Vỏ đậu nành: Nguồn chất xơ thay thế tốt nhất cho heo con - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Vỏ đậu nành: Nguồn chất xơ thay thế tốt nhất cho heo con

    Chất xơ đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm như một phần của chương trình không dùng kháng sinh cho heo con. Trọng tâm tập trung vào các chất xơ không tan hoạt động trên đường tiêu hóa trên – nơi chúng cung cấp sự nhu động, kiểm soát nước và tăng cường sức khỏe đường ruột nói chung.

     

    Mặt khác, chất xơ có thể lên men có lợi hơn ở đoạn ruột dưới – nơi chúng có thể hoạt động như chất nền (thức ăn) cho vi khuẩn có lợi. Hai loại chất xơ này không giống nhau nhưng cả hai đều cần có trong thức ăn của heo con với hàm lượng phù hợp

    Chất xơ không tan và có thể lên men

     

    Chất xơ không tan không hoàn toàn là chất trơ. Chúng phần lớn không có khả năng lên men được nhưng chúng lại có vai trò  tích cực khác. Chất xơ không tan gồm lignin, cellulose và một số hemicellulose. Ngược lại, các chất xơ có thể lên men thì có khả năng dễ dàng hòa tan trong môi trường nước của ruột, nhưng không phải tất cả đều làm tăng độ nhớt đến cùng một mức độ. Ví dụ, pectin làm tăng độ nhớt hơn hemicelluloses nhưng pectin có xu hướng được vi khuẩn lên men nhiều hơn so với hầu hết hemicelluloses. Các loại xơ khác chẳng hạn như gums-không được đánh giá ở đây cho các mục đích thực tế do chỉ có hàm lượng rất nhỏ (không đáng kể) trong hầu hết các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phổ biến.

     

    Lợi ích của xơ có thể lên men

     

    Chất xơ có thể lên men bao gồm các oligosaccharide không tiêu hoá được, pectin và hầu hết hemicellulose, chúng vẫn nguyên vẹn sau khi qua dạ dày và ruột non vì vật nuôi không có các enzyme thích hợp để tiêu hóa chúng. Nhưng đối vớivi khuẩn đường ruột phát triển trong ruột già của động vật thì không giống như vậy. Những vi khuẩn này, chủ yếu là những vi khuẩn có lợi như Bifidum và vi khuẩn sản sinh acid lactic, tiết ra enzyme tiêu hóa chất xơ và hấp thụ các đường đơn được giải phóng.Đổi lại, chúng tiết ra các acid hữu cơ (acid béo dễ bay hơi như acid axetic, acid propionic, butyric hoặc acid lactic) – là sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi chất của chúng.

     

    Bằng cách này, các sản phẩm cuối cùng của vi khuẩn có lợi trở thành có ích cho vật nuôi. Những acid trước hết giúp giảm pH cục bộ, làm cho môi trường trở nên bất lợi với các vi khuẩn gây bệnh như Ecoli. Các acid hữu cơ được hấp thụ đóng vai trò như một nguồn năng lượng  choheo con – chúng vốn luôn ở trạng thái thiếu năng lượng. Ngoài ra, acid butyric có tác dụng dinh dưỡng đặc biệt với nhung mao đường ruột, giữ vai trò quan trọng trong việc phụ hồi tổn thương đường ruột do đói, nhiễm độc tố, viêm nhiễm…  Cuối cùng khi vi khuẩn có lợi chiếm ưu thế, chúng tiêu thụ tất cả các protein dư thừa khả dụng, làm cạn kiệt thêm cơ chất cho sự phát triển của các gây bệnh cư trú ở đoạn cuối của ruột già. 

    Cả hai loại chất xơ không tan và lên men đều cần trong khẩu phần ăn heo con với hàm lượng phù hợp để tăng cường sức khỏe tổng thể của vật nuôi.

    Tỷ lệ các chất xơ trong vỏ đậu nành

     

    Vỏ đậu nành là phần bên ngoài của hạt đậu nành được loại bỏ trước khi chiết xuất dầu. Hầu hết vỏ đậu nành được thêm trở lại vào phần bã cuối cùng để tạo ra khô dầu đậu nành 44% protein thô thông thường.

     

    Tuy nhiên, hiện tại chúng ngày càng được giữ lại để làm nguyên liệu thức ăn cho động vật nhai lại và heo nái mang thai, nhằm thay thế cám mì và các nguồn xơ đắt tiền khác. Vỏ đậu nành cực kỳ ngon miệng và nếu được cho ăn tự do thì bê con  có xu hướng bị hiện tượng chướng bụng vì tiêu thụ quá nhiều. Việc sử dụng chúng làm nguồn cung cấp chất xơ cho thức ăn heo con đang được nghiên cứu.

     

    Vỏ đậu nành chứa một lượng chất xơ không tan (khoảng 70%), chủ yếu là hemicelluloses và celluloses. Tuy nhiên, chúng đặc biệt ở chỗ là một trong số ít nguồn xơ giàu pectin trong số các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phổ biến. Thật vậy, chúng chứa khoảng 10% pectin, xếp thứ 2 chỉ sau bột củ cải đường (khoảng 20%) – nguyên liệu được yêu thích về lượng xơ có thể lên men. Tuy nhiên, bộtcủ cải đường lại là nguyên liệu địa phương và theo mùa, trong khi đó vỏ đậu nành có sẵn trên toàn thế giới, quanh năm và giá cả cạnh tranh.Một bước phát triển mới trong việc sử dụng vỏ đậu nành trong khẩu phần ăn của heo con là xử lý chúng bằng các enzyme làm tăng lượng chất xơ lên men. Mặc dù quy trình chính xác vẫn là một bí mật thương mại, nhưng đã có ý kiến cho rằng chính hemicellulose bị tác động nhiều nhất sẽ lên men nhanh hơn. Điều này có một tác dụng kép vì hemicellulose cũng gây nhớt – điều mà chúng ta muốn tránh càng nhiều càng tốt. Do đó, vỏ đậu nành có chứa chất xơ có thể lên men thông qua quá trình xử lý bằng enzyme sẽ là một nguyên liệu thức ăn thông minh hơn, hỗ trợ trong các khẩu phần ăn không chứa kháng sinh.

    Vỏ đậu nành được xử lý bằng enzyme làm giảm các chỉ số lên men protein ở ruột già của heo, từ đó cải thiện được sức khỏe đường ruột tổng thể.

     

    Vỏ đậu nành và sự lên men protein của vi khuẩn

     

    Protein dư thừa thoát khỏi các vi khuẩn có lợi ở phần trên của ruột già không chỉ nuôi vi khuẩn gây bệnh ở cuối ruột già mà chúng còn góp phần tạo amoniac – chất độc và gây tổn thương cho niêm mạc ruột. Một thử nghiệm với vỏ đậu nành được xử lý bằng enzyme cho thấy hai chỉ số lên men protein của vi khuẩn giảm đáng kể so với đối chứng. Hàm lượng acid béo mạch nhánh giảm 23% (từ 1,7% xuống 1.3% tổng số acid béo chuỗi ngắn), trong khi đó hàm lượng indole giảm 59%.

     

    Thực tế khẩu phần heo con hiện đại được xây dựng với tỷ lệ các sản phẩm đậu tương khá cao thì đây thực sự là một tin tốt trong việc kiểm soát protein thô dư thừa, đồng thời tránh nhu cầu về khẩu phần protein cực kì thấp.

     

    Liên kết giữa acid butyric và việc bổ sung ZnO

     

    Ngày nay, có một xu hướng chung là bổ sung ít phụ gia hơn, không chỉ bởi vì chúng làm tăng chi phí và có thể là gánh nặng trao đổi chất cho vật nuôi mà còn vì người tiêu dùng ưa chuộng khẩu phần ăn “sạch”. Một khẩu phần ăn “sạch” nếu có cũng chứa một phần nhỏ các yếu tố kháng dinh dưỡng và điều này phủ nhận sự cần thiết của các chất phụ gia để phục hồi tổn thương do các yếu tố kháng dinh dưỡng đó gây ra. Thay vào đó, sự ưu tiên đối với các nguyên liệu tinh chế có thể mang lại lợi ích tương tự mà không làm tăng chi phí bằng cách tăng cường sức khỏe đường ruột của động vật thay vì tìm cách phục hồi sau đó.

     

    Vỏ đậu nành có thể trở thành một giải pháp thay thế khả thi cho việc bổ sung acid butyric vì sự sản xuất bên trong cơ thể của acid này từ vỏ đậu nành đảm bảo butyric có mặt tại đúng vị trí cần thiết  mà không làm tăng chi phí thức ăn vì chất xơ có thể lên men đã được tính về chi phí. 

     

    Khá thú vị là trường hợp của kẽm.Chúng ta có thể thay thế oxit kẽm bằng xơ không? Nếu chúng ta coi rằng liều dược lý của oxit kẽm kiểm có thể soát phần lớn sự phát triển quá mức của tất cả các loại vi khuẩn từ đó tạo ra một môi trường ổn định, thì có thể là hợp lý khi cho rằng các loại chất xơ phù hợp có thể đạt kết quả tương tự nếu được cho ăn với số lượng phù hợp và cân bằng. Đó quả là một đề xuất rất thú vị.

     

    Vỏ đậu nành – đặc biệt khi đã được xử lý bằng enzyme để tăng hàm lượng chất xơ lên men là một nguồn cung cấp chất xơ chức năng có tác dụng như một prebiotic thích hợp cho thức ăn heo con. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu mới, khi một nguyên liệu như vậy có thể được sử dụng để thay thế các phương pháp kiểm soát sức khỏe đường ruột cũ theo cách tiếp cận thân thiện với vật nuôi và môi trường hơn.

     

    Biên dịch: ACARE Team

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.