[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 6/12/2017, tại Hà Nội, Phòng Công nghiệp và thương mại Việt Nam (VCCI) và Bộ NN&PTNT tổ chức hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp Dự thảo Luật Chăn nuôi sửa đổi.
Tại đây, với sự tham gia của các doanh nghiệp, nhà quản lý, dự thảo Luật chăn nuôi (sửa đổi) đã được mổ xẻ, phân tích với mục tiêu hoàn thiện Luật. Dự kiến, tháng 5/2018, dự thảo Luật Chăn nuôi được trình Quốc hội xem xét và thông qua trong kỳ họp thứ 6 tháng 11/2018.
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam cho biết, ngành chăn nuôi Việt Nam có giá trị chưa lớn nhưng tác động rất rộng. Ngành đang bị sức ép về mở cửa hội nhập, cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm chất lượng cao của nước ngoài, nhưng vấn đề lớn nhất vẫn là an toàn thực phẩm, niềm tin của người tiêu dùng, cũng như nền sản xuất nhỏ lẻ, manh mún của ngành. Chính vì vậy, với Luật Chăn nuôi lần này có kỳ vọng sẽ thay đổi mạnh mẽ ngành chăn nuôi, thúc đẩy sự cạnh tranh của ngành. Dự thảo luật có nhiều điểm tiến bộ, thể hiện tư duy quản lý hiện đại. Trong đó, có những quy định như danh mục cấm đối với thức ăn chăn nuôi.
Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục chăn nuôi phát biểu khai mạc hội thảo
Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục chăn nuôi cho biết những năm qua ngành chăn nuôi phát triển tương đối ổn định, có sự chuyển động tích cực. Tới thời điểm này, chất lượng con giống, thức ăn chăn nuôi cũng như vấn đề an toàn thực phẩm cũng được nâng lên đáng kể. Song, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và sự biến đổi nhanh của nền kinh tế thị trường, nằm ngoài dự đoán của các cơ quan chuyên môn, cần thiết phải ban hành Luật Chăn nuôi. Mục tiêu của Luật Chăn nuôi nhằm điều chỉnh công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng cho doanh nghiệp, phù hợp với cam kết quốc tế, làm tốt việc quản lý môi trường, hướng tới nền chăn nuôi bền vững.
Một trong những nội dung được nhiều doanh nghiệp ý kiến bức xúc đề cập tới việc việc kiểm tra chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rất chồng chéo, mất thời gian, cụ thể là kiểm tra nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.
Theo ông Lê Giang từ Công ty TNHH Vĩnh An, từ năm 2013 tới nay, doanh nghiệp này mất gần 1 tỷ đồng cho chi phí kiểm nghiệm chất lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, mỗi năm mất khoảng 300 triệu đồng.
Ngay cả với những nguyên liệu đã được kiểm nghiệm, xác nhận từ Mỹ hay G7, cơ quan quản lý Việt Nam cũng không chấp nhận.
“Mà nói thật là theo chúng tôi biết, thì họ không kiểm tra gì cả. Ví dụ chỉ tiêu về đạm, chỉ cần lệch nhau nửa độ đạm thì các doanh nghiệp đã nhảy lên rồi, nhưng kết quả kiểm tra họ lệch tới 3 độ. Khi chúng tôi kêu thì các ông ấy chỉnh sửa, lại đúng”, ông Giang nêu thực tế tại hội thảo do VCCI phối hợp với Cục Chăn nuôi tổ chức.
Ông Lê Giang, Công ty TNHH Vĩnh An kiến nghị về kiểm nghiệm TĂCN
Theo ông Giang, thời gian kiểm tra thực tế kéo dài đến 48 tiếng, thậm chí có trường hợp kéo dài 72 tiếng, tức 3 ngày. Như vậy, chi phí lưu kho lưu bãi của các doanh nghiệp là “khủng khiếp”. Bởi tại khu vực cảng Hải Phòng, Quảng Ninh, mỗi năm có khoảng 80 triệu TEU (container tiêu chuẩn) hàng hóa, trong đó có khoảng 10% là thức ăn chăn nuôi hoặc nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, tức là khoảng 8 triệu container.
“Từ đầu năm tới nay, riêng doanh nghiệp chúng tôi mất khoảng 1 tỷ đồng chi phí lưu kho lưu bãi, trong khi chúng tôi nhập khẩu không nhiều lắm, kim ngạch xuất khẩu khoảng 200 tỷ đồng mỗi năm”, ông Giang nói và cho rằng nếu cải cách được vấn đề này sẽ giảm ngay được hàng chục nghìn tỷ đồng chi phí kiểm nghiệm cho doanh nghiệp, chưa kể chi phí lưu kho, lưu bãi.
Ông Giang cho biết thêm, chi phí thuê tàu lúc cao điểm lên tới 30 nghìn USD một ngày, vậy mà doanh nghiệp phải mất nhiều ngày lưu lại cảng.
Còn bà Phạm Thị Hồng Vân, giám đốc công ty TACN Hòa Phát cho biết, nhà máy thức ăn chăn nuôi đều có máy phân tích thành phần và thời gian kiểm nghiệm cũng không lâu, nhưng tại sao cứ phải đợi 3 ngày mới có kết quả và lại phải chờ bên chứ ba. Hơn nữa, thời gian thông quan mất từ 7-10 ngày, doanh nghiệp mới được sử dụng hàng hóa của mình. Do vậy, chất lượng nguyên liệu cũng giảm, hơn nữa kéo dài thời gian lưu kho, tốn kém về chi phí rất nhiều, đó là điều doanh nghiệp không hề muốn.
Bà Phạm Thị Hồng Vân, giám đốc công ty TĂCN Hòa Phát
Còn đại diện công ty Viphaco đưa ra ý kiến, trong kiểm nghiệm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hay phụ gia thức ăn chăn nuôi, có những chỉ tiêu chẳng liên quan vẫn “đè” ra phân tích. Mà thời gian đó chúng tôi phải lưu container, mỗi ngày từ 20-26USD, rồi tiền chi phí hải quan…rất tốn kém cho doanh nghiệp.
Mà việc kiểm nghiệm thì không chỉ một đơn vị làm được hết, như chúng tôi, không chỉ kiểm nghiệm ở Vinacert mà nhiều chỉ tiêu bên đó phải nhờ bên khác làm. Có chăng. chúng ta nên phân tích một số chỉ tiêu như B – agonist hay salmollela. Công ty chúng tôi chủ yếu nhập của châu Âu, họ cũng rất khắt khe nhưng về đến ta lại không đạt yêu cầu, đến lần thứ 3 mới được. Kết quả kiểm nghiệm thì dựa vào nhiều yếu tố (kỹ năng, kinh nghiệm của người phân tích, sự tinh khiết của hóa chất và chất lượng máy móc). Chúng tôi kiến nghị phải làm vấn đề này chặt chẽ.
Độc giả có thể tham khảo Dự thảo Luật Chăn nuôi (sửa đổi) tại đây
Hà Ngân
- văn bản pháp luật li>
- tình hình ngành nông nghiệp li>
- luật chăn nuôi li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất