Từ lâu, gà Móng (xã Tiên Phong, huyện Duy Tiên, Hà Nam) được biết đến là con đặc sản nổi tiếng vùng chiêm trũng. Giáp tết người dân khắp nơi đổ về đây để đặt hàng…
Đến đầu làng, chúng tôi hỏi thăm về trang trại nuôi gà Móng của hộ ông Nguyễn Văn Thắm (SN 1964, thôn Dưỡng Thọ, Tiên Phong) thì không ai là không biết. Bởi, ông Thắm là người duy nhất ở địa phương đang bảo tồn nguồn gen giống gà bản địa này và có số lượng gà Móng nhiều nhất.
Ông Nguyễn Văn Thắm, chủ trại gà Móng
Tiếp xúc với gà Móng từ nhỏ nên ông Thắm hiểu rất kỹ đặc tính của giống gà đặc sản này. Từ những con gà mà cha mẹ ông nuôi và để lại, ông đã nhân giống, phát triển rộng rãi.
Theo ông Thắm, đây là giống gà bản địa có nguồn gen quý hiếm cần được bảo tồn. Trước kia, loài gà này chưa có tên gọi, sau này người dân đặt tên là gà Móng (lấy luôn tên làng Móng).
Loài này có đặc điểm con trống màu đỏ tía, chân to, vảy thẳng hàng không xù xì như gà Đông Tảo (Hưng Yên), gà mái lông trắng nhạt (1 năm đẻ 6 – 7 lứa, mỗi lứa khoảng 12 quả trứng). Gà con khi mới nở bao giờ màu lông cũng trắng, chân vàng. Kẽ chân có đường viền đỏ, vảy thẳng hàng…
Con trống màu đỏ tía, chân to, vảy thẳng hàng
So với các giống gà truyền thống khác, gà Móng có chất lượng thịt thơm ngon, bì dầy, dai, da giòn không có mỡ, thịt ẩm và không khô. Đây là giống gà rất thích nghi với môi trường Việt Nam, có sức đề kháng tốt, ít dịch bệnh, phù hợp với thăn chả tự do.
“Nhờ những ưu điểm trên nên từ lâu gà Móng đã trở thành con đặc sản của vùng Duy Tiên nói riêng và tỉnh Hà Nam nói chung. Và được nhiều người dân ở các nơi tìm về tận địa phương đặt hàng để làm quà biếu hoặc mua về thưởng thức vào mỗi dịp cuối năm”, ông Thắm thổ lộ.
Hiện gia đình ông Thắm đang nuôi khoảng 7.000 con gà Móng. Trong đó, có 1.500 con gà bố mẹ (nhằm bảo tồn gen gốc quốc gia); 2.000 con thương phẩm để cung ứng thị trường dịp cuối năm, còn lại gà loại nhỏ.
Gần 2.000 con gà thương phẩm của gia đình ông Thắm chuẩn bị cung ứng ra thị trường
Ông Thắm cho biết: “Năm nào cũng vậy, gia đình tôi cũng “găm” khoảng 2.000 con gà Móng, cả gà trống lẫn gà mái độ tuổi 5 – 6 tháng (gà trống khoảng 4kg/con, gà mái khoảng hơn 2kg/con) để đủ hàng cung ứng ra thị trường dịp cuối năm”.
Với giá bán 120 nghìn đồng/kg (gà độ tuổi 6 tháng), 200 nghìn đồng/kg (gà độ tuổi 10 tháng). Sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình ông Thắm thu lãi hàng trăm triệu đồng.
Được biết, năm 2003, trong một lần khảo sát thực trạng nuôi gà ở xã Tiên Phong, một cán bộ Sở NN-PTNT Hà Nam đã phát hiện ra giống gà lạ, sau đó đưa lên Viện Chăn nuôi để xét nghiệm. Kết quả là gen của giống gà Móng thuộc loại quý hiếm. Ngay năm đó, gà Móng được ghi vào Sách Đỏ.
Ông Nguyễn Văn Vịnh, một chủ hộ nuôi gà Móng xã Tiên Phong chia sẻ, để chuẩn bị cung ứng cho dịp tết, gia đình ông đã nuôi khoảng 200 con gà Móng. Số lượng gà này đã được các hộ ở xã bên cạnh và thương lái đặt hàng gần hết. Số còn lại, gia đình ông để ăn và làm quà biếu.
Theo kinh nghiệm của ông Vịnh, nuôi gà Móng không quá khó vì đây là giống gà rất dễ nuôi, lúc gà mới nở nên cho gà ăn cám 2 tháng liền, sau đó chuyển sang cho ăn thóc, ngô, rau xanh các loại kết hợp với việc thả vườn nên thịt gà Móng rất ngon, vì vậy ngày càng được nhiều người tin dùng, nhất là người thành phố.
Đàn gà bố mẹ đang ông Thắm được nuôi để bảo tồn gen
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện tại cả xã có khoảng 70% số hộ đang nuôi gà Móng, thị trường tiêu thụ của các hộ gia đình chủ yếu là trong và ngoài tỉnh (như Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nội…).
Theo ông Trần Quốc Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Tiên Phong, đây chính là nơi lưu giữ nguồn gen tốt nhất và đang được người dân địa phương nuôi phổ biến, rộng rãi.
Mai Chiến
Nguồn: nongnghiep.vn
Ngày 12/4/2016, gà Móng xã Tiên Phong đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Và, mới đây nhất, Bộ NN-PTNT đã có quyết định phân bổ kế hoạch nuôi giữ và nhập giống gốc vật nuôi năm 2018, trong đó có giống gà Móng Tiên Phong do ông Nguyễn Văn Thắm nuôi giữ và bảo tồn gen gốc.
- chăn nuôi gà li>
- gà móng li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất