[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Dự báo, giá lợn hơi có thể phục hồi nhẹ vào cuối năm nay, khi xu hướng giảm đàn hoặc nuôi cầm chừng diễn ra trên diện rộng, trong khi nhu cầu tiêu thụ thịt lợn dự báo tăng để phục vụ thị trường Tết Dương Lịch và Tết Nguyên Đán. Nguyên liệu sản xuất TĂCN vẫn chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, nên thị trường sản phẩm TĂCN vẫn luôn bị các doanh nghiệp lớn chi phối.
Đó là một số nhận định của Ban chỉ đạo Phát triển Thị trường Nông sản, Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, Bộ NN&PTNT trong bản tin Thị trường nông sản tháng 9/2017.
Giá lợn hơi của Mỹ và Việt Nam cùng giảm…
Giá lợn hơi giao tháng 10/2017 tại Sàn giao dịch Chicago, Mỹ biến động giảm trong tháng qua với mức giảm 6 UScent/lb xuống còn 55,4 UScent/lb do nguồn cung thịt lợn tại Mỹ đang dư thừa. Theo dự báo của giới chuyên gia về gia súc gia cầm, giá thịt lợn bán buôn tại Mỹ sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới sau khi lên cao kỷ lục trong mùa hè năm nay vào ngày 26/7/2017.
Theo Bộ Chăn nuôi Uruguay, Singapore đã cho phép nhập khẩu thịt bò và thịt cừu không xương của Uruguay. Chiến lược của ngành chăn nuôi Uruguay trong tương lai là thâm nhập các thị trường lớn trên thế giới và để đáp ứng đòi hỏi này, Uruguay cần phải giữ ổn định sản lượng thịt.
Ngày 12/9/2017, Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng đã cho phép nhập khẩu thịt cừu không xương của Uruguay. Theo thống kê của Viện thịt quốc gia Uruguay (INAC), xuất khẩu thịt trong giai đoạn từ tháng 1-9/2017 của Uruguay tăng 12%, trong đó thịt bò đạt gần 318.000 tấn và thịt cừu khoảng 9.000 tấn. Trung Quốc là thị trừờng xuất khẩu số một của ngành chăn nuôi Uruguay, với kim ngạch đạt 503 triệu USD từ đầu năm tới nay, chiếm 38% tổng kim ngạch xuất khẩu thịt và tiếp đến là EU, chiếm 21%.
Giá lợn hơi trong nước tháng 9/2017 biến động giảm nhẹ tại các vùng chăn nuôi cả nước. Cụ thể, tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung, miền Nam như: Hà Nội, Hưng Yên, Nghệ An, Đồng Nai… giá lợn đã giảm từ 1.000 – 2.000 đ/kg xuống còn khoảng trên dưới 30.000 đ/kg. Tại miền Trung, giá lợn hơi tại Quảng Trị và Thừa Thiên Huế giảm khoảng 500 đ/kg, giá trung bình toàn miền chỉ dao động trong khoảng 29.000 – 32.000 đ/kg. Tại miền Nam, giá lợn hơi giảm 500 đ/kg ở Tiền Giang, giảm 1.000 đ/kg ở Long An và giảm 1.500 đ/kg ở Hậu Giang. Giá lợn hơi tại nhiều tỉnh miền Nam nằm trong khoảng 28.500 – 30.500 đ/kg.
Tại một số vùng chăn nuôi lớn của Đồng Nai, hiện giá lợn cũng đã giảm từ 1.000 – 2.000 đ/kg xuống còn khoảng trên dưới 31.000 đ/kg, tùy thuộc vào chất lượng và quy mô nuôi.
Trái ngược với giá lợn hơi, giá gà thịt lông màu khu vực Đông Nam Bộ và ĐBSCL lại biến động tăng với mức tăng từ 4.000 – 5.000 đ/kg do nhu cầu khởi sắc. Giá gà thịt lông màu khu vực Đông Nam Bộ hiện ở mức 36.000 – 37.000 đ/kg, ở ĐBSCL là 37.000 – 38.000 đ/kg. Trong 9 tháng qua, ngoại trừ đợt phục hồi mạnh vào giữa tháng 7/2017, giá lợn hơi trung bình của cả nước chủ yếu giảm do nguồn cung dư thừa trong khi nhu cầu tiêu thụ không có đột biến.
Trong khi đó, nhu cầu thịt lợn của Trung Quốc lại không ổn định. Trong 9 tháng qua, ngoại trừ đợt phục hồi mạnh vào giữa tháng 7/2017, giá lợn hơi trung bình của cả nước chủ yếu giảm do nguồn cung dư thừa trong khi nhu cầu tiêu thụ không có đột biến. Trong khi đó, nhu cầu thịt lợn của Trung Quốc lại không ổn định.
Giá lợn hơi thấp nên có tình trạng người dân không còn mặn mà với việc tái đàn dù vào thời điểm này mọi năm, các ngành đã rục rịch chuẩn bị nguồn cung hàng cho thị trường Tết. Khuyến nghị Dự báo, giá lợn hơi có thể phục hồi nhẹ vào cuối năm nay khi xu hướng giảm đàn hoặc nuôi cầm chừng diễn ra trên diện rộng trong khi nhu cầu tiêu thụ thịt lợn dự báo tăng để phục vụ thị trường Tết Dương Lịch và Tết Nguyên Đán.
Thức ăn chăn nuôi: Ngô và đậu tương thế giới biến động trái chiều
Theo Reuters, tại Sàn giao dịch hàng hóa kỳ hạn Chicago, Mỹ, thị trường ngô và đậu tương biến động trái chiều. Giá bình quân tháng 9 của mặt hàng đậu tương tăng 2% so với tháng trước đạt mức 965 Uscent/bushel, trong khi đó giá ngô bình quân tháng 9/2017 giảm 4% xuống mức 353 Uscent/bushel. Nguyên nhân tăng giá của mặthàng đậu tương là do nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh, trong khi nguồn cung ngô dồi dào là yếu tố làm giảm giá mặt hàng này trong những phiên giao dịch gần đây.
Thị trường thức ăn chăn nuôi hỗn hợp trong nước trong tháng 9/2017 diễn ra tương đối ổn định so với tháng trước. Nguyên nhân chính là do nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi vẫn chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu nên thị trường sản phẩm thức ăn chăn nuôi vẫn luôn bị các doanh nghiệp lớn chi phối. Cụ thể, giá thức ăn cám viên dành cho heo vẫn ổn định ở mức giá 9.800đ/kg và cám đậm đặc là 14.800đ/kg, cám viên dành cho vịt là 9.200đ/kg.
Theo thống kê, giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng 9/2017 ước đạt 259 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này 9 tháng đầu năm 2017 lên 2,48 tỷ USD, giảm khoảng 2,1% so với cùng kỳ năm 2016.
Bộ NN&PTNT vừa ban hành Quyết định số 3566/QĐ-BNN-BVTV (có hiệu lực từ ngày 1/9/2017) cho phép các doanh nghiệp có thể có thể nhập khẩu lại bột bã ngô (DDGS) từ Mỹ sau một thời gian dài tạm ngừng nhập khẩu do phát hiện côn trùng gây hại trong các lô hàng nhập khẩu từ nước này. Cụ thể, Bộ NN&PTNT giao Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền kiểm dịch thực vật của Mỹ về yêu cầu kiểm dịch thực vật nhập khẩu và tăng cường kiểm dịch nhằm đảm bảo ngăn chặn triệt để đối tượng kiểm dịch thực vật trên DDGS xuất khẩu vào Việt Nam. Đồng thời, giám sát việc tuân thủ yêu cầu kiểm dịch thực vật nhập khẩu, kiểm tra chặt chẽ đối với DDGS từ Mỹ nhằm đảm bảo không để đối tượng kiểm dịch thực vật xâm nhập vào Việt Nam.
P.V
- giá heo hơi li>
- giá lợn hơi li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất