Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, từ đầu năm đến giữa tháng 11.2022, các ngành chức năng đã thanh tra, kiểm tra và xử phạt 32 cơ sở chăn nuôi vi phạm về môi trường với tổng số tiền hơn 3,1 tỷ đồng.
- Mỗi năm, ngành chăn nuôi đưa ra môi trường trên 80 triệu tấn chất thải
- Trang trại nuôi thỏ tuần hoàn không gây ô nhiễm môi trường
- Bà Rịa-Vũng Tàu: Phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường
Lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai đã thanh tra, kiểm tra và xử phạt 32 cơ sở chăn nuôi vi phạm về môi trường. Nguồn: ITN
Cụ thể, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với UBND các huyện Long Thành, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Tân Phú thanh tra, kiểm tra và tham mưu UBND tỉnh xử phạt 7 cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường với mức phạt hơn 2,2 tỷ đồng; đồng thời, áp dụng hình thức phạt bổ sung đình chỉ có thời hạn với 3 cơ sở (Công ty TNHH Huỳnh Gia Phúc, Công ty TNHH MTV Tám Do, Công ty TNHH Nam Việt Hoàng) để khắc phục ô nhiễm.
Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Đồng Nai đã kiểm tra và xử lý vi phạm 7 cơ sở chăn nuôi có hành vi xả nước thải chưa đạt quy chuẩn ra môi trường với tổng số tiền 470 triệu đồng. UBND các huyện Vĩnh Cửu, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Thống Nhất, Định Quán thực hiện giám sát và xử lý vi phạm 18 cơ sở chăn nuôi do địa phương quản lý có hành vi xả nước thải chưa đạt quy chuẩn ra môi trường, thiếu thủ tục môi trường với tổng số tiền hơn 450 triệu đồng.
Ngoài ra, Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường đã kiểm tra, giám sát thường xuyên công tác bảo vệ môi trường tại 39 cơ sở chăn nuôi. Kết quả, các cơ sở đều chấp hành quy định về bảo vệ môi trường như đầu tư hệ thống xử lý nước thải; hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại. Tuy nhiên, vẫn còn cơ sở đã đi vào hoạt động nhưng chưa lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định, xử lý nước thải chưa đạt quy chuẩn môi trường, Chi cục đang rà soát, tổng hợp hồ sơ để thông báo kết quả kiểm tra và đề xuất xử lý vi phạm.
Nguyễn Thúy
Nguồn: Đại biểu Nhân dân
- cơ sở chăn nuôi li>
- bảo vệ môi trường li>
- môi trường chăn nuôi li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Chăn nuôi 2023: Vượt thách thức, tăng sức cạnh tranh
- Tổng quan thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2022
- Nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì năm 2022
- Canada: Đầu tư công nghệ cho ngành chăn nuôi bò sữa
- Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc năm 2022 đạt 1,13 tỷ USD
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/01/2023
- 6 điểm nhấn ngành chăn nuôi năm 2022
- Yên Bái: Hiệu quả mô hình vỗ béo bò thịt ở Trạm Tấu và Mù Cang Chải
- Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Tiền Giang: Nhiều hoạt động sáng tạo
- Nhập khẩu bột thịt xương từ Australia tăng đột biến
Tin mới nhất
T7,28/01/2023
- Chăn nuôi 2023: Vượt thách thức, tăng sức cạnh tranh
- Sản xuất trứng gà đông trùng hạ thảo-thảo dược: Hướng đi mới của người chăn nuôi Thủ Đô
- Tổng quan thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2022
- Thư chúc mừng Xuân Quý Mão 2023
- Nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì năm 2022
- Canada: Đầu tư công nghệ cho ngành chăn nuôi bò sữa
- Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc năm 2022 đạt 1,13 tỷ USD
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/01/2023
- 6 điểm nhấn ngành chăn nuôi năm 2022
- Yên Bái: Hiệu quả mô hình vỗ béo bò thịt ở Trạm Tấu và Mù Cang Chải
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
Muốn có thực phẩm sạch và an toàn thì trước tiên phải bảo vệ môi trường quanh chúng ta, không nên vì cái lợi trước mắt mà mất đi cái lợi sau này.