[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Lô gà thịt đầu tiên của Việt Nam đã chính thức xuất khẩu sang Nhật. Đây được coi là bước đi lịch sử của ngành chăn nuôi bởi thị trường Nhật vốn nổi tiếng rất khó tính.
Kỳ vọng xuất khẩu
“Giá trị của một container tuy không lớn nhưng nó mở ra cả một niềm kỳ vọng rằng nông nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu sang các thị trường khó tính”. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh như vậy tại buổi lễ công bố xuất khẩu lô hàng thịt gà đầu tiên của công ty Koyo&Unitek sang Nhật Bản diễn ra vào sáng ngày 9/9/2017 tại Long An.
Lô hàng chứng tỏ nỗ lực của chuỗi liên kết từ con giống, thức ăn, trang trại, giết mổ và phân phối với các đơn vị Bel Gà, Hùng Nhơn, De Heus và Koyo&Unitek.
Lần đầu tiên xuất khẩu thịt gà sang Nhật mở ra kỳ vọng cho nền chăn nuôi Việt Nam
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, đây là buổi lễ có ý nghĩa vô cùng quan trọng với nông dân và nông nghiệp Việt Nam. Mỗi năm ngành nông nghiệp trong nước xuất khẩu trên 30 tỷ USD và có 10 ngành hàng có giá trị trên dưới 1 tỷ USD. Tuy nhiên, có một điều trăn trở là trong 10 sản phẩm trên không hề có sản phẩm thực phẩm chăn nuôi.
Trong khi sức sản xuất trong những năm qua trong nước đạt khoảng 30 triệu con lợn, 300 triệu con gia cầm, 0,5 triệu bò sữa. Tức là mỗi năm, chúng ta sản xuất ra 5,2 triệu tấn thịt, bình quân đạt 60kg thịt/người, bên cạnh mức bình quân 100 quả trứng/người, 10 lít sữa/người, 80 kg cá/người.
“Ăn làm sao hết số đó! Buộc phải xuất khẩu. Nhưng nhiều năm qua chỉ xuất đi được 1 phần nhỏ qua tiểu ngạch vì quá nhiều tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm, kiểm dịch động vật và giá thành”, Bộ trưởng nói.
Cơ sở liên doanh đầu tiên (các công ty Bel Gà, De Heus, Hùng Nhơn và Koyo&Unitek cùng nông dân, trang trại đã cho thấy sản phẩm trong nước hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu thế giới.
“Cả hệ thống cùng nỗ lực để đến hôm nay có lô thịt đầu tiên xuất khẩu được. Ý nghĩa không phải ở 1 công-te-nơ hàng mà mở ra một triển vọng khi thị trường khó tính nhất còn tiếp cận được thì các nước khác cũng sẽ vào được”, Bộ trưởng nói.
Từ những việc khó như thế này, phải tiếp tục chung tay kiến tạo một giai đoạn mới cho nông nghiệp, đem lại lợi ích nhiều hơn cho nông dân, kinh tế nông thôn, kinh tế nước nhà là thông điệp mà Bộ trưởng nhắn nhủ.
Chia sẻ tại buổi lễ, ông Jame Hiếu, Giám đốc Công ty Koyo&Unitek tự hào khi trở thành một trong những công ty đầu tiên sản xuất gia cầm chính ngạch xuất đi nước ngoài. “Sau lô hàng này, chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường liên kết vì bản thân Công ty không đáp ứng đủ nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu”, ông Hiếu chia sẻ.
Đại điện đơn vị liên kết, ông Vũ Ngọc Hùng, Giám đốc Công ty Hùng Nhơn cũng cho rằng: “Việc áp dụng các tiêu chuẩn khắt khe và liên kết để nâng cao giá trị sản xuất là cần thiết. Sự kiện này giúp chúng tôi tự tin hơn ở các thị trường tiếp theo”.
Cần nỗ lực hơn nữa
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám, không chỉ Công ty TNHH Koyu & Unitek, nhiều doanh nghiệp chăn nuôi hiện cũng đang lên kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu sang những thị trường có mức giá bán cao hơn so với giá trong nước.
Về xuất khẩu trứng gia cầm, hiện tại cả nước có 5 cơ sở đã và đang xuất khẩu trứng vịt muối, trứng vịt bắc thảo, trứng chim cút đóng hộp sang các thị trường: Hong Kong (Trung Quốc), Singapore, Nhật Bản…
Với thịt gà, thịt lợn chế biến sang Nhật Bản, Hàn Quốc có Công ty CP Việt Nam, Tập đoàn DABACO, Công ty CJ Cầu Tre; Công ty Bel gà xuất khẩu trứng gà giống, gà giống sang Myanmar, Lào, Campuchia…
Mặc dù có nhiều tín hiệu tích cực, tuy nhiên, để tăng trưởng xuất khẩu trong ngành chăn nuôi vẫn còn nhiều khó khăn đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng hơn nữa của các doanh nghiệp cũng như ngành nông nghiệp.
Theo Cục Thú y, hiện nay, hầu hết các cơ sở giết mổ đều không có hệ thống cấp đông, bảo quản lạnh. Ngành chăn nuôi trong nước vẫn chưa hình thành được nhiều chuỗi sản xuất khép kín đối với thịt gà, trứng gà bảo đảm an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
Bên cạnh đó, nhiều trang trại tư nhân chưa thật sự quan tâm đến việc xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh…. Trong khi đó, tất cả các nước có nhu cầu nhập khẩu đều yêu cầu phải có chuỗi sản xuất bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm.
Vì vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi, về lâu dài, ngành chăn nuôi cần tập trung đầu tư vùng chăn nuôi lợn, gia cầm an toàn, nâng cao năng lực phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn dịch bệnh để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đi các nước.
Bộ NN&PTNT đang xây dựng đề án “Phát triển chuỗi sản xuất động vật, sản phẩm động vật để xuất khẩu”. Mục tiêu cụ thể là năm 2017 hoàn thành xây dựng chuỗi thịt gà chế biến chín xuất khẩu đi thị trường Nhật Bản và từ năm 2018 tiếp tục mở rộng sang thị trường châu Á, châu Âu.
Đối với thịt lợn, dự kiến hết năm 2020 xây dựng được một số chuỗi sản xuất thịt lợn chế biến chín xuất sang Đông Nam Á, châu Á, châu Âu…
Sản lượng xuất khẩu sẽ tăng mạnh?
Chia sẻ trên báo chí, ông Gabor Fluit, Tổng Giám đốc khu vực châu Á Tập đoàn De Heus (Hà Lan, chuyên về thức ăn chăn nuôi) cho rằng, sản lượng xuất khẩu sẽ tăng mạnh. Cách đây vài năm, ngành chăn nuôi Việt Nam không có khả năng cạnh tranh ở thị trường quốc tế do chưa xây dựng được vùng an toàn dịch bệnh các trang trại nuôi hở, khó kiểm soát dịch bệnh, chất lượng, năng suất thấp, giá thành cao. Hiện nay, tình hình đã thay đổi khi những điểm yếu trên được khắc phục, Việt Nam có những lợi thế nhất định để xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi. Với gà, nếu xuất khẩu nguyên con sẽ không cạnh tranh được với gà Mỹ, Brazil. Nhưng nếu xuất khẩu ức gà là phần không được người Việt ưa chuộng nhưng ở thị trường châu Âu, Mỹ là phần giá trị nhất của cả con gà thì Việt Nam có lợi thế. Trường hợp DN xuất khẩu sản phẩm thịt gà đầu tiên là Công ty TNHH Koyu & Unitek, họ xuất khẩu sản phẩm chế biến, cần nhiều lao động và chi phí lao động của Việt Nam còn rẻ so với các nước.
Đối với con heo, thời gian qua, người chăn nuôi “quá sướng” khi nuôi xong có thể bán sống nguyên con cho thị trường Trung Quốc nên cơ sở hạ tầng giết mổ, chế biến rất yếu so với gà. Tuy nhiên, nhiều DN đã nhận ra điều này nên có nhiều dự án đang và sắp xây nhà máy giết mổ, chế biến thịt theo tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, sản lượng xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi còn ít nhưng đến năm 2019, sản lượng sẽ tăng lên khi các nhà máy này đi vào hoạt động.
Ông Vũ Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ khẳng định hiệp hội của chúng tôi đang phối hợp cùng Bộ NN&PTNT tổ chức đề án thí điểm chuỗi liên kết sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế có sự tham gia của các nông hộ, HTX hướng đến xuất khẩu. Cùng với nhiều nguồn lực, chúng tôi sẽ hỗ trợ nông dân làm, còn DN chăn nuôi thì thực hiện đơn giản hơn. Nhưng trước mắt, phải chứng minh cho nông dân thấy cách làm mới giúp họ không còn cảnh phải bán đổ bán tháo sản phẩm. Khi đó, hoạt động chăn nuôi sẽ bền vững, chuỗi liên kết chặt chẽ. Trước giờ tuy đã có sự liên kết giữa người chăn nuôi và DN nhưng còn lỏng lẻo, thường xuyên xảy ra chuyện khi giá thị trường tăng, nông dân bán ra ngoài, thị trường giá thấp thì bán cho DN. Nhiều người tham gia chăn nuôi như “đánh quả”, giá cao thì nuôi, giá thấp thì nghỉ, làm cho hệ thống chăn nuôi thiếu ổn định.
Hiện nay, các đô thị lớn như TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, nơi tiêu thụ chính các sản phẩm chăn nuôi cũng đang từng bước siết chặt các tiêu chuẩn. Nếu sản phẩm không đạt sẽ không được phép đi vào nhà máy giết mổ. Do đó, người nông dân cần phải thay đổi tư duy, thái độ, tự nâng mình theo tiêu chuẩn quốc tế như GlobalGAP để thích ứng với yêu cầu thị trường.
Tâm An (tổng hợp)
Cơ hội để gà Việt đi châu Âu
Ngày 28/9/2017, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám đã có buổi làm việc với ông Gabo, Giám đốc Công ty Jan Zandbergen (Hà Lan) và một số đối tác xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sang các nước thành viên thuộc Liên minh Châu Âu (EU).
Tại buổi làm việc, ông Gabo cho biết, EU với khoảng 500 triệu dân đang có nhu cầu sử dụng thịt gà nhiều và hiện đang có 3 nước xuất khẩu thịt gà chính vào thị trường EU là: Brazil, Thái Lan và Ucraina.
Năm 2017, EU có nhu cầu nhập khẩu 950.000 tấn thịt gia cầm; trong đó 85% là ức gà. Riêng Công ty Jan Zandbergen, dự kiến năm 2017 nhập 85.000 tấn gia cầm, thịt lợn, bò (chủ yếu là gia cầm) với doanh thu khoảng 400 triệu Euro.
- xuất khẩu thịt gà li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất