[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Giá heo hơi liên tục giảm, người chăn nuôi thua lỗ nặng, nên việc tái đàn dịp cuối năm ở đa số các địa phương hạn chế, thậm chí còn giảm số lượng con. Giá gà tuy cao nhưng người nuôi vẫn tái đàn với tâm lý “cầm chừng”.
Lợn rẻ, gà đắt
Chưa có năm nào người nuôi heo cuối lại khó khăn khốn đốn như năm nay. Giá heo chỉ đạt trên dưới 30.000 đồng/kg, trong khi giá thức ăn chăn nuôi vẫn không có dấu hiệu giảm. Tình hình này sẽ không thuận lợi cho người nuôi khi chỉ còn thời gian ngắn nữa là tết.
Ông Lê Văn Lộc ở xóm 10, xã Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) thường xuyên duy trì trong chuồng 50 con lợn thịt vào dịp cuối năm, ông đều nâng tổng đàn lên 110 – 120 con và tất bật với công tác chăm sóc, phòng bệnh để cung cấp cho thị trường cuối năm.
Thế nhưng, năm nay, ông chỉ duy trì tổng đàn ở mức ban đầu là 50 con và sẽ xuất bán một nửa số lượng trong vài ngày tới. Ông Lộc chia sẻ, năm 2017 gia đình nuôi lợn rất cực khổ, giá xuống thấp, có lúc chỉ được 20.000 đồng/kg; tiêu thụ kém nên có lứa lợn để già vẫn không bán được, vì phụ thuộc vào thương lái.
Dự báo cuối năm nguồn cung thực phẩm rất dồi dào
Tính từ đầu năm đến nay ông Lộc đã lỗ hơn 90 triệu đồng tiền chi phí, chưa kể tiền công. Do tình hình ngành chăn nuôi vẫn chưa tiến triển, cộng với tâm lý lo sợ sẽ lỗ tiếp, nên ông không có ý định tăng đàn trong những tháng cuối năm.
Theo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Nghệ An, tổng đàn heo trên địa bàn tỉnh hiện ước đạt hơn 662.000 con, giảm 0,54%, do giá heo hơi trong thời gian qua giảm mạnh, người chăn nuôi bị thua lỗ nên giảm đàn; tổng đàn gia cầm khoảng 7,5 triệu con, tăng 2,36% so với cùng kỳ năm 2016.
Theo Sở NN&PTNT Đồng Nai, trong tháng qua nếu người chăn nuôi heo vẫn bị lỗ thì các hộ nuôi gà lại đang có lãi. Nguyên nhân là nhu cầu cao đẩy giá gà tăng liên tục.
Cụ thể, giá bán ra thị trường của gà lông màu 35.000 – 37.000 đồng/kg, còn gà lông trắng 28.000 – 30.000 đồng/kg, tăng 6.000 – 7.000 đồng/kg. Trong khi đó giá thành gà trắng tại trang trại tư nhân 22.400 đồng, còn doanh nghiệp FDI chỉ 19.000 đồng. Như vậy gà lông trắng nuôi tại trang trại tư nhân đang lãi 5.600 – 7.600 đồng/kg, còn các công ty lãi 9.000 – 11.000 đồng/kg.
Theo Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, giá gà thời gian gần đây liên tục biến động. Đặc biệt, tại thời điểm mưa bão, nhất là cơn bão số 12 đã khiến giá gà lông màu lúc đó lên tới 70.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với tuần trước đó. Tuy nhiên, hiện giá đã hạ còn 35.000 – 38.000 đồng/kg với gà lông màu và 34.000 đồng với gà lông trắng. Dẫu vậy, với mức giá này người nuôi vẫn lãi cao.
Tái đàn cầm chừng
Ông Nguyễn Lợi, chủ một trại heo ở xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, Đồng Nai cho biết thêm, nhiều năm qua người nuôi heo không còn chăn nuôi kiểu dồn lực cho dịp tết như trước. Thay vào đó, các lứa heo được rải đều và xuất bán liên tục trong năm. Tuy nhiên, thời điểm tết vẫn là lúc mà người chăn nuôi chú trọng bởi đây là lúc thị trường tiêu thụ mạnh sản phẩm thịt heo.
Thế nên, trong tình cảnh chăn nuôi heo tụt dốc suốt năm nay, dịp tết sắp tới được nhiều người nuôi xem là “cứu sinh” để có thể tiếp tục bám trụ với nghề. “Lúc này, không ai nuôi kiểu đầu tư “tất tần tật” vào vụ tết, tuy nhiên, nhà nào cũng chuẩn bị một lượng heo tương đối để bán tết. Gần như ai cũng hy vọng giá heo hơi lên được chút ít để còn gỡ lại chút vốn mà còn nuôi tiếp”, ông Lợi tự tin nói.
Từng được biết đến là “vựa gà Tết” của tỉnh nhưng do nhiều nguyên nhân, số hộ nuôi gà ở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương đã giảm đáng kể. Hiện nay, những hộ còn nuôi gà Tết đang băn khoăn, lo lắng không biết giá bán gà Tết năm nay thế nào.
Ông Đỗ Trọng ở thôn Tiên Sơn, phường Cộng Hòa, tỉnh Hải Dương là một trong số ít hộ vẫn còn nuôi gà Ri lông màu. Ông vừa mới đầu tư gần 80 triệu đồng mua 1.000 con gà giống Dabaco. Giống gà này có ưu điểm màu lông đẹp, ít gà mái nên ông đã nuôi nhiều năm nay. Trước khi quyết định mua gà, ông Trọng phải tìm hiểu, “nghe ngóng” khắp trong làng ngoài xã. Thấy rất ít nhà nuôi nên ông mới đầu tư nuôi số lượng lớn. Do thời tiết đã chuyển lạnh nên để gà đạt tỷ lệ sống cao, ông Trọng cho “úm” gà trong chuồng, phải một tháng nữa mới thả vườn. Dự kiến sau khi nuôi 3 tháng rưỡi, mỗi con gà sẽ nặng 1,5 – 1,7 kg. Theo ông Trọng, để một con gà đạt trọng lượng như vậy thì từ lúc nuôi đến lúc xuất bán, tổng chi phí hết khoảng 65.000 – 70.000 đồng. Ông Trọng phấp phỏng: “Nuôi gà Tết như đánh bạc. Năm trước, tôi khảo sát thấy ít người nuôi nên cũng đầu tư nuôi 1.000 gà lông màu. Nhưng khi xuất chuồng, giá xuống thấp, chỉ 52.000 đồng/kg nên lãi chẳng đáng là bao. Năm nay tôi cứ nuôi thôi chứ chưa biết thế nào”.
Anh Lục Văn Nhàn, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi gà đồi Chí Linh cho biết: “Hai năm gần đây, số người nuôi gà Tết ở thị xã Chí Linh, nhất là nuôi gà lông màu đã giảm đáng kể. Trong hiệp hội không còn ai chọn nuôi gà để bán đúng vào dịp Tết. Những người đầu tư vào lứa gà này đều là những người mạo hiểm, 5 ăn 5 thua”.
Đại diện công ty CP giống gia cầm Lượng Huệ cho rằng năm nay mức độ không cao, thời điểm này, giá giống đã hạ khá nhiều. Công ty chủ yếu phục vụ những người chăn nuôi chuyên nghiệp, chăn nuôi có kế hoạch và họ vẫn vào đàn bình thường. Số lượng người chuyển từ nuôi heo sang nuôi gà khá nhiều.
Cuối năm giá heo cũng không tăng cao
Theo ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y tỉnh Đồng Nai, căn cứ năng lực cung cầu hiện nay thì dịp Tết Nguyên đán 2018, nguồn cung thịt heo cho thị trường vẫn sẽ được đảm bảo và chắc chắn sẽ không xảy ra tình trạng thiếu thịt heo.
“Mặc dù, giá bán nằm dưới giá thành, tuy nhiên, nó chỉ gây ảnh hưởng đến người chăn nuôi nhỏ lẻ. Trong khi đó, các trang trại lớn, các doanh nghiệp và tập đoàn chăn nuôi do có chuỗi liên kết tốt nên ít bị ảnh hưởng hơn. Do đó, tổng đàn heo trên địa bàn vẫn ổn định ở mức trên 1,7 triệu con, tương đương cùng kỳ năm 2016”, ông Quang chia sẻ.
Còn theo ông Nguyễn Trí Công (Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai), với tổng đàn heo đang có thì nguồn cung thịt cho thị trường tết sẽ được đảm bảo. Người nuôi vẫn đang duy trì đàn, dù không mở rộng nhưng cũng không giảm. Do đó, nguồn cung vẫn khá dồi dào. Vì vậy, tình trạng thiếu thịt heo dịp tết sẽ không xảy ra nhưng giá heo hơi cũng sẽ khó tăng đột biến mà chỉ có thể tăng nhẹ.
Theo ông Công, nguyên nhân khiến giá heo khó có thể tăng cao là do cán cân cung cầu hiện vẫn đang rất chênh lệch. Trong đó, nguồn cung hiện vẫn rơi vào cảnh dư thừa so với cầu, bất chấp việc nhu cầu tiêu thụ thịt heo có thể tăng cao vào dịp tết.
“Tình trạng mưa bão ở nhiều tỉnh miền Bắc, miền Trung thời gian qua có ảnh hưởng nhất định làm đàn heo giảm. Tuy nhiên, do đây là những địa phương có tổng đàn heo không lớn, do vậy cung vẫn còn đang lớn. Do đó, giá heo khó có thể tăng mạnh trong dịp tết. Theo dự báo cũng chỉ tăng 2-3 giá so với mức giá hiện tại là 28 ngàn đồng/kg” (ông Nguyễn Trí Công).
Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng, người chăn nuôi cần nghiên cứu kỹ thị trường trước khi tái đàn để duy trì chăn nuôi ở mức hợp lý. Mặt khác, cùng với việc tái đàn, hiện nay đang là thời điểm giao mùa, đàn vật nuôi dễ mắc các bệnh nguy hiểm như: Dịch tả, lở mồm long móng…, vì vậy cần quan tâm phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo đảm hiệu quả chăn nuôi. Ngoài ra, cần hợp tác chặt chẽ với cơ quan thú y để tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn vật nuôi và thực hiện tiêu độc khử trùng chuồng trại định kỳ.
Đồng quan điểm, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) Hoàng Thanh Vân đề nghị các địa phương phát triển chăn nuôi theo định hướng, không phát triển tự phát theo trào lưu để hạn chế việc cung vượt cầu; khuyến khích doanh nghiệp có năng lực tập trung đầu tư vào chăn nuôi công nghiệp, áp dụng công nghệ cao về con giống, thiết bị chăn nuôi tiên tiến…
Đức Phúc
- giá lợn hơi li>
- giá gia cầm li>
- giá gà hơi li>
- tái đàn li>
- giá gia súc li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất