Tương lai của đậu nành Hoa Kỳ sẽ ra sao? - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Tương lai của đậu nành Hoa Kỳ sẽ ra sao?

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Các giống đậu nành có hàm lượng dầu cao có thể mang lại một số thách thức cho ngành thức ăn chăn nuôi. Bài viết của Tiến sĩ Ioannis Mavromichalis thảo luận về tương lai của ngành thức ăn chăn nuôi và sợi dây liên kết với đậu nành từ Hoa Kỳ.

    Tại Hội nghị thượng đỉnh về công nghệ gia cầm gần đây nhất do WATT Global Media tổ chức vào tháng 11, một mối quan ngại rất nghiêm trọng về tương lai của ngành thức ăn chăn nuôi đã được nêu ra. Điều này phản ánh sự lo lắng của ngành thức ăn chăn nuôi về tương lai của chất lượng bột đậu nành ở Hoa Kỳ, đặc biệt là khi nó ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi gia cầm và heo của Hoa Kỳ.

     

    Như đã biết, chính phủ Hoa Kỳ đã chỉ ra ưu tiên của đất nước đối với nhiên liệu xanh để tăng cường khả năng tự cung cấp năng lượng và bảo vệ môi trường. Đây quả thực là một tin vui đối với nông dân trồng đậu nành của Mỹ. Họ hy vọng rằng nông dân bây giờ sẽ sản xuất nhiều đậu nành hơn nữa trên khắp Hoa Kỳ để được nghiền ép lấy dầu dùng để sản xuất dầu diesel sinh học. Điều này là một tin không thể vui hơn với ngành đậu nành, cũng như khô đậu tương, dự kiến sẽ như một liều thuốc bơm vào tương lai gần gần đối với Hoa Kỳ, và điều này có thể cho thấy giá khô đậu tương thấp hơn và/hoặc số lượng dùng để xuất khẩu lớn hơn của sản phẩm phụ rất có giá trị này. Một lần nữa, đây là một tin tuyệt vời đối với ngành thức ăn chăn nuôi vì điều này cho thấy giá khô dầu đậu nành của Hoa Kỳ sẽ tốt hơn (thấp hơn).

     

    Mối quan tâm được bày tỏ tại Hội nghị thượng đỉnh về công nghệ gia cầm liên quan đến khả năng được phổ biến của các loại đậu nành chứa lượng dầu cao (không chỉ có hàm lượng oleic cao) trong tương lai. Đây là những loại đậu nành có chứa nhiều dầu hơn hạt thông dụng hiện tại, và có thể ít protein hơn và nhiều thành phần chất xơ hơn. Nếu các giống đậu này như vậy chiếm ưu thế so với các giống hiện tại, thì khô đậu tương thu được có thể có hàm lượng protein thô thấp hơn và thậm chí chất lượng protein thấp hơn, và do đó, chất xơ cao hơn và vì thế trở nên mất giá trị dinh dưỡng hơn. Mặc dù bản thân chất xơ không còn mang ý nghĩa tiêu cực trong ngành thức ăn chăn nuôi, nhưng điều này vẫn mang tính định tính và định lượng.

     

    Dự báo ngắn hạn

     

    Hiện tại, đậu nành có hàm lượng oleic cao được trồng chủ yếu ở hai khu vực, một ở Trung Tây và một ở dọc theo Bờ biển phía Đông của Hoa Kỳ, và không có kế hoạch ngay lập tức để chuyển sang đậu nành có hàm lượng dầu cao hơn. Những loại đậu nành giàu oleic này chủ yếu được đưa vào chuỗi giá trị dinh dưỡng của con người. Vì nông dân trồng đậu tương, máy nâng hạt và máy ép dầu đều phụ thuộc vào vụ thu hoạch đậu nành lớn và đồng đều, nên không thể xử lý các giống riêng biệt một cách dễ dàng và bất kỳ sự chuyển đổi nào như vậy không thể xảy ra trong một sớm một chiều. Ngay cả các công ty hạt giống cũng sẽ cần thời gian để sản xuất đủ nguồn cung cho mọi người trong một kịch bản giả định là mọi người đều muốn trồng đậu nành có hàm lượng dầu cao.

     

    Tuy nhiên, với các viễn cảnh tươi đẹp về tài chính, rất có thể nông dân trồng đậu nành sẽ nỗ lực tối đa hóa thu nhập của họ thông qua di truyền học tạo ra nhiều dầu hơn trên mỗi mét vuông trồng trọt với chi phí bằng hoặc thấp hơn (các nguyên tắc của nền kinh tế định hướng thị trường). Cũng có khả năng là cả nông dân và nhà máy ép sẽ không tăng cường tập trung vào các thành phần protein và chất xơ của bột đậu tương trong tương lai, đặc biệt là khi có nhu cầu xuất khẩu mạnh.

     

    Dự báo trung hạn

     

    Điều có thể xảy ra trong thời gian ngắn tới, là sự hợp tác chuỗi giá trị của nhiều bên trong chuỗi giá trị của đậu nành. Xét cho cùng, ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi hy vọng việc thu mua được nguyên liệu với giá thấp hơn khi nói đến bột đậu nành vì các công ty cũng phải tự lo liệu cho một thị trường nhiều biến động.

     

    Do đó, tôi cho rằng đậu nành hàm lượng dầu cao sẽ được chấp nhận ban đầu, đặc biệt là ở những vùng có các nhà máy ép dầu hiệu suất cao và nồng độ của nguyên liệu thô riêng biệt như vậy có thể vượt qua các rào cản về vấn đề di truyền. Không có nhiều lựa chọn thay thế sẵn có, ngành thức ăn chăn nuôi sẽ phải thích nghi, nhưng điều đó có thể cho thấy việc sử dụng ngày càng nhiều các chế độ ăn ít protein được bổ sung hàm lượng axit amin tổng hợp/tinh thể cao hơn. Các nguyên tắc kinh tế định hướng thị trường áp dụng bình đẳng cho tất cả các bên.

     

    Dự báo dài hạn

     

    Nếu chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục khuyến khích nông dân trồng đậu nành nhiều dầu hơn cho dầu diesel sinh học, chúng ta có thể trông đợi vào một tương lai mà loại đậu nành này phủ sóng rộng rãi trên các đồng ruộng. Nếu có đủ thời gian, các loại máy móc cần thiết để phục vụ việc ép dầu sẽ được thay đổi, và chỉ trong một thời gian sau đó, phần lớn ngành nông nghiệp đậu nành của nước Mỹ sẽ được cải tiến và thay đổi để phục vụ cho việc khai thác loại đậu nành nhiều dầu này.

     

    Mặt khác, sẽ là hợp lý để kỳ vọng ngành thức ăn chăn nuôi thực hiện các biện pháp để bảo vệ lợi ích của chính họ do sự bất lực của di truyền động vật hiện đại hoặc sự việc của người chăn nuôi và nhà máy thức ăn chăn nuôi kông sẵn lòng để xử lý một lượng lớn nguyên liệu thô giàu chất xơ. Các lựa chọn thay thế như cải dầu cạnh tranh với khô đậu nành sẽ trở nên hấp dẫn hơn, trong khi các axit amin dùng trong thức ăn chăn nuôi sẽ càng trở nên phù hợp hơn. Có thể sẽ đến một ngày Hoa Kỳ sẽ chỉ xuất khẩu bột đậu nành của mình để nhập khẩu các nguồn protein đậm đặc hơn khác, nhưng đó là một viễn cảnh xa vời. Tuy nhiên, đã có lúc đậu nành chỉ là một loại cây trồng phụ ở Hoa Kỳ, khi mà bột hạt lanh / hạt lanh, là loại cây trồng lấy dầu chính ở nước này.

     

    Di truyền đậu nành của tương lai

     

    Các công ty giống và di truyền đậu nành đã nhận thức được vấn đề này và trên thực tế, có những nỗ lực để nghiên cứu di truyền nhằm hướng đến một giống mới không chỉ nhiều dầu hơn mà còn nhiều protein hơn, với phương hướng là ít carbohydrate liên quan đến chất xơ hơn – thường được coi là không mong muốn hoặc ít giá trị hơn.

     

    Liệu các giống đậu nành như vậy có thành công hay không là một vấn đề gây tranh cãi mạnh mẽ vì chuỗi giá trị đậu nành vẫn còn phân đoạn cao. Có lẽ, một đề xuất thú vị hơn sẽ là ngành di truyền học đậu nành sẽ thu hút các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi chú ý đến toàn bộ hạt đậu nành, thay vì chỉ tập trung vào mỗi khô đậu nành. Để làm được điều đó, có thể đề xuất hai cách: Thứ nhất, cách dễ dàng hơn là áp dụng rộng rãi công nghệ ép đùn cho phép kết hợp đậu nành nguyên chất béo vào khẩu phần ăn của động vật. Điều này sẽ tạo ra một khách hàng trực tiếp mới cho nông dân trồng đậu nành, đồng thời mang lại cho ngành thức ăn chăn nuôi một giải pháp thay thế trong việc bổ sung năng lượng và protein vào thức ăn chăn nuôi. Thứ hai, đề xuất mang tính tương lai hơn sẽ là tạo ra các giống đậu nành có tính di truyền như vậy sẽ chứa một lượng không đáng kể các yếu tố kháng dinh dưỡng. Điều này sẽ không cần đến yêu cầu xử lý nhiệt tại máy nghiền dầu sau khi chiết xuất dầu hoặc trong quá trình ép đùn toàn bộ đậu nành.

     

    Thật vậy, cho động vật ăn đậu nành thô vẫn là giấc mơ của tôi kể từ những năm tôi mới tốt nghiệp và tôi đã kêu gọi bất kỳ ai quan tâm lắng nghe, vì đây có thể là một cuộc cách mạng trong dinh dưỡng động vật ứng dụng.

     

    Tiến sĩ Ioannis Mavromichalis

    Biên dịch: Khoa Hồ

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.