Chăn nuôi bò được xem là ngành kinh tế chủ lực của hàng nghìn hộ dân tại huyện Ba Tri (Bến Tre). Với những nỗ lực không ngừng trong việc cải thiện chất lượng đàn bò, bò Ba Tri đã được Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ trao chứng nhận nhãn hiệu “Bò Ba Tri”.
Đây là nhãn hiệu bò đầu tiên của Đồng bằng sông Cửu Long có chất lượng và giá trị kinh tế cao, tạo động lực để ngành chăn nuôi bò ở Ba Tri phát triển.
Chăn nuôi bò theo mô hình trang trại tại huyện Ba Tri.
Nâng cao chất lượng đàn bò
Anh Nguyễn Thành Quang, xã Mỹ Hòa, huyện Ba Tri cho biết, trước đây gia đình chủ yếu nuôi các giống bò vàng của địa phương nên hiệu quả không cao do bò có trọng lượng thấp và tỷ lệ thịt không nhiều. Sau khi được tập huấn hướng dẫn lai tạo các giống bò nền lai Sind, Brahman, các giống siêu thịt như Red Angus, Limousine, Charolais, BBB…, anh Quang dần thay đổi giống bò địa phương sang nuôi các giống bò có chất lượng cao, được thị trường ưa chuộng.
Không dừng ở đó, từ những kinh nghiệm thực tế, anh mạnh dạn đầu tư phát triển đàn bò. Từ chăn nuôi nhỏ lẻ, đến nay, anh Quang đã trở thành chủ cơ sở cung cấp bò giống cho bà con trong xã, huyện và các tỉnh Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Phú Yên…
Để nâng cao qui mô sản xuất, năm 2015, anh Quang mạnh dạn đầu tư mua 7.000m2 đất xây dựng chuồng trại, trồng cỏ tạo nguồn thức ăn cho bò với tổng vốn đầu tư gần 7 tỷ đồng. Hiện anh Quang nuôi hơn 150 con bò sinh sản và bò thịt vỗ béo. Anh Quang chia sẻ, cũng nhờ nâng cao chất lượng đàn bò so với trước đây nên người chăn nuôi thu được lợi nhuận nhiều hơn. Bên cạnh đó, bò Ba Tri hiện đã có chứng nhận thương hiệu. Điều này giúp người nông dân nuôi bò ngày được phát triển hơn.
Theo ông Nguyễn Văn Đức, xã Mỹ Chánh, huyện Ba Tri, nếu không có sự thay đổi về con giống thì người dân chăn nuôi bò không đạt hiệu quả như hôm nay. Ông Đức so sánh, trước đây con bò vàng truyền thống bán giá cao lắm không được 20 triệu đồng/con, do chất lượng thịt không đạt và trọng lượng nhỏ. Nhưng từ lúc gia đình ông chuyển sang nuôi các loại giống chất lượng cao, trọng lượng xuất bán có con đạt gần1 tấn, chất lượng thịt đạt từ 60%-70% nên có thể bán được từ 30 triệu đến 40 triệu đồng/con. Ông Đức cho biết, gia đình ông nuôi 15 con bò nái, bò thịt vỗ béo, mỗi năm thu lợi nhuận hơn 200 triệu đồng.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri, tổng đàn bò của toàn huyện có hơn 100.000 con; trong đó, có khoảng 60% là bò cái sinh sản, còn lại là bò nghé và bò nuôi vỗ béo đã được chuyển đổi hoàn toàn sang các giống chất lượng cao như giống bò lai Sind, Brahman; các giống siêu thịt Red Angus, Limousine, BBB, …. chiếm hơn 50% tổng đàn bò của tỉnh. Mỗi năm xuất bán trung bình hơn 30.000 con bò.
Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tri ông Dương Văn Chương, cho biết, từ năm 2002, huyện đã thực kế hoạch chuyển đổi giống đàn bò và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật gieo tinh các giống bò tốt chất lượng cao cho người dân. Nhờ nỗ lực cải thiện chất lượng đàn bò, đến cuối năm 2016, bò Ba Tri được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ trao chứng nhận nhãn hiệu “Bò Ba Tri”, đây là nhãn hiệu bò đầu tiên của Đồng bằng sông Cửu Long có chất lượng và giá trị kinh tế cao, tạo động lực để ngành chăn nuôi bò ở Ba Tri phát triển.
Xây dựng chuỗi giá trị
Theo UBND huyện Ba Tri, toàn huyện có trên 26.000 hộ tham gia chăn nuôi bò; trung bình từ mỗi hộ chăn nuôi từ 3 – 5 con bò. Có hộ chăn nuôi từ 30 – 100 con/hộ chiếm hơn 15%, toàn huyện có 32 tổ hợp tác, 1 hợp tác xã chăn nuôi bò.
Ông Trà Tấn Thanh, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Mỹ Chánh (huyện Ba Tri) cho biết, lúc mới thành lập, Hợp tác xã nông nghiệp Mỹ Chánh chỉ có 50 hộ thành viên với tổng vốn điều lệ hơn 100 triệu đồng. Đến nay, số hộ đã lên đến 200 thành viên, vốn điều lệ hơn 10 tỷ đồng.
Theo ông Thanh ngay từ khi thành lập, hợp tác xã đã xây dựng quy chuẩn trong sản xuất cho từng hộ viên nhằm đảm bảo các vấn đề về an toàn vệ sinh dịch bệnh. Nhờ chất lượng tốt, bò giống của hợp tác xã luôn duy trì được giá bán ổn định và cao hơn giá thị trường 5.000 – 10.000 đồng/kg. Ngoài ra, hợp tác xã là địa chỉ tin cậy của các tỉnh đến đặt mua bò giống. Trong năm 2018, hợp tác xã đã cung cấp cho các tỉnh hơn 1.500 con bò giống sinh sản. Bên cạnh đó, hợp tác xã là đầu mối tiêu thụ bò thịt cho người chăn nuôi, cung cấp thịt cho thị trường TP Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực.
Ông Trà Tấn Thanh cho hay, thời gian tới, hợp tác xã đầu tư lò giết mổ tập trung và xây dựng gian hàng bán thịt tươi, thịt sau chế biến… nhằm giảm bớt khâu trung gian và gia tăng lợi nhuận cho xã viên…Mặt khác, hợp tác xã đang liên kết với các công ty tiêu thụ bò thịt để đầu ra được ổn định hơn, từng bước góp phần xây dựng chuỗi giá trị bò Ba Tri, đưa thương hiệu Bò Ba Tri ngày càng phát triển.
Ông Dương Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tri cho biết, từ hiệu quả mang lại của Hợp tác xã Mỹ Chánh, địa phương tiến hành nhân rộng mô hình này ra toàn huyện, để từ đó có nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác trở thành cầu nối giữa người dân liên kết với doanh nghiệp, hướng dẫn các hộ chăn nuôi đi theo hướng liên kết, tập trung sản xuất theo hình thức tổ hợp tác và hợp tác xã đảm bảo liên kết chặt chẽ đầu vào, đầu ra. Cùng với đó, từng bước hình thành chuỗi giá trị cho con bò, góp phần đưa thương hiệu “Bò Ba Tri” ngày càng vươn xa trên thị trường.
Ông Đoàn Văn Đảnh, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bến Tre cho biết, người dân đã am hiểu các kỹ thuật chăn nuôi bò, chất lượng bò Ba Tri được đánh giá cao trên cả nước. Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để đưa người nông dân đến gần hơn với nhà doanh nghiệp tiêu thụ để có sự kết nối đầu vào đầu ra cho ổn định.
Chính vì vậy, người nông dân bắt buộc phải liên kết với nhau trong chăn nuôi, xây dựng hình thành tổ hợp tác, hợp tác xã để có quy trình sản xuất chuẩn, nguồn cung cấp ổn định cho doanh nghiệp, luôn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, trong năm 2019, Hội nông dân phối hợp Sở Công Thương triển khai truy xuất nguồn gốc cho con bò Ba Tri, khai thác thật tốt nhãn hiệu chứng nhận “Bò Ba Tri” để nhãn hiệu này sẽ càng ngày càng phát triển bền vững.
- chăn nuôi bò li>
- bò ba tri li>
- Thương hiệu li> ul>
- Việt Nam nhập thịt và phụ phẩm nhiều kỷ lục
- Sửa chuồng trại, dự trữ thức ăn cho gia súc trong mùa đông
- Ứng dụng công nghệ sinh sản nhân nhanh đàn bò sữa Việt Nam
- Người chăn nuôi Philippines tới Việt Nam học hỏi kinh nghiệm tiêm vaccine ASF cho heo nái
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Hoà Bình: Xây dựng thương hiệu dê vùng cao Đà Bắc
- Đồng Nai: Đảm bảo nguồn cung thịt heo sạch bệnh dịp tết
- Tuyên Quang: Sản lượng sữa tươi đạt trên 36.800 tấn, cao nhất từ trước đến nay
- BAF Việt Nam bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh vào vị trí Phó Tổng giám đốc
- Lạng Sơn: Tiêm được trên 60 nghìn liều vaccine, ASF được khống chế
Tin mới nhất
T4,11/12/2024
- Việt Nam nhập thịt và phụ phẩm nhiều kỷ lục
- Sửa chuồng trại, dự trữ thức ăn cho gia súc trong mùa đông
- Ứng dụng công nghệ sinh sản nhân nhanh đàn bò sữa Việt Nam
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Người chăn nuôi Philippines tới Việt Nam học hỏi kinh nghiệm tiêm vaccine ASF cho heo nái
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Hoà Bình: Xây dựng thương hiệu dê vùng cao Đà Bắc
- Đồng Nai: Đảm bảo nguồn cung thịt heo sạch bệnh dịp tết
- Tuyên Quang: Sản lượng sữa tươi đạt trên 36.800 tấn, cao nhất từ trước đến nay
- BAF Việt Nam bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh vào vị trí Phó Tổng giám đốc
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất