1. Đề án Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi
Ngày 15/12/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định 1625/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030.
Mục tiêu chung: Phát huy tiềm năng sẵn có, tăng cường hơn nữa năng lực sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi (TĂCN) trong nước bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm và hạ giá thành sản phẩm, giảm tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu TĂCN.
Mục tiêu cụ thể:
- Công nghiệp hóa sản xuất các loại thức ăn bổ sung trong nước có lợi thế (chế biến vi sinh vật, enzyme, thảo dược, các loại hợp chất thiên nhiên, khoáng đa lượng, khoáng vi lượng, khoáng tự nhiên…) để cung cấp khoảng 20-25% nhu cầu vào năm 2025 và 30-35% vào năm 2030.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong chế biến các loại phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp, chế biến thực phẩm… làm TĂCN theo hướng công nghiệp hóa, nâng cao giá trị sử dụng và hiệu quả kinh tế.
- Sản lượng TĂCN công nghiệp đạt 24-25 triệu tấn vào năm 2025 và 30-32 triệu tấn vào năm 2030; đáp ứng tối thiểu 70% tổng nhu cầu TĂCN tinh.
- Mở rộng một phần diện tích đất nông nghiệp để sản xuất nguyên liệu TĂCN theo hướng công nghiệp hóa đáp ứng nhu cầu trong nước và hạn chế việc nhập khẩu.
Nội dung của Đề án:
- Phát triển và đổi mới trình độ công nghệ sản xuất TĂCN công nghiệp tại vùng có định hướng phát triển chăn nuôi. Trong đó rà soát cơ chế, chính sách liên quan đến đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất TĂCN theo hướng chuỗi giá trị gắn với vùng phát triển chăn nuôi. Đánh giá thực trạng về công nghệ trong sản xuất TĂCN trong nước hiện nay để khuyến cáo đầu tư, đổi mới công nghệ theo hướng đồng bộ, hiện đại, hiệu quả. Phát triển sản xuất TĂCN công nghiệp ở vùng đang còn không gian chăn nuôi lớn; hạn chế mở mới và mở rộng quy mô các cơ sở sản xuất TĂCN công nghiệp ở khu vực đang có mật độ chăn nuôi và mật độ cơ sở sản xuất TĂCN cao.
- Phát triển công nghiệp sản xuất các loại thức ăn bổ sung và chế biến các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp làm TĂCN. Rà soát cơ chế chính sách liên quan đến đầu tư, nhập khẩu, chuyển giao công nghệ, hoàn thiện công nghệ sản xuất một số loại thức ăn bổ sung và chế biến các loại phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp, chế biến thực phẩm… làm TĂCN.
- Chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp để sản xuất nguyên liệu TĂCN đáp ứng nhu cầu trong nước và hạn chế việc nhập khẩu. Đánh giá hiện trạng đất nông nghiệp có khả năng chuyển đổi để mở rộng diện tích sản xuất nguyên liệu làm TĂCN. Áp dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật để sản xuất các loại cây trồng có năng suất, chất lượng phù hợp với các vùng, miền theo hướng công nghiệp hóa nhằm giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh với nguyên liệu nhập khẩu đáp ứng một phần nhu cầu nguyên liệu phục vụ sản xuất TĂCN.
2. Đề án Phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi đến năm 2030
Ngày 30/12/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký ban hành Quyết định số 1740/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi đến năm 2030.
Mục tiêu chung: Nâng cao năng lực giết mổ, chế biến, đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi, bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm chăn nuôi. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường sản phẩm chăn nuôi trong nước và xuất khẩu.
Mục tiêu cụ thể:
- Giết mổ gia súc, gia cầm
Phát triển một số cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô tập trung, công nghiệp với thiết bị tiên tiến, công nghệ hiện đại gắn với vùng sản xuất chăn nuôi hàng hóa.
Bảo đảm tỷ lệ gia súc, gia cầm được giết mổ tập trung công nghiệp đạt tương ứng khoảng 60% và 40% vào năm 2025; khoảng 70% và 50% vào năm 2030.
- Chế biến thịt, trứng và sữa
Phát triển một số cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi có quy mô, công nghệ, quản lý ngang tầm khu vực và thế giới.
Bảo đảm tỷ trọng thịt gia súc, gia cầm được chế biến so với tổng sản lượng thịt tương ứng từ 25-30% năm 2025 và từ 40-50% vào năm 2030.
Tốc độ tăng giá trị gia tăng của sản phẩm chăn nuôi chế biến bình quân đạt khoảng 3,5 – 4,5%/năm giai đoạn 2023 – 2025 và 4,5 – 5,5%/năm giai đoạn 2026 – 2030.
- Trình độ công nghệ:
Tăng số cơ sở chế biến thịt quy mô công nghiệp đạt trình độ công nghệ từ 25-30% vào năm 2025 và 50-55% vào năm 2030; tỷ lệ cơ sở công nghệ trung bình tiên tiến giảm còn 45-50% vào năm 2025 và 35-40% vào năm 2030; tỷ lệ cơ sở trình độ công nghệ trung bình và lạc hậu giảm còn 20-25% vào năm 2025 và 5-10% vào năm 2030.
Số cơ sở chế biến trứng quy mô công nghiệp đạt trình độ công nghệ tiên tiến tăng lên 70-75% vào năm 2025 và 80-85% vào năm 2030. Sản lượng trứng chế biến tăng tương ứng gấp 02 lần vào năm 2025 và gấp 03 lần vào năm 2030.
Đến năm 2025, số cơ sở chế biến sữa quy mô công nghiệp đạt trình độ công nghệ tiên tiến từ 85-90% và các năm tiếp theo đạt từ 95-100%.
- Phát triển thị trường:
Giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt từ 1,0-1,5 tỷ USD vào năm 2025 và từ 3,0-4,0 tỷ USD vào năm 2030.
Các nội dung, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể: Nâng cao chất lượng giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến; Phát triển hạ tầng kỹ thuật, thu hút đầu tư, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả chế biến các sản phẩm chăn nuôi; Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị liên kết dọc và tăng cường kiểm soát chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi chế biến; Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
3. Đề án Phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi đến năm 2030
Ngày 30/12/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký ban hành Quyết định số 1741/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi đến năm 2030.
Mục tiêu chung: Nâng cao năng lực sản xuất giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, giống vật nuôi đặc sản đáp ứng nhu cầu sản xuất chăn nuôi trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.
Mục tiêu cụ thể:
– Xây dựng được ngân hàng giống quốc gia, chính sách hỗ trợ thúc đẩy tiến độ các dự án sản xuất giống mới có quy mô lớn; ưu tiên, khuyến khích các doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ lõi, công nghệ sinh học và quản lý giống theo hình tháp trong sản xuất giống.
– Nâng cấp, hiện đại hóa một số trung tâm giống hiện có và tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ trong ngành giống vật nuôi tạo động lực thu hút đầu tư và thúc đẩy sản xuất giống vật nuôi.
– Đến năm 2030, nước ta có thể chủ động sản xuất được nguồn giống vật nuôi chủ lực cấp bố mẹ và con thương phẩm có năng suất, giảm nhập khẩu các giống vật nuôi chủ lực: đáp ứng tối thiểu 90% nhu cầu giống lợn, 80% nhu cầu giống gà, 100% nhu cầu giống vịt, 70% nhu cầu giống bò thịt. Nhập khẩu các giống vật nuôi cấp cụ kỵ, ông bà, giống thuần có năng suất cao để làm tươi máu và cải tạo năng suất các giống vật nuôi hiện có.
– Tăng cường năng lực cho tối thiểu 6 cơ sở sản xuất giống vật nuôi quy mô công nghiệp; tổ chức chọn lọc, nhân giống và sản xuất giống đồng bộ theo hệ thống cấp giống; áp dụng phương pháp quản lý giống vật nuôi theo mô hình tháp giống gắn mã định danh quốc gia đối với các cơ sở nuôi giữ giống gốc, cơ sở nghiên cứu, cơ sở khảo nghiệm, kiểm định chất lượng giống; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sinh học và tiếp thu nhanh các tiến bộ kỹ thuật mới để sản xuất giống và phát triển chăn nuôi.
– Khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi bản địa theo hướng sản xuất hàng hóa có hiệu quả gắn với du lịch sinh thái; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các giống vật nuôi bản địa chất lượng cao, có lợi thế vùng miền.
– Xây dựng cơ chế, chính sách để tạo động lực thúc đẩy việc xã hội hóa các hoạt động triển khai công nghiệp sản xuất giống vật nuôi.
– Tăng cường năng lực sản xuất giống tại chỗ ở các địa phương.
Đề án đặt ra các nội dung, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể: Ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học, tiếp thu nhanh các tiến bộ mới để sản xuất và quản lý giống vật nuôi; Kiểm tra năng suất, khảo nghiệm, kiểm định chất lượng giống vật nuôi; Phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi với quy mô lớn, đồng bộ; Khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi bản địa theo hướng hàng hóa, xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu theo lợi thế vùng miền gắn với du lịch; Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ quan quản lý, cơ sở lưu giữ và nhân giống vật nuôi. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng giống vật nuôi.
4. Đề án ưu tiên “Đẩy mạnh hoạt động Khoa học và Công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030”
Mục tiêu chung: Tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ ngành chăn nuôi đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể:
- Chọn tạo giống vật nuôi chủ lực công nghệ cao đáp ứng được 95% nhu cầu giống lợn, 85-90% nhu cầu giống gia cầm, 100% nhu cầu giống thủy cầm, 70% giống bò thịt.
- Dinh dưỡng TĂCN: Chuyển giao công nghệ sản xuất các loại nguyên liệu thức ăn giàu đạm, thức ăn bổ sung, phụ gia, đáp ứng khoảng 20-35% nhu cầu; Khai thác hiệu quả nguồn phụ phẩm công-nông nghiệp-thủy sản, chế phẩm sinh học, thảo dược, hợp chất thiên nhiên an toàn và thân thiện môi trường.
- Chuồng trại, quản lý chất thải chăn nuôi: Chuyển giao công nghệ sản xuất trang thiết bị chuồng trại đáp ứng 80% nhu cầu đảm bảo an toàn dịch bệnh hướng tới chăn nuôi bền vững;
- Chế biến các sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, sữa, mật ong và các sản phẩm giết mổ: Chuyển giao công nghệ đảm bảo 50-55% cơ sở chế biến thịt quy mô công nghiệp và 90% cơ sở chế biến trứng quy mô công nghiệp đạt trình độ công nghệ tiên tiến vào năm 2030, đa dạng hóa sản phẩm phục vụ tiêu dùng nội địa và hướng tới xuất khẩu.
5 nội dung, nhiệm vụ và giải pháp:
Nâng cấp cơ sở vật chất, tăng cường năng lực nghiên cứu cho một số cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm công nghệ cao lĩnh vực chăn nuôi theo hướng chuyên sâu, hiện đại, đồng bộ ngang tầm trình độ trong khu vực và quốc tế;
Nghiên cứu chọn tạo giống vật nuôi chủ lực bằng công nghệ cao để chuyển giao cho các cơ sở sản xuất giống vật nuôi trong nước;
Nghiên cứu công nghệ sản xuất các loại nguyên liệu thức ăn giàu đạm, thức ăn bổ sung, phụ gia, phụ phẩm công – nông nghiệp và thủy sản, chế phẩm sinh học, thảo dược, hợp chất thiên nhiên an toàn và thân thiện môi trường;
Nghiên cứu công nghệ chuồng trại, quản lý chất thải chăn nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh hướng tới chăn nuôi bền vững;
Nghiên cứu công nghệ chế biến, bảo quản các sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, sữa, mật ong và các sản phẩm giết mổ đảm bảo đa dạng hóa sản phẩm phục vụ tiêu dùng nội địa và hướng tới xuất khẩu.
Thu Hằng (tổng hợp)
- đề án phát triển chăn nuôi li>
- đề án li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T3,24/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất