Ngành gia cầm đang phát triển theo hướng toàn cầu hóa khi thị trường trong nước bão hòa, tăng trưởng chậm cộng với cơ hội giao thương đang dần nằm trọn trong tay các công ty thực phẩm toàn cầu. Liệu ngành gia cầm Việt có đủ sức để cạnh tranh, đủ tiền đề để hội nhập?
Trong bối cảnh toàn cầu hóa
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) dự đoán: thập niên 2015 – 2025 là thập niên của sản xuất thịt gia cầm, lần đầu tiên trong tiên trong lịch sử ngành sản xuất thịt thế giới: Sản lượng thịt gia cầm toàn cầu đang đuổi kịp và vượt sản lượng thịt lợn. Sản xuất thịt gia cầm toàn cầu tiếp tục tốc độ tăng cao hơn so với thịt lợn và thịt trâu bò. Tới năm 2020, sản lượng thịt gia cầm toàn cầu sẽ đạt tương đương sản lượng thịt lợn và tới năm 2025, sẽ vượt sản lượng của thịt lợn 254.000 tấn.
Trong bối cảnh đó, Nhật Bản được dự đoán trở thành nước nhập khẩu gia cầm hàng đầu thế giới với khối lượng đạt 960.000 tấn trong năm 2017. Đứng thứ 2 sẽ là Mexico với 825.000 tấn. Cũng trong năm 2017, ngành gia cầm hàng đầu thế giới như Mỹ cũng được kỳ vọng ổn định hơn nhờ nền kinh tế toàn cầu đang chuyển biến tích cực.
Đây là những thị trường tiềm năng đối với xuất khẩu gia cầm, trứng gia cầm của Việt Nam. Theo nghiên cứu mới nhất của TS. Đoàn Xuân Trúc – Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, chỉ tính riêng 11 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã xuất 30,12 triệu quả trứng vịt muối, tăng 7,69% so với cùng kỳ năm 2015; kim ngạch thu về 3,7 triệu USD.
Tiềm năng của ngành gia cầm toàn cầu là rất lớn, song trong bối cảnh hiện nay, nó cũng để lại nhiều thách thức của thời đại.
Mới đây, theo báo cáo Gia cầm toàn cầu quý I/2017 của Rabobank, dịch cúm gia cầm (AI) lan rộng từ châu Âu, châu Phi tới châu Á đã khiến thị trường gia cầm toàn cầu chao đảo, làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu sản phẩm này.
Bên cạnh đó, sự gia tăng đáng kể số lượng ca nhiễm cúm gia cầm ở người tại Trung Quốc chính là một đòn giáng mạnh vào ngành gia cầm toàn cầu năm 2017. Người tiêu dùng bắt đầu lo sợ gia cầm bệnh và hạn chế mua hàng ở những khu chợ giết mổ gia cầm sống. Điều này đã tác động ngược trở lại và khiến một lượng hàng hóa lớn bị ứ đọng tại các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới như Brazil.
Đồng thời, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), vụ đông 2016/2017 là thời điểm bùng phát dịch cúm gia cầm độc lực cao (HPAI) trên toàn cầu với nhiều ổ dịch lớn tại châu Á, châu Phi, châu Âu, Nga và Mỹ.
Điều đó, càng làm tăng thêm mối lo trong bối cảnh giá trứng gà tại Việt Nam đang có xu hướng tăng trở lại so với những tháng đầu năm 2017. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, tổng số gia cầm của cả nước tháng 7 tăng 5% so với cùng kỳ năm 2016.
Toàn cầu hóa vừa là cơ hội và thách thức với ngành gia cầm Việt nam. Ảnh: Khánh Chương
Các công ty toàn cầu vào cuộc
Ở một góc độ khác, những công ty gia cầm có trụ sở tại Mỹ, Tây Âu và thậm chí ở những vùng như Brazil hay Argentina đang phải đối mặt với thực tế là thị trường nội địa đang trong giai đoạn bão hòa. Thời kỳ đỉnh cao của tiêu thụ bình quân theo đầu người tăng cao đã chấm dứt ở nhiều quốc gia. Tiêu thụ gà thịt bình quân theo đầu người tại Mỹ từng tăng vọt từ 10 pound năm 1950 lên 80 pound năm 2000. Nhưng tới nay tiêu thụ bình quân sản phẩm gia cầm theo đầu người vẫn chỉ là 80 pound và có thể sẽ không thể vượt qua 120 pound.
Thị trường nội địa đã bão hòa với tốc độ tăng trưởng chậm chạp sẽ là động lực thúc đẩy các công ty gia cầm bước chân vào thị trường toàn cầu và xây dựng các chiến lược kinh doanh. Trong đó, sáp nhập, mua lại hoặc liên doanh giữa các công ty xuyên quốc gia được coi là chiến lược phổ biến và hiệu quả nhất. Ngành gia cầm nước Mỹ đã và đang chứng kiến sự thay tên đổi chủ của nhiều công ty. JBS, một công ty Brazil đã mua lại hãng Pilgrim, công ty sản xuất gà con lớn nhất Mỹ tại thời điểm đó. Có thể nhìn thấy tương lai của ngành gia cầm sẽ nằm trong tay các công ty toàn cầu. Những công ty này sẽ tạo dựng được mạng lưới sản xuất tại nhiều quốc gia và thị trường khác nhau với quy mô sản xuất lớn. Theo dự báo của nhiều chuyên gia, tính đến năm 2030, một công ty gia cầm giống toàn cầu sẽ phải đạt năng suất 1 tỷ con/năm mới có khả năng tồn tại trên thị trường toàn cầu.
Đối với thị trường toàn cầu, Việt Nam đang đứng ở vị trí 20 trên thế giới về sản lượng thịt gia cầm; đứng vị trí thứ 2 thế giới (sau Trung Quốc) về số lượng đàn vịt, thuộc TOP 10 thế giới về sản lượng thịt vịt và trứng vịt, hứa hẹn là một thị trường đầy tiềm năng, thu hút các công ty toàn cầu vào cuộc.
Vừa mới đây, hãng thức ăn chăn nuôi Nhật Feed One cho biết sẽ tăng 50% công suất sản xuất tại Việt Nam, với kế hoạch cung cấp thức ăn cho gà và lợn dễ ăn hơn các sản phẩm truyền thống và có thể rút ngắn thời gian nuôi. Công ty sẽ bổ sung thêm một dây chuyền sản xuất nâng tổng số lên 3 dây chuyền tại nhà máy ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh và tăng 50% sản lượng lên 200.000 tấn mỗi năm.
Cần “gạn đục, khơi trong” đón sóng mới,Cần “gạn đục, khơi trong” đón sóng mới,Đầu tư vào những cơ sở sản xuất gia cầm mới sẽ là xu hướng gia tăng tại những quốc gia có sự cạnh tranh cao trong bối cảnh toàn cầu hóa. Những vấn đề quan trọng trong cạnh tranh quốc tế chính là nguồn cung ngũ cốc, chi phí nhân công và chính sách quản lý của nhà nước hoặc chính quyền địa phương.Lẽ ra, với những ưu thế của mình, người chăn nuôi của Việt Nam phải khá và giàu nhưng thực tế, thu nhập của họ vẫn chỉ đủ lấy thu bù chi bởi giá thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam hiện cao hơn khoảng 20% so với nhiều nước trong khu vực ASEAN. Theo thống kê năm 2016, thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam có doanh số hàng năm lên tới 6 tỷ USD, nhưng có tới 1/3 giá trị phải chi ngược cho nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp như: bắp, bã đậu nành, bánh dầu và vài phụ liệu khác… Điều đó đã khiến thức ăn chăn nuôi trở thành chi phí đầu vào lớn nhất trong ngành gia cầm, trong khi nước ta là nước vốn có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp. Vì thế về lâu dài, cần quy hoạch lại vùng chăn nuôi, chủ động nguồn sản xuất nguyên liệu tại chỗ để giảm giá thành, từng bước cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của nước ngoài. Song song với đó, cần đẩy mạnh liên kết chuỗi sản xuất – tiêu thụ, vận động các hộ chăn nuôi gà vào tổ hợp tác, hợp tác xã, hình thành đầu mối cung cấp sản phẩm uy tín, chất lượng, liên kết mở rộng thị trường và khuyến khích hình thành các cơ sở chế biến gia cầm tại địa bàn.Theo ông Trần Duy Khanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, xu thế của thế giới ngày càng sử dụng thịt gia cầm nhiều hơn vì có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn, có ít các chất tồn dư gây hại cho con người hơn. Dự báo từ năm 2020 trở đi, sản lượng thịt gia cầm sẽ thống lĩnh thị trường toàn cầu. Việt Nam hoàn toàn có cơ hội đáp ứng nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi gia cầm cho thế giới. Đặc biệt, thế mạnh của Việt Nam là chăn nuôi thả vườn, có ít cạnh tranh hơn nhưng cần đầu tư hơn nữa khâu chế biến an toàn vệ sinh thực phẩm. “Xu thế của thế giới là tận dụng sử dụng sản phẩm gà sạch, tự nhiên. Ví dụ, 1kg gà “chạy bộ” ở Mỹ là 10 USD/kg, gà công nghiệp là 2,6 USD/kg, ông Khanh cho biết.Cùng với vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm, vấn đề phòng ngừa dịch bệnh cũng phải được quan tâm đúng mức. Dịch cúm gia cầm bùng phát trên toàn cầu gióng hồi chuông cảnh tỉnh cho toàn ngành gia cầm. Cả ngành này và Chính phủ cần phải hiện đại hóa hơn nữa các mô hình kinh doanh khi virus gây bệnh chưa bị nhổ bỏ hoàn toàn, chúng có thể trở thành đại dịch bất cứ khi nào. Ngành gia cầm cũng cần phải đảm bảo an toàn sinh học tối ưu, các chuỗi giá trị và kênh phân phối hiện đại.Toàn cầu hóa vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với ngành gia cầm Việt Nam. Có lẽ, đã đến lúc nền nông nghiệp của Việt Nam nói chung, ngành gia cầm Việt Nam nói riêng cần một hướng đi chuyên môn hóa sâu hơn để người nông dân Việt không còn đứng ngoài cuộc chơi toàn cầu hóa. Cũng đã đến lúc câu chuyện làm kinh tế từ “con gà – quả trứng” cần phải được “gạn đục khơi trong” nếu không muốn xảy ra tình trạng “Vĩ mô thành công và vi mô khốn cùng” (Ralf Dahrendorf) trong ngành gia cầm Việt.
Tuyết Phan (t.h)
Dự báo từ năm 2020 trở đi, sản lượng thịt gia cầm sẽ thống lĩnh thị trường thế giới. Xu thế của thế giới là tận dụng sử dụng sản phẩm gà sạch, tự nhiên. Ví dụ, 1kg gà “chạy bộ” ở Mỹ là 10 USD/kg, gà công nghiệp là 2,6 USD/kg – Ông Trần Duy Khanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam.
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gà li>
- xuất khẩu thịt gà li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất