Yêu cầu cơ sở chăn nuôi lớn thực hiện kiểm kê khí nhà kính - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Yêu cầu cơ sở chăn nuôi lớn thực hiện kiểm kê khí nhà kính

    Cục Chăn nuôi kiến nghị Việt Nam cần áp dụng và yêu cầu các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn thực hiện kiểm kê khí nhà kính.

    Trang trại chăn nuôi bò sữa của TH đảm bảo quy mô tập trung, có hệ thống xử lý chất thải. Ảnh: PT.

     

    1 con bò phát thải khoảng 90kg khí metan/năm

     

    Theo thống kê của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) tại Báo cáo “Con đường hướng tới lượng khí thải thấp hơn” được công bố tại COP28, năm 2015, các hệ thống nông sản chăn nuôi đã thải ra khoảng 6,2 tỷ tấn khí CO2 mỗi năm, bằng 12% tổng lượng phát thải do con người tạo ra.

     

    Số lượng khí thải CO2 cũng bằng 40% tổng lượng phát thải từ các hệ thống nông sản thực phẩm, nếu không có sự can thiệp và tăng năng suất, hiệu quả sản xuất, việc đáp ứng nhu cầu gia tăng có thể sẽ đưa lượng phát thải chăn nuôi toàn cầu lên gần 9,1 tỷ tấn CO2 tương đương vào 2050.

     

    Ước tính về lượng phát thải các hoạt động sản xuất trong ngành chăn nuôi, lợn chiếm 14%, gà chiếm 9%, trâu, bò chiếm 8% và động vật nhai lại nhỏ chiếm 7%. Xét theo mặt hàng, sản xuất thịt chiếm 2/3 lượng khí thải, sữa chiếm 30% và trứng chiếm phần còn lại.

     

    Thông tin từ Bộ NN-PTNT, tổng lượng chất thải chăn nuôi năm 2022 lên đến 81,8 triệu tấn/năm, trong đó chăn nuôi lợn chiếm 44,9%, bò thịt chiếm 26,7%, trâu chiếm 15,3%, gia cầm 8,1%, bò sữa 4,9% trong tổng lượng chất thải chăn nuôi. Ngoài ra, chất thải lỏng phát sinh từ hoạt động chăn nuôi năm 2022 ước đạt 379 triệu mét khối. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 50% chất thải rắn và 20% chất thải lỏng được xử lý trước khi thải ra môi trường.

     

    Phát thải khí nhà kính từ chăn nuôi bao gồm 2 nguồn chính: Khí metan từ dạ cỏ của động vật nhai lại và khí CH4, N2O từ phân động vật. Theo kết quả điều tra năm 2016, lượng khí nhà kính phát thải từ dạ cỏ của động vật nhai lại chiếm tỷ trọng cao nhất, 444.000 tấn khí CH4 (tương đương 12,42 triệu tấn CO2e), tiếp đến là phát thải từ phân động vật bao gồm 11.000 tấn khí N2O (tương đương 2,97 triệu tấn CO2e) và 112.000 tấn khí CH4 (tương đương 3,13 triệu tấn CO2e).

     

    Bộ Tài Nguyên và Môi trường ngày 10/10/2022 đã ban hành Quyết định số 2626/QĐ-BTNMT về công bố danh mục hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính. Theo đó, trong số các động vật có phát thải khí metan từ dạ cỏ, bò sữa gây phát thải nhiều nhất, khoảng 78kg khí CH4/con/năm, trâu khoảng 76kg khí CH4/con/năm, bò thịt 54kg CH4/con/năm, ngựa 18kg CH4/con/năm, dê, cừu 5kg CH4/con/năm, lợn 1kg CH4/con/năm.

     

    Tuy nhiên, do số lượng chăn nuôi bò thịt và trâu ở nước ta khá lớn nên lượng phát thải khí mê tan hàng năm từ bò thịt lên tới 250.000 tấn/năm, tiếp theo là trâu với 138.000 tấn và bò sữa khoảng 20.000 tấn/năm.

     

    Đối với chăn nuôi lợn, một con lợn phát thải khoảng 4,84kg CO2 tương đương/kg thịt. Nếu tính trung bình khối lượng lợn tiêu chuẩn xuất chuồng là 90kg, một con lợn phát thải khoảng 438kg CO2 tương đương khi đạt tiêu chuẩn xuất chuồng. Thông thường, một hộ gia đình một năm sẽ xuất chuồng ít nhất hai lứa lợn như vậy một hộ chăn nuôi có quy mô trung bình từ 3.000 đầu lợn sẽ phát thải sấp xỉ 3.000 tấn CO2 tương đương/năm.

     

    Theo bà Nguyễn Quỳnh Hoa, Trưởng phòng Phòng Khoa học Công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế (Cục Chăn nuôi – Bộ NN-PTNT), chăn nuôi công nghiệp là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường cũng như đã và đang đóng góp đáng kể vào tổng phát thải khí nhà kính Việt Nam.

     

    Kết quả kiểm kê cho thấy phát thải khí nhà kính từ chăn nuôi bò và chăn nuôi lợn luôn chiếm phần lớn nhất trong tổng phát thải khí nhà kính của ngành. Phát thải khí metan từ phân động vật gây ra trong điều kiện yếm khí trong các hầm khí sinh học (biogas) hoặc ở những nơi chứa phân động vật số lượng lớn nhưng điều kiện thông khí kém. Do vậy, phát thải khí metan lớn nhất thường xảy ra đối với các động vật chăn nuôi tập trung và sử dụng nhiều nước để làm vệ sinh chuồng trại như chăn nuôi lợn thịt.

     

    Trong các kỳ Báo cáo kiểm kê quốc gia khí nhà kính gần đây, phát thải khí nhà kính từ ngành chăn nuôi đang có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2016, phát thải khí nhà kính từ ngành chăn nuôi là 18,5 triệu tấn CO2 tương đương, năm 2018 theo kết quả ước tính thì lượng phát này đã tăng lên mức xấp xỉ 22,2 triệu tấn CO2 tương đương, năm 2020 lượng khí thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi là hơn 30,84 triệu tấn CO2 tương đương.

    Theo ước tính, lượng phát thải các hoạt động sản xuất trong ngành chăn nuôi thì gà chiếm 9% toàn ngành. Ảnh: PT.

     

    Phát triển công nghiệp chuồng trại hướng tới mục tiêu khí hậu

     

    Phân tích về đóng góp của ngành chăn nuôi hướng tới các mục tiêu khí hậu của Việt Nam, bà Nguyễn Quỳnh Hoa cho biết, chăn nuôi hiện đóng góp tới 26,7% GDP của toàn ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi cũng đặt ra nhiều thách thức cho vấn đề bảo vệ môi trường và phát thải với trên 60 triệu tấn chất thải rắn mỗi năm, gây áp lực lớn tại nhiều địa phương.

     

    Để vừa đảm bảo phát triển kinh tế vừa hạn chế tác động tới môi trường, nhiều giải pháp đã cho thấy hiệu quả thực tiễn như áp dụng công nghệ xử lý thu hồi năng lượng, các mô hình phân bón hữu cơ, trang trại tuần hoàn, giảm phát thải.

     

    Ước tính trung bình mỗi năm, các loại vật nuôi chính (trâu, bò, lợn, gia cầm) phát thải hơn 60 triệu tấn phân và trên 289 triệu m³ nước thải. Nếu không được kiểm soát tốt, đây sẽ là nguồn phát thải khoảng 30 triệu tấn CO2 tương đương hàng năm.

     

    Sau cam kết tại COP26, Chính phủ Việt Nam đã có văn bản quy phạm pháp luật rất đầy đủ bao gồm Luật Chăn nuôi và các nghị định, các thông tư. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký phê duyệt Chiến lược Phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

     

    Đề án “Phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi là một trong 5 đề án trọng tâm của chiến lược. Đề án đòi hỏi các địa phương tập trung triển khai thực hiện và mở ra hướng mới cho chăn nuôi phát triển theo hướng kinh tế tuần hoàn đảm bảo hiệu quả, khắc phục nhanh tình trạng ô nhiễm môi trường, giảm phát thải, chuyển đổi năng lượng xanh, góp phần hình thành nền nông nghiệp phát thải thấp nhằm đạt mục tiêu của Chính phủ trong phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050”, bà Nguyễn Quỳnh Hoa nhấn mạnh.

     

    Theo đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam, tiềm năng của các biện pháp giảm phát thải liên quan đến ngành chăn nuôi trong cả giai đoạn 2021 – 2030 là 152,5 triệu tấn CO2 tương đương, chiếm 54% tổng tiềm năng giảm phát thải của lĩnh vực nông nghiệp.

    Cần yêu cầu các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Ảnh: PT.

     

    Ngành chăn nuôi toàn cầu cần giảm 61% lượng khí thải vào 2036

     

    Nhìn từ kinh nghiệm giảm phát thải khí nhà kính của các nước có ngành chăn nuôi tiên tiến như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan…, Trưởng phòng Phòng Khoa học Công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế, Cục Chăn nuôi cho rằng, quản lý khí nhà kính và các yêu cầu báo cáo khí nhà kính của các quốc gia phát triển và đang phát triển luôn bao gồm các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp trong các giai đoạn phải báo cáo.

     

    Đây là yêu cầu của quá trình kiểm kê khí nhà kính theo hướng dẫn của IPCC, trong đó, ngành chăn nuôi có tỷ lệ khá lớn đối với tổng phát thải khí nhà kính quốc gia.

     

    Các cơ sở chăn nuôi lớn được yêu cầu cung cấp số liệu hoặc lập báo cáo kiểm kê tùy thuộc phương thức quản lý của từng nước và hệ thống quản lý số liệu về phát thải khí nhà kính.

     

    Khi đã có các báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính, doanh nghiệp sẽ có nhận thức được các cơ hội giảm phát thải ngay trong quá trình sản xuất của mình (ví dụ: cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng, quản lý chất thải chăn nuôi để làm phân compost, thu hồi biogas đốt phát điện đáp ứng một phần nhu cầu điện năng của cơ sở chăn nuôi…).

     

    Hiện, một số nước trên thế giới đã và đang phát triển các dự án carbon cho lĩnh vực chăn nuôi, đơn cử như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan đã triển phát triển và đăng ký thành công các dự án tín chỉ carbon cho các cơ sở chăn nuôi tại các nước này. Đây có thể cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp Việt Nam có thể phát triển dự án giảm phát thải, tăng nguồn thu cho doanh nghiệp và hướng đến phát triển bền vững, đóng góp cho mục tiêu giảm phát thải của quốc gia.

     

    Giai đoạn 2010 – 2016, Cục Chăn nuôi đã chủ trì phát triển dự án tín chỉ carbon theo cơ chế Tiêu chuẩn vàng (Gold Standard), dự án triển khai hỗ trợ các hộ gia đình chăn nuôi lắp đặt hệ thống thu hồi biogas để sử dụng làm nguồn nhiên liệu phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Theo thông tin của cơ chế tín chỉ, trong suốt vòng đời dự án đã phát hành được hơn 3 triệu tín chỉ carbon và thực hiện giao dịch (https://registry.goldstandard.org/projects/details/61).

     

    Theo một nghiên cứu của Đại học Harvard, ngành chăn nuôi toàn cầu sẽ giảm 61% lượng khí thải vào năm 2036 để đáp ứng mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu của Thỏa thuận Paris. Điều này đòi hỏi lượng khí thải chăn nuôi toàn cầu phải đạt đỉnh vào năm 2030 hoặc sớm hơn. Do đó, ngành chăn nuôi trên toàn cầu, cả các nước phát triển và đang phát triển đều gia tăng mức kiểm soát phát thải khí nhà kính và các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính cho ngành này.

     

    “Trên cơ sở đó, đối với ngành chăn nuôi, kiến nghị Việt Nam áp dụng quản lý số liệu phát thải khí nhà kính của các cơ sở chăn nuôi trên cơ sở tính toán, số liệu hoạt động của Bộ NN-PTNT, trong đó cần yêu cầu các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn thực hiện kiểm kê khí nhà kính và Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam đang ủng hộ sáng kiến này. Đây cũng là phương pháp quản lý các cơ sở chăn nuôi lớn của Thái Lan và Indonesia”, bà Nguyễn Quỳnh Hoa đề xuất.

     

    Phương Thảo

    Nguồn: nongnghiep.vn

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.