Việt Nam là quốc gia có ngành chăn nuôi lợn đứng thứ 5 thế giới về đầu con và thứ 6 về sản lượng thịt nhưng 8 tháng năm 2024 đã chi hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu các loại thịt và sản phẩm thịt; nhập siêu khoảng 970 triệu USD.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi ra gần 1,08 tỷ USD để nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt. So với cùng kỳ năm ngoái, giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng này tăng mạnh 20,3%.
Còn so với con số xuất khẩu 105 triệu USD, nước ta đang nhập siêu khoảng 970 triệu USD các loại thịt và phụ phẩm ăn được từ động vật.
Cụ thể, nước ta nhập khẩu thịt lợn, thịt trâu bò, gia cầm tươi và đông lạnh; nhập khẩu các phụ phẩm ăn được của động vật như chân gà, cổ gà, da gà, tim cật, lòng mề…
Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt, phụ phẩm từ 37 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, Ấn Độ, Nga, Brazil, Đức, Canada, Mỹ, Tây Ban Nha, Ba Lan… là nguồn cung chủ yếu các sản phẩm từ chăn nuôi cho nước ta trong 8 tháng vừa qua.
Đáng chú ý, giá các sản phẩm nhập khẩu ở mức siêu rẻ so với hàng nội địa sản xuất.
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT), giá lợn hơi ở các quốc gia là nguồn cung cho Việt Nam ở mức khá thấp. Chẳng hạn, tại Nga, Brazil, Canada, giá mặt hàng này chỉ ở mức 34.100-34.200 đồng/kg; tại Mỹ là 38.400 đồng/kg…. Do đó, mức giá bình quân thịt lợn nhập khẩu chỉ 52.000-55.000 đồng/kg. Còn tại Việt Nam, giá lợn hơi xuất chuồng dao động 61.000-67.000 đồng/kg; các sản phẩm thịt lợn trên thị trường có giá phổ biến 120.000-250.000 đồng/kg tùy loại.
Tương tự, các mặt hàng thịt gia cầm nhập khẩu cũng đổ bộ thị trường Việt với giá rẻ như cho.
Hiện, lượng thịt và phụ phẩm nhập khẩu chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng sản lượng thịt tiêu thụ tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, các sản phẩm nhập khẩu này đổ bộ thị trường với giá rẻ khiến 4 hiệp hội ngành chăn nuôi cũng phải đặt nghi vấn về chất lượng an toàn thực phẩm. Chưa kể, hàng nhập khẩu giá rẻ còn gây áp lực cạnh tranh không công bằng với các sản phẩm chăn nuôi trong nước, nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao.
Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) – cho biết, những năm gần đây, Việt Nam được biết đến là một quốc gia có ngành chăn nuôi lợn đứng thứ 5 thế giới về đầu con và thứ 6 về sản lượng thịt. Theo đó, dẫn đầu là Trung Quốc (48%), thứ hai là EU (20%), xếp thứ ba là Mỹ (11%), Brazil (4%), Nga (4%), Việt Nam (3%).
Về tiêu thụ thịt lợn, trong số 10 nước tiêu thụ nhiều nhất thế giới, Việt Nam đứng thứ 6 với tỷ lệ tiêu thụ thịt lợn/sản xuất là 105,4%. Sản xuất thịt lợn trong nước mới đáp ứng được 95% nhu cầu tiêu thụ thịt lợn.
Huyền My
- sản phẩm thịt li>
- sản phẩm thịt bò li>
- sản phẩm thịt lợn li> ul>
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Dịch tả lợn châu Phi càn quét miền Bắc Italy
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- Quản lý sự biến động dinh dưỡng của nguyên liệu trong công thức thức ăn
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Thị trường thịt bò các nước Nam Mỹ 7 tháng đầu năm 2024
- Ninh Thuận: Ngăn chặn và xử lý khẩn cấp dịch tả lợn châu Phi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 02/10/2024
- Axit glutamic có thể tăng cường hiệu suất của chế độ ăn ít protein
- Các loại tinh bột và ảnh hưởng của chúng trong ép viên
Tin mới nhất
T5,03/10/2024
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Dịch tả lợn châu Phi càn quét miền Bắc Italy
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- Quản lý sự biến động dinh dưỡng của nguyên liệu trong công thức thức ăn
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Thị trường thịt bò các nước Nam Mỹ 7 tháng đầu năm 2024
- Ninh Thuận: Ngăn chặn và xử lý khẩn cấp dịch tả lợn châu Phi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 02/10/2024
- Axit glutamic có thể tăng cường hiệu suất của chế độ ăn ít protein
- Các loại tinh bột và ảnh hưởng của chúng trong ép viên
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất