[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo Cục Chăn nuôi, trong 10 năm qua lĩnh vực chăn nuôi đã có 77 tiến bộ kỹ thuật được công nhận, trong đó có 4 dòng, giống lợn mới, 12 dòng gà, 6 dòng ngan, 6 dòng vịt mới, 2 tổ hợp lai đà điểu, 1 tổ hợp bò lai hướng thịt, 4 giống tằm đã được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất với quy mô lớn và có hiệu quả kinh tế cao.
Chương trình giống: đã đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa cơ bản hệ thống chọn tạo, nhân giống gốc vật nuôi, thủy sản của các cơ sở nghiên cứu thuộc các viện trường trong khối nông nghiệp, thủy sản và của một số doanh nghiệp nhà nước. Ở địa phương đã hoàn thiện và đầu tư xây dựng mới 42 Trung tâm giống vật nuôi, thủy sản làm nhiệm vụ nuôi giữ giống gốc, đặc sản bản địa và nhân giống bố mẹ, giống thương phẩm phục vụ sản xuất. Từ nguồn giống nhập ngoại và các giống bản địa trong nước đã tạo ra hàng trăm các tổ hợp lai khác nhau cung cấp cho sản xuất, làm cho Việt Nam là những quốc gia rất đa dạng về nguồn gen và các giống vật nuôi. Hiện nay có thể khẳng định Việt Nam đã có mặt hầu hết các loại giống vật nuôi năng suất và chất lượng cao của thế giới.
Chương trình giống gốc vật nuôi giai đoạn 2008-2018: để hỗ trợ cho công tác nuôi giữ các đàn giống gốc vật nuôi, Nhà nước đã bố trí kinh phí cho Chương trình giống gốc vật nuôi: 463,9 tỷ đồng, trong đó: hỗ trợ trực tiếp cho các đơn vị thực hiện nuôi giữ giống gốc: 345,96 tỷ đồng (chiếm 74,56%); kinh phí nhập giống mới: 107,44 tỷ đồng (chiếm 23,16%) và chi phí cho công tác quản lý hướng dẫn nghiệp vụ: 10,49 tỷ đồng (chiếm 2,26%). Ở Trung ương nhà nước hỗ trợ bình quân từ 25-50 tỷ đồng/năm để hỗ trợ cho 40 – 41 cơ sở giống (hiện nay chỉ còn hỗ trợ cho 20-23 cơ sở giống) chủ yếu thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý.
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ gen và chỉ thị phân tử: Đã xác định được nguồn giống bố mẹ địa phương phục vụ lai tạo giống cho năng suất, chất lượng cao, một số chỉ thị liên quan đến tính trạng mong muốn phục vụ chọn tạo giống vật nuôi (gà, lợn, bò) trong giai đoạn 2013-2015. Đã xác định được ảnh hưởng của các gen Halothane, RN, MC4, HFABF đến tính trạng năng suất thịt lợn; các gen liên quan đến năng suất sinh sản như RNF4, RBP4 và IGF2 ở lợn; các gen liên quan đến năng suất và chất lượng sữa bò như PIT-1E2, gen GH liên quan đến sinh trưởng ở bò thịt, các gen liên quan đến kháng stress nhiệt ở gà, bệnh cúm gia cầm. Đã xác định được phương pháp chọn lọc kiểu gen ở bò liên quan đến tính trạng mềm thịt và độ mỡ giắt dựa trên các kỹ thuật di truyền phân tử. Đã phân lập, giải trình tự và đăng ký được 18 trình tự ADN vùng D-loop ty thể của bò vàng Việt Nam trên Genbank.
Về chọn tạo, dòng giống vật nuôi: khoảng gần 90% giống vật nuôi được chọn tạo, đưa tỷ trọng áp dụng giống tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi lên 35%. Các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này tập trung vào chọn lọc, lai tạo để tạo ra giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, khả năng phòng chống dịch bệnh tốt phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu. Việc lựa chọn môi trường bảo quản tinh dịch dài ngày, tạo phôi lợn Ỉ từ tế bào soma, hoàn thiện công nghệ sản xuất phôi in-vitro và in-vivo, kỹ thuật cấy truyền phôi, kỹ thuật cắt phôi, xác định giới tính phôi, sản xuất phôi bằng tinh đã phân loại, đông lạnh và giải đông phôi đã được nghiên cứu, áp dụng giúp Việt Nam chủ động trong bảo tồn, nâng cao năng suất của giống vật nuôi bản địa, sản xuất giống vật nuôi phù hợp với điều kiện phát triển và yêu cầu của thị trường.
Hằng năm, thông qua việc áp dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất giống vật nuôi đã cung cấp cho thị trường trên 10 triệu con gà giống cấp ông bà và bố mẹ, 2 triệu con vịt, ngan giống các loại. Các giống gà nội và gà lai lông màu do các nhà nghiên cứu Việt Nam chọn lọc, lai tạo ước tính khoảng trên 35% thị phần; cung cấp từ 800.000-1.000.000 triệu liều tinh trâu, bò chất lượng cao, chiếm trên 40% thị phần cả nước; cung cấp trên 25.000 lợn giống cấp bố mẹ thông qua chuyển giao trực tiếp và 100.000 lợn giống cấp bố mẹ thông qua chuyển giao lợn giống cấp ông bà.
P.V
- kỹ thuật li>
- kỹ thuật chăn nuôi li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất