Thịt thỏ càng ngày càng được nhiều người thích ăn vì thịt thỏ cũng chế biến được nhiều món ăn khoái khẩu, không kém gì các loại thịt được coi là phổ biến khác. Vì vậy, càng ngày thịt thỏ càng có thị trường tiêu thụ rộng rãi hơn, và có giá bán cao hơn trước. Điều này đã khích lệ nhiều người hăm hở đến với nghề nuôi thỏ thịt, và thực tế cho thấy họ đã làm ăn khấm khá.
Nuôi thỏ thịt không còn là việc mới lạ đối với số đông người Việt mình. Ông bà ta xưa cũng từng biết đến nguồn lợi béo bở này, có điều cách nuôi trước đây đã lạc hậu so với cách nuôi khoa học kỹ thuật bây giờ: thỏ thịt vừa chậm lớn mà mức lợi nhuận đạt được cũng không cao bằng.
Cách nuôi thỏ thịt ngày nay đã mang tính công nghiệp, nuôi với số lượng nhiều. Ngay những cơ sở chuyên sản xuất thỏ giống cũng không bỏ qua nguồn lợi to lớn này. Vì nguồn thỏ thịt để nuôi một phần cũng xuất phát từ đây:
- Thỏ đực già: Thỏ đực giống thường nuôi đến hết năm tuổi thứ ba thì bị xem là già, do suy kiệt sức lực nên giảm khả năng truyền giống. Nhìn bề ngoài thấy nhiều con vẫn còn hăng hái, nhưng cho phối giống cũng giảm tỉ lê đậu thai ở thỏ cái. Những con đực giống này chủ nuôi đành phải cho thải loại ra nuôi thúc để bán thịt. Trừ những con thỏ đực giống đã lớn tuổi nhưng khả năng truyền giống còn tốt mới được giữ lại nuôi tiếp mà thôi.
- Thỏ cái già: Thỏ cái giống nếu cho sinh sản đúng phương pháp, mỗi năm chỉ cho đẻ khoảng năm sáu lứa thì có thể khai thác đến năm tuổi thứ tư, hoặc lâu hơn. Những thỏ mắn đẻ mỗi tháng một lứa, mỗi năm bụng mang dạ chửa đến cả chục lần thì chỉ sinh sản khoảng hai năm đã kiệt sức. Thỏ cái đã già thì ít đậu thai và đẻ ít con. Con nó sinh ra cũng không thể để giống được vì sinh trưởng kém. Chỉ những thỏ mẹ trong giai đoạn còn sung sức nhất, các lứa con sinh ra trong năm tuổi thứ hai mới được chọn để giống mà thôi.
Thỏ già do nuôi tiếp không lợi nên phải loại thải vỗ béo trong một vài tháng cho trơn da mướt lông rồi bán thịt. Ngoài ra, trong số thỏ nuôi thịt còn có số thỏ đực, thỏ cái lúc còn tơ đã không đạt chuẩn để giống. Những thỏ này được loại dần ra từ các được tuyển lựa con giống.
Thỏ cái dạt ra nuôi thịt dù già hay còn tơ cũng không cần thiến, nhưng với thỏ đực thì dù ở vào lứa tuổi nào cũng cần thiến thì chúng mới mau mập, và thịt mới thơm ngon.
Áp dụng chuồng nuôi thỏ nhiều tầng để tăng năng suất nuôi thỏ thịt
Cách nuôi thỏ thịt như sau:
- Nuôi tập thể: Nuôi thỏ thịt không cần đến những ngăn chuồng rộng rãi và cũng không nuôi cách ly mỗi con một ngăn như nuôi thỏ để giống đực, cái. Nên chọn thỏ cùng lứa để nuôi tập thể với nhau, là vài ba con đến cả chục con trong một ngăn chuồng, tuỳ vào diện tích chuồng đó rộng hẹp ra sao. Nuôi thỏ thịt theo cách tập thể sẽ mang lại cho ta nhiều điều lợi như:
- Không tốn nhiều diện tích chuồng: Trung bình một mét vuông sàn chuồng có thể nuôi được từ bốn đến bảy con thỏ thịt giống lớn. Nuôi chật như vậy chúng mới bớt vận động nên mau mập.
- Thỏ thịt mau lớn: do tranh giành nhau ăn uống nên thỏ rất mau lớn
- Ít công chăm sóc: Công cho ăn uống, cộng với công quét dọn vệ sinh chuồng trại tuy nhiều, nhưng một lần làm lo được cùng lúc cho nhiều con nên làm nhiều mà thành ít.
Nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi thỏ thịt
Sở dĩ cần nuôi thỏ cùng lứa với nhau là để chúng không thể tranh ăn hết phần của nhau, và nhờ đó mà lớn đồng đều nhau.
Muốn thỏ thịt mau lớn, rút ngắn thời gian nuôi dưỡng để chóng “xuất chuồng” thì nên cung cấp nhiều thức ăn bổ dưỡng giàu đạm như rau cỏ tươi, các loại củ quả và cả thức ăn viên.
Bản tính của thỏ là thích ăn đêm, cho nên bữa đêm mới là bữa ăn chính của chúng. Tối lại, ta nên dồn cỏ vào đầy máng, đồng thời cung cấp thêm thức ăn ngũ cốc như lúa gạo hay cám viên. Nhờ được ăn nhiều, ăn no đủ nên thỏ thịt chóng tăng cân.
Nguồn: Farmvina
- chăn nuôi thỏ li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất