
Những năm gần đây, chăn nuôi đại gia súc phát triển mạnh, đặc biệt là nghề chăn nuôi bò sữa, bò thịt chất lượng cao được xác định là một trong những sản phẩm chăn nuôi lợi thế, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ chăn nuôi. Nhu cầu thức ăn xanh, trong đó chủ yếu là ngô cho đàn đại gia súc khoảng 2,5 triệu con trâu, 5,6 triệu bò thịt và 350.000 con bò sữa là rất lớn.
Những năm gần đây, nhiều địa phương đã mở rộng nhanh chóng diện tích ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc ăn cỏ. Ảnh: NNVN.
Các địa phương đã không ngừng mở rộng diện tích trồng ngô sinh khối ở vùng miền núi, nơi hoang hóa, tận dụng triệt để đất lúa, đất rừng kém hiệu quả phục vụ chăn nuôi đại gia súc ăn cỏ. Nắm bắt được nhu cầu thức ăn xanh cho chăn nuôi bò sữa, bò thịt, một số các địa phương đã chủ động chuyển đổi diện tích trồng ngô lấy hạt năng suất thấp sang trồng ngô sinh khối làm thức ăn xanh cho đại gia súc. Nhiều địa phương, HTX cũng đã có sự liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp chăn nuôi bò sữa, bò thịt trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ngô sinh khối, phát huy hiệu quả cao.
Tại Sơn La, tỉnh có tổng đàn gia súc ăn cỏ tương đối lớn như đàn trâu hơn 123.400 con; đàn bò thịt hơn 338.200 con; đàn bò sữa 29.150 con; đàn dê 168.675 con… Đặc biệt, một số gia súc ăn cỏ tăng trưởng khá cao như so với năm 2020 đàn bò thịt tăng 1,9%; đàn bò sữa tăng 11,4%; đàn dê tăng 3,6%.
Mô hình trồng giống ngô sinh khối mới và quy trình kỹ thuật thâm canh do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm triển khai tại Vân Hồ (Sơn La) vụ xuân 2022. Ảnh: Fcri.
Cùng với đó, diện tích cỏ chăn nuôi năm 2021 cũng tăng cao, đạt 10.242 ha, tăng 15,74% (1.393 ha), sản lượng tăng 14,7% so với năm 2020 (43 tấn), giống cỏ trồng chủ yếu là cỏ voi. Bên cạnh đó, diện tích ngô sinh khối năm 2021 của Sơn La đạt 3.321 ha, tăng gần 8% so với năm 2020.
Toàn tỉnh Sơn La hiện có gần 569 trang trại chăn nuôi (13 trang trại quy mô lớn, 304 trang trại quy mô vừa, 252 trang trại quy mô nhỏ).
Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển cây thức ăn thô xanh phục vụ nhu cầu tăng cao về chăn nuôi gia súc ăn cỏ, trong khuôn khổ Dự án “Phát triển cây thức ăn chăn nuôi nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân phía Bắc” do KOPIA (Chương trình Nông nghiệp quốc tế của Hàn Quốc tại Việt Nam) tài trợ, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm thực (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) đã thực hiện một số mô hình thử nghiệm trồng cây thức ăn gia súc gồm ngô sinh khối, giống cỏ và yến mạch. Thời gian thực hiện từ 2020 – 2022 tại 2 tỉnh Sơn La và Tuyên Quang với mục tiêu xác định giống cây trồng và biện pháp kỹ thuật thích hợp nâng cao năng suất và chất lượng thức ăn xanh cho gia súc.
Giống cỏ voi VA 10 cho năng suất 500 – 670 tấn/ha/năm (3 lứa thu hoạch) tại mô hình ở Vân Hồ (Sơn La). Ảnh: Fcri.
Cụ thể, Dự án đã thử nghiệm 3 cây trồng bao gồm 5 giống ngô sinh khối, 1 giống cỏ voi (VA 10) và 1 giống yến mạch (YM1) và biện pháp kỹ thuật canh tác cho cây ngô sinh khối trong các vụ xuân và thu đông tại Vân Hồ ( Sơn La).
Kết quả cho thấy, cả 3 loại cây đều sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện sinh thái tại Vân Hồ, nơi có diện tích cây thức ăn chăn nuôi lớn. Trong số 3 cây trồng nói trên, cây ngô có khả năng mở rộng diện tích lớn nhất vì có thị trường tiêu thụ lớn, kế đến là cỏ voi và yến mạch (chủ yếu được trồng để tự tiêu thu cho hộ có nhu cầu).
Về giống, Dự án đã thử nghiệm 5 giống ngô, trong đó cho thấy giống ngô DH 17-5 là giống cho năng suất cao nhất, biến động từ 57 – 75 tấn/ha (tùy vụ), kế đến là VN 172 đạt năng suất 55 – 70 tấn/ha, cao hơn 15 so với giống ngô đang được nông dân trồng phổ biến ở địa phương.
Vụ xuân năm nay, mặc dù điều kiện thời tiết không thuận lợi cho ngô sinh trưởng và phát triển (hạn kéo dài giai đoạn cây con, rét giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng), song dự kiến năng suất mô hình có thể đạt 60 – 65 tấn/ha (gia đình có năng suất cao nhất có thể đạt 70 tấn/ha/vụ) so với năng suất ngoài mô hình chỉ đạt 50 – 55 tấn/ha.
Giống yến mạch YM 1 cho năng suất 80 – 90 tấn/ha/2 lần thu hoạch thử nghiệm tại Sơn La. Ảnh: Fcri.
Sau 3 năm thử nghiệm trên địa bàn Sơn La, ở các vụ xuân và vụ đông có thể kết luận, gói kỹ thuật bao gồm giống ngô mới DH17-5 và biện pháp kỹ thuật canh tác trồng dày 8 vạn cây/ha, bón phân cân đối, cây ngô sinh khối cho năng suất chất xanh và chất lượng cao hơn hẳn so với kỹ thuật cũ hiện đang áp dụng.
Về giống cỏ, giống cỏ voi VA 10 cho năng suất 500 – 670 tấn/ha/năm (3 lần thu hoạch), trong đó năng suất cao nhất trong vụ xuân hè, đạt 300 tấn/ha/lần thu hoạch, cao hơn so với giống cỏ voi VA 06 đang trồng phổ biến 20 – 30%. Ngoài ra, giống yến mạch YM 1 cho năng suất 80 – 90 tấn/ha/2 lần thu hoạch, cao hơn so với giống yến mạch của Úc đang trồng phổ biến 10%.
Nâng thu nhập nhờ tăng hệ số sử dụng đất
Tại tỉnh Tuyên Quang, hiện tổng đàn trâu, bò của tỉnh đạt 132.456 con, trong đó đàn trâu có 96.422 con, đàn bò có 36.034 con. Trên địa bàn tỉnh có 04 trang trại bò sữa, với tổng số đàn bò sữa 4.177 con. Do vậy nhu cầu thức ăn thô xanh là rất lớn, trong khi nguồn thức ăn xanh chủ yếu là giống cỏ voi (VA06, Pakchong) và một số giống ngô (chủ yếu phục vụ lấy hạt truyền thống).
Để phục vụ nhu cầu thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng cao của tỉnh, trên cơ sở đã thử nghiệm về giống và biện pháp canh tác ngô sinh khối trên địa bàn tỉnh trong các năm 2020 – 2021, vụ xuân 2022, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm phối hơp với Hội Nông dân và UBND xã Cấp Tiến, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sơn Dương tiếp tục đưa vào trồng trình diễn kỹ thuật sản xuất ngô sinh khối năng suất cao.
Gói kỹ thuật mới bao gồm giống ngô mới VN 172, ĐH 17-5 và biện pháp canh tác mới (mật độ cao, bón phân cân đối) nhằm xác định gói kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của tỉnh. Riêng xã Cấp tiến có diện tích soi bãi là 109 ha, chủ yếu canh tác ngô sinh khối 2 vụ/năm, tuy nhiên năng suất sinh khối trung bình còn thấp, chỉ đạt 35 – 37 tấn/ha.
Giống ngô DH 17-5 cho năng suất, chất lượng sinh khối rất cao, phù hợp cho thức ăn gia súc. Ảnh: Fcri.
Kết quả mô hình cho thấy, năng suất sinh khối của 2 giống ngô trong mô hình trình diễn đều cao hơn so với năng suất ngô ngoài mô hình. Trong đó, mô hình sử dụng giống ngô DH 17-5 cho năng suất cao nhất (56 tấn/ha), giống VN 172 đạt 54 tấn/ha, tăng trung bình 10 tấn/ha (tương đương 22%) so với kỹ thuật cũ. Điều đặc biệt là tất cả các giống ngô mô hình đều có bộ lá còn rất xanh đến khi thu hoạch, kể cả các lá gốc, do vậy tiềm năng làm thức ăn xanh cho chăn nuôi rất cao.
Gia đình ông Nguyễn Văn Tuyên ở thôn Phú Lương là một trong những hộ tiêu biểu của xã Cấp Tiến về trồng ngô sinh khối để chăn nuôi gia súc với diện tích trên 2 mẫu. Vụ xuân 2022, ông tham gia mô hình và được hỗ trợ một phần giống, tập huấn quy trình kỹ thuật trồng ngô sinh khối…
Kết quả, với 2 mẫu trồng ngô, anh thu về hơn 30 tấn sinh khối, trừ chi phí, thu lãi từ 10 – 12 triệu đồng. “Các giống ngô mới trong mô hình đều thể hiện nhiều ưu việt, năng suất sinh khối cao vượt trội so với các giống cũ, thân, lá còn xanh tươi khi thu hoạch. Ngoài ra, giống ngô mới rất sạch sâu bệnh, nhất là với bệnh sâu keo mùa thu”, anh Tuyên phấn khởi.
Giống ngô VN 172 trồng thử nghiệm tại mô hình ở xã Cấp Tiến (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) vụ xuân 2022. Ảnh: Fcri.
Ông Trần Mạnh Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Cấp Tiến cho biết, qua 2 năm sản xuất thử nghiệm các giống ngô sinh khối mới kèm theo gói quy trình kỹ thuật do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm hỗ trợ chuyển giao, đã cho kết quả cao hơn việc sản xuất trước đây.
Hiện toàn xã Cấp Tiến có vùng đất soi bãi rất lớn. Với lợi thế của trồng ngô sinh khối có thể rút ngắn thời gian thu hoạch so với ngô lấy hạt, UBND xã sẽ khuyến khích bà con đưa giống mới, quy trình mới mở rộng ra diện tích đất soi bãi ở địa phương, đẩy cao hệ số sử dụng đất lên 3 vụ/năm.
Kết quả phân tích chất lượng các giống cho thấy, giống VN 172 có hàm lượng protein cao nhất, đạt 8,44 % và ĐH 17-5 là 8,14%. Các chỉ số khác của các giống triển vọng VN 172, ĐH 17-5 đều tốt và khá, có thể làm thức ăn xanh rất tốt. Giống VN 172 có tông số dinh dưỡng có thể tiêu hóa cao nhất.
LÊ BỀN
Báo Nông Nghiệp Việt Nam
- thức ăn xanh li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất