Đến nay, huyện Trấn Yên có 734 cơ sở chăn nuôi hàng hóa quy mô lớn, chủ yếu là nuôi gà, lợn, trâu bò, thỏ.
Huyện Trấn Yên hiện có 734 cơ sở chăn nuôi hàng hóa với quy mô lớn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 và Nghị quyết số 05/2022/NQ-HĐND ngày 30/3/2022 của HĐND tỉnh Yên Bái với tổng kinh phí được giao thực hiện 21,99 tỷ đồng, từ vốn ngân sách tỉnh, thời gian qua, huyện Trấn Yên đã bố trí thực hiện 23 dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; hỗ trợ 234 cơ sở chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa hoặc đặc sản, hữu cơ; hỗ trợ xây dựng, nhân rộng 1 mô hình mới có hiệu quả kinh tế cao; hỗ trợ 30 cơ sở chăn nuôi trâu, bò hoặc hỗn hợp trâu, bò liên kết sản xuất có quy mô từ 20 con trở lên theo tổ hợp tác, hợp tác xã.
Nhờ thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là tạo điều kiện về vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật nên đến nay huyện Trấn Yên có 734 cơ sở chăn nuôi hàng hóa với quy mô lớn. Trong đó, các cơ sở chăn nuôi hàng hóa chủ yếu là chăn nuôi gà quy mô từ 1.000 con/lứa trở lên, lợn quy mô 100 con/lứa trở lên và chăn nuôi trâu bò, thỏ thương phẩm.
Ngoài ra, huyện duy trì diện tích ao hồ nuôi trồng thuỷ sản 490 ha; nuôi 79 lồng cá và thực hiện chuyển đổi gần 66 ha diện tích đất kém hiệu quả sang nuôi cá với tổng sản lượng khai thác thủy sản đạt trên 1 nghìn tấn/năm.
Các cơ sở chăn nuôi hàng hóa quy mô lớn đã góp phần thay đổi tư duy sản xuất của người dân, chuyển từ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ sang chăn nuôi quy mô trang trại, gia trại, tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương.
Thời gian tới, Trấn Yên tiếp tục triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ ngành chăn nuôi, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, từ đó tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác đầu tư xây dựng chuồng trại, hình thành vùng chăn nuôi tập trung theo hướng hàng hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương.
Đức Toàn
Nguồn: Báo Yên Bái
- nền sản xuất chăn nuôi hàng hóa li>
- chăn nuôi hàng hóa li> ul>
- Ninh Bình: Khởi sắc trong sản xuất chăn nuôi 9 tháng đầu năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò thịt trong tỉnh giảm 3.300 con so với cùng kỳ
- Từ ‘sóng’ DBC nhìn về chu kỳ cổ phiếu chăn nuôi
- Chiến lược phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 9.2023
- De Heus: Khánh thành Nhà máy Thức ăn Thủy sản công suất 240.000 tấn/năm
- HANVET: Khát vọng nội địa hóa vắc xin
- Quy trình bảo vệ đàn vật nuôi giai đoạn chuyển mùa
- Một mô hình nuôi dê nhốt chuồng hiệu quả
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 26/09/2023
Tin mới nhất
T5,28/09/2023
- Ninh Bình: Khởi sắc trong sản xuất chăn nuôi 9 tháng đầu năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò thịt trong tỉnh giảm 3.300 con so với cùng kỳ
- Từ ‘sóng’ DBC nhìn về chu kỳ cổ phiếu chăn nuôi
- Chiến lược phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 9.2023
- De Heus: Khánh thành Nhà máy Thức ăn Thủy sản công suất 240.000 tấn/năm
- HANVET: Khát vọng nội địa hóa vắc xin
- Quy trình bảo vệ đàn vật nuôi giai đoạn chuyển mùa
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 26/09/2023
- Cho gà uống trà hoa vàng, ăn dược liệu thu lãi cả trăm triệu
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất