Giá heo lên xuống thất thường: Liệu có đầu cơ?! - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Giá heo lên xuống thất thường: Liệu có đầu cơ?!

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Giá lợn hơi “nhảy múa” liên tục trong thời gian vừa qua là cơ hội để các ngành chức năng nhìn lại thực trạng chăn nuôi, nhất là công tác dự báo, kế hoạch và quy hoạch; cần thiết phải kiểm soát các doanh nghiệp FDI, cùng với đó nhất thiết phải nâng đỡ khu vực chăn nuôi nhỏ lẻ…

     

    Nhìn lại diễn biến heo hơi

     

    Suốt gần 3 tháng (tháng 4, 5, 6) giá lợn hơi “ngắc ngoải” 24.000 – 25.000 đồng/kg khiến người chăn nuôi lỗ vốn thê thảm. Từ ngày 14/7/2017, giá lợn hơi bất ngờ bật tăng và chỉ trong 10 ngày “tiến thẳng” lên mức 45.000 đồng/kg. Nhưng rất nhanh, 10 ngày sau đó giá lợn “quay đầu” lao dốc tới 10 giá, tới đầu tháng 8/2017 còn 35.000 đồng/kg. Ai cũng hồi hộp nhất là các nông hộ chăn nuôi lợn. “Nếu do cung – cầu tự nhiên của thị trường, chắc chắn giá lợn không thể lên xuống đột ngột như vậy” – nhiều chuyên gia kinh tế nhận định.

     

    Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục chăn nuôi cho biết, tổng đàn lợn của cả nước hiện có khoảng 27 triệu con (giảm 1,5 – 1,6 triệu con so với thời điểm đầu năm); trong đó có khoảng 3,8 triệu con lợn nái. Thời điểm này, sức tiêu thụ thịt lợn của thị trường khoảng 300.000 tấn/tháng cộng với khoảng 150.000 tấn thịt các loại khác.

    Giá heo lên xuống thất thường: Liệu có đầu cơ?!Người chăn nuôi không biết tin vào đâu khi giá heo “nhảy múa“

     

    Có đầu cơ…?

     

    Theo ông Nguyễn Kim Đoán – Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, sở dĩ giá heo đột ngột tăng mạnh là do thị trường Trung Quốc đã bắt đầu nhập trở lại heo từ Việt Nam theo đường tiểu ngạch. Bên cạnh đó, lượng heo tồn trong các hộ dân đã hết, lượng heo cung cấp ra thị trường giảm mạnh khiến giá heo hơi tăng nhanh.

     

    Ngoài ra, việc các doanh nghiệp chăn nuôi có vốn đầu tư nước ngoài đã cạn nguồn heo do đã tăng mạnh việc tiêu thụ thời gian qua khiến nguồn cung heo ra thị trường giảm. Còn việc giá heo giảm trong vài ngày lại đây là do giá heo hơi tăng trở lại quá đột biến, thị trường chưa kịp thích ứng nên nguồn cung bị dội hàng. “Mua vào với giá heo hơi tăng đột ngột nên khi các thương lái bán ra với giá cao tăng nhiều nên tiểu thương lẫn người tiêu dùng “chưa quen”. Chính điều này làm nhu cầu tiêu thụ thịt heo giảm, dẫn đến giá heo hơi phải giảm theo.

     

    Cùng quan điểm với ông Đoán, ông Chung Kim, Giám đốc Công ty Thức ăn gia súc Kim Long cho rằng: Thời gian qua, khi Bộ NN&PTNT cũng như Chính phủ có sang thương lượng thì phía Trung Quốc có mở cửa khẩu để chúng ta xuất đi. Ban đầu, giá heo không cao, nhưng sau, do nhu cầu tăng đột biến, số đầu xe tăng làm giá heo biến động theo. Giá heo bán 41.000 – 42.000 đồng/kg, vượt qua ngưỡng lỗ của dân nhưng cũng chỉ lên có mấy ngày rồi lại xuống.

     

    Ông Lê Huy Toàn, Giám đốc Công ty Phồn Thịnh lí giải: Thời gian giá heo hơi xuống đáy là do tâm lí tháo chạy mà thôi. Lợn nuôi đã quá to, tới 1,8 – 2 tạ nên dân có tâm lí sợ và bán tống bán tháo dẫn tới giá heo xuống thấp kỷ lục. Nó làm cho tắc những phân khúc ở dưới. Sau khi heo to đi Campuchia, Trung Quốc, hiện tại, muốn tìm heo cũng không có. Còn thời gian giá lợn lên cao chóng mặt là do CP và một số công ty lớn giữ heo lại, giống như hiện tượng đầu cơ.

     

    Ông Toàn phân tích: Họ đang lỗ nên bán ra ít để đánh vào tâm lý, tạo ra thị trường khan hiếm giả. Khi giá lợn tăng, họ bán ra với số lượng lớn, nguồn cung dồi dào nên giá giảm. Giá lợn giảm thấp tới mức nào đó, họ ngưng bán nhưng khi lợn không còn nhiều, giá không thể xuống thấp được nữa. CP muốn là người điều hành cuộc chơi. Trước đó, CP có đàm phán Japfa, Dabaco không bán tháo đàn lợn để tạo ra thị trường ổn định và họ có đủ vốn để làm việc này. Chỉ cần Trung Quốc mở cửa biên, giá heo nhích lên thì họ sẽ bán lợn với giá cao ngay.

     

    Kiệt sức vì heo

     

    Theo ông Chung Kim, tháng 4, 5, 6 vừa qua, giá heo xuống thấp khiến các trại nhỏ đã đóng chuồng. Các trại lớn họ cũng kiệt sức luôn và họ chích cho heo hư thai, nếu để sinh ra sẽ không có cám cho heo ăn, lỗ càng nhiều. Thời gian tới, khả năng đến Tết, dự đoán giá heo biến động nhưng không nhiều lắm nếu không kết hợp xuất sang Trung Quốc. Chỉ cần thị trường Trung Quốc mở cửa khẩu thì giá lên cao nhưng đây là thị trường đầy rủi ro.

     

    Ông Quách Thước – Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm và Trang trại Nông nghiệp Thái Bình cho rằng: “Người chăn nuôi phải rất tỉnh táo để quyết định, xử lí đàn lợn hiện có đã đến tuổi xuất chuồng và cân nhắc việc tái đàn cho những dãy chuồng còn đang bỏ trống. Khi tái đàn phải thay đổi ngay kỹ thuật chăn nuôi, phải tự cứu mình bằng cách liên kết lại, sản xuất theo chuỗi giá trị, công nghệ mới, phát huy lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực chăn nuôi”.

     

    Còn theo ông Lê Huy Toàn, hiện tại, giá heo trên thị trường khoảng 31.000 – 32.000 đồng, người chăn nuôi chỉ cầm hòa, đó là những trại quản lý tốt, không phải đi thuê trại. Theo dự đoán, cuối tháng 8 đầu tháng 9, khi học sinh sinh viên nhập học, lượng tiêu thụ nhiều hơn, việc bán hàng ổn định, lợn ở dân sẽ có giá 35.000 – 36.000 đồng/kg và ổn định tới hết năm. Với giá này thì người chăn nuôi có lời một chút.

     

    Hiện tại, nhiều đơn vị chăn nuôi cũng đang nghe ngóng thị trường. Biện pháp tức thời là nên ổn định tâm lý người chăn nuôi. Với 4.000 nái, Công ty Phồn Thịnh có giảm đàn nhưng chỉ giảm những heo nái nhiều lứa và vẫn có bổ sung hậu bị. Người dân chỉ nên loại 30% đàn heo nhưng hiện tại đã tới 35 – 40%, tính trên đầu nái thì lượng heo còn thiếu. Các trại hiện tại họ đã vào giống lại nhưng rất từ từ. Mỗi tuần, công ty bán được được 100 – 150 con nái là quá ít so với lượng người dân loại đi. Giống heo siêu nạc công ty bán ra là 1.500.000 đồng/con.

     

    Cần quản lý chặt công ty FDI…?

     

    Chia sẻ với Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam, ông Chung Kim khẳng định: Hậu quả của rớt giá sâu như những tháng vừa rồi tác động chính nhất là do những công ty FDI khi Nhà nước không kiểm soát được đầu con của họ. Qua đợt khủng hoảng giá heo vừa rồi, ai cũng đổ cho cung vượt cầu, theo tôi thì không phải thế. Người chăn nuôi trong những năm vừa rồi họ phát triển theo tín hiệu thị trường tốt chứ không phải theo cung cầu, không ai xác định được cung bao nhiêu và cầu bao nhiêu.

     

    Bộ NN&PTNT cần cương quyết và mạnh mẽ trung thực thống kê số đàn của các doanh nghiệp FDI để nắm đầu con, để dự đoán cung cầu. Thực ra, hơn 20 năm làm trong ngành chăn nuôi chưa bao giờ thấy có thời kỳ nào giá heo xuống 19.000 đồng/kg. Giá này không phải Nhà nước đưa ra, cũng không phải là dân mà xuất phát đầu tiên làm cho heo rớt sâu là do công ty FDI đưa ra. Chúng ta phải xem xét tác động của các công ty FDI tới ngành chăn nuôi nước ta thế nào, phải kiểm tra được họ phát triển đầu con ra sao, phải ép họ xuất khẩu tỷ lệ bao nhiêu % khi làm dự án chăn nuôi Việt Nam. Nếu không, cứ như vậy, tương lai họ sẽ khống chế ngành chăn nuôi Việt Nam.

     

    Nếu chăn nuôi nhỏ lẻ không còn vốn thì họ sẽ không nuôi nữa, điều này tác động đến vấn đề an sinh xã hội vì những người chăn nuôi đều từ 40 – 60 tuổi, họ sẽ làm gì khi không chăn nuôi? Và khi đó, xã hội sẽ phải gánh vác.
    Song, để chăn nuôi nhỏ lẻ tồn tại thì nhất thiết phải cấu trúc, liên kết những người chăn nuôi nhỏ, định hướng họ để lại để sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như vệ sinh môi trường.

     

    Ông Chung Kim phân tích thêm: Ngành Chăn nuôi Việt Nam không thể có cái giá 19.000 đồng/kg là công ty FDI đưa ra, từ đó thương lái họ cũng kêu 19.000 đồng/kg. Có nhiều ý kiến cho rằng, tỉ lệ đàn của công ty FDI chiếm tỷ lệ nhỏ, chưa đủ chi phối giá nhưng tôi không đồng ý. Bởi lẽ, trên đất nước mình, mình từ ải Nam quan đến mũi Cà Mau, mối lái đều mua heo theo giá của một công ty FDI nếu họ lên thì giá lên, họ xuống thì giá xuống. Như nó có thể điều chỉnh về giá, chi phối và khống chế thị trường chứ còn gì nữa?

     

    Ông Lê Huy Toàn cho rằng, thời gian vừa qua, giá lợn xuống đáy, công ty cũng thiệt hại đáng kể. “Chăn nuôi ở nước ta như đánh bạc, rất bấp bênh, nguy hiểm. Năm ngoái thắng đậm, năm nay thua lỗ. Vì thế, Chính phủ và Bộ NN&PTNT nên có kế hoạch phát triển trọng tâm chứ đừng để như thời gian vừa qua, ngành chăn nuôi rất dễ bị phá sản”.

     

    Đức Phúc

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.