Theo báo cáo, khoảng 90% sản lượng mật được xuất khẩu, 10% còn lại tiêu thụ ở thị trường nội địa. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối hợp với tỉnh Hà Giang tổ chức diễn đàn Khuyến nông – Nông nghiệp với chuyên đề “Giải pháp phát triển nuôi ong mật bền vững đảm bảo an toàn thực phẩm”. Tiến sĩ Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết: Nuôi ong lấy mật là nghề đã có từ lâu đời ở nhiều địa phương trong cả nước.
Với điều kiện thuận lợi, tiềm năng cũng như lợi thế về rừng, vườn rừng và một số loại cây ăn quả, những năm gần đây nghề nuôi ong lấy mật ở nước ta đã và đang phát triển nhanh chóng cả về chất lượng và số lượng.
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Hồng Cừ – TTXVN phát
Theo báo cáo, ước tính đến nay trên địa bàn cả nước có 1,5 triệu đàn ong, trong đó có 1,15 triệu đàn ong ngoại chiếm trên 76% và 350.000 nghìn đàn ong nội chiếm trên 23%. Với khoảng 34.000 người tham gia nuôi ong, số người nuôi ong chuyên nghiệp chiếm 20%. Khoảng 90% sản lượng mật được xuất khẩu, 10% còn lại tiêu thụ ở thị trường nội địa.
Mô hình nuôi ong mật Bạc hà của bà con dân tộc thiểu số ở Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang. Ảnh: Hồng Cừ – TTXVN phát
Ông Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Giang cho biết: Nuôi ong lấy mật hiện đã được tỉnh Hà Giang phát triển tại 11 huyện, thành phố với tổng số 34.093 đàn, sản lượng mật trên 193 tấn.
Nuôi ong nội gắn với phát triển cây hoa Bạc hà tập trung chủ yếu ở 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh Hà Giang là các huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ.
Năm 2013, Cục sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý “Mèo Vạc” cho sản phẩm Mật ong Bạc hà của Hà Giang trên địa bàn 47 xã thuộc 4 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ.
Do đó sản phẩm mật ong Bạc Hà đã khẳng được được vị thế vững chắc đối với người tiêu dùng, nghề nuôi ong đã trở thành định hướng sản xuất hàng hóa của Hà Giang, giúp đồng bào dân tộc thiểu số trên Cao nguyên đá Đồng Văn từng bước xóa đói giảm nghèo.
Để góp phần giải quyết những khó khăn, thách thức trong nuôi ong mật, tiếp tục phát huy lợi thế của các vùng, góp phần tìm hướng duy trì tính bền vững và đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sản phẩm ong mật, tạo ra sản phẩm với số lượng lớn.
Mô hình nuôi ong mật Bạc hà của bà con dân tộc thiểu số ở Cao nguyên đá Đồng Văn – Hà Giang. Ảnh: Hồng Cừ – TTXVN phát
Tại diễn đàn, các đại biểu đến từ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đại biểu các tỉnh Tuyên Quang, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Giang và nhiều doanh nghiệp đã chia sẻ kinh nghiệm, thông tin về giá cả thị trường và tiêu thụ sản phẩm mật ong. Cơ chế chính sách của Trung ương, của các tỉnh về phát triển ong mật.
Các tiến bộ kỹ thuật mới, các kinh nghiệm sản xuất hiệu quả đang được triển khai áp dụng. Trong đó, có kỹ thuật bảo quản giống, canh tác để phát triển diện tích hoa Bạc hà trên Cao nguyên đá Đồng Văn.
Thông tin về các cơ sở nghiên cứu, cung ứng đầu vào để phát triển ong. Giải đáp các khó khăn vướng mắc của đồng bào dân tộc thiểu số trong quá trình phát triển đàn ong mật tại địa phương…
Thông qua diễn đàn đã tạo điều kiện để 4 nhà gồm: Nhà nước – Nhà Khoa học – Doanh nghiệp – Nhà nông được giao lưu đối thoại trực tiếp những vấn đề liên quan đến các giải pháp về phát triển nuôi ong mật bền vững, đảm bảo an toàn thực phẩm, giúp người nuôi ong giải quyết những vấn đề khó khăn vướng mắc trong phát triển nuôi ong mật tại địa phương.
Phát huy và bảo vệ, giữ gìn thương hiệu Mật ong Bạc hà. Công tác quy hoạch và phát triển đàn ong mật tại các địa phương. Các tiến bộ kỹ thuật mới, các kinh nghiệm hiệu quả trong chăn nuôi ong, góp phần phát triển ngành ong cả nước nói chung, vùng miền núi phía Bắc và Hà Giang nói riêng phát triển hiệu quả, bền vững./.
Minh Tâm
Nguồn: TTXVN
- nuôi ong li>
- xuất khẩu mật ong li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất