Ngày cuối cùng của tháng 1/2018, Tập đoàn TH đã chính thức khánh thành trang trại bò sữa cao sản TH tại Moscow (Liên bang Nga). Đây là trang trại bò sữa cao sản đầu tiên trong khuôn khổ dự án 2,7 tỷ USD của TH ở quốc gia này.
Ngày 31/1/2018, tại quận Volokolamsk, tỉnh Moscow (Liên bang Nga), Tập đoàn TH đã chính thức khánh thành trang trại bò sữa cao sản TH. Đây là trang trại bò sữa cao sản đầu tiên của Tập đoàn TH trong khuôn khổ Dự án Tổ hợp Chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa công nghệ cao và một số dự án về thực phẩm với tổng vốn đầu tư 2,7 tỷ USD tại Liên bang Nga.
Sự kiện này đã đánh dấu một bước tiến mới trong sự phát triển của dự án có quy mô lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam tại Nga kể từ trước tới nay.
Sự kiện khánh thành trang trại bò sữa đầu tiên là bước tiến quan trọng của Dự án 2,7 tỷ USD của TH
Cụm trang trại bò sữa TH tại Moscow được khởi công từ ngày 18/5/2016, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và các lãnh đạo cấp cao của Chính phủ Liên bang Nga, Chính phủ tỉnh Moscow.
Sau khi khởi công, chỉ trong vòng 19 tháng, Tập đoàn TH đã khánh thành trang trại bò sữa đầu tiên. Điều này thể hiện nỗ lực rất lớn của nhà đầu tư trong thời kỳ cấm vận của Liên bang Nga, cũng là niềm tự hào trong mối quan hệ giữa hai nước Việt – Nga.
Bà Thái Hương và các quan chức Nga tham quan trang trại TH ở Moscow.
Trước khi chính thức khánh thành, ngày 3/1/2018, trang trại đã đón đàn bò 1.100 con bò sữa cao sản thuần chủng HF đầu tiên nhập khẩu từ Mỹ, cũng như bắt đầu vận hành các hạng mục chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp công nghệ cao tại vùng đất Volokolamsk.
Ngày 14/1, con bê đầu tiên của trang trại đã chào đời. Con bê lịch sử này được đích thân bà Thái Hương – nhà sáng lập và tư vấn đầu tư tập đoàn TH đặt tên là GMilk.
Phó thống đốc Moscow BUTSAEV Denis Petrovich chúc mừng sự kiện quan trọng của TH.
Cũng giống như Trang trại TH ở Nghĩa Đàn (Nghệ An), trang trại TH ở Nga có các điểm nhấn về công nghệ cao trong quản lý đàn. Trong đó, bò được đeo chip điện tử để kiểm soát sức khỏe, kiểm soát động dục, kiểm soát dinh dưỡng…
Toàn bộ thông tin về bò được truyền vào hộp nhận tín hiệu cập nhật vào máy tính. Đặc biệt, con chip có chức năng phát hiện bò bị bệnh (điển hình là bệnh viêm vú) sớm để cảnh báo. Vì vậy, chất lượng sữa của trang trại bò sữa TH được kiểm soát hết sức nghiêm ngặt.
Đàn bò sữa của trang trại là giống bò sữa cao sản thuần chủng HF, áp dụng công nghệ cấy truyền phôi và thụ tinh bằng tinh phân ly giới tính để thụ thai. Các con bê – sẽ trở thành bò tơ trong tương lai – sinh sản ở Nga có tiềm năng di truyền cá thể cao, có thể tạo những đột phá về phẩm cấp giống bò sữa cao sản HF như tăng năng suất sữa.
Dự kiến, năng suất sữa sẽ đạt 11-12 tấn/con/chu kỳ (305 ngày). Với 1.100 bò sữa cao sản đầu tiên, trang trại bò sữa TH có thể đạt năng suất 30 tấn sữa/ngày.
Bà Thái Hương – nhà sáng lập và tư vấn đầu tư cho Tập đoàn TH nhấn mạnh, sau trang trại bò sữa đầu tiên, Tập đoàn TH tiếp tục kế hoạch trồng trọt, xây dựng trang trại và nhập khẩu bò để hoàn thành giai đoạn I của Dự án vào tháng 5/2018.
Theo kế hoạch, toàn Dự án tại Moscow sẽ có tổng đàn 45.000 con, dự kiến sử dụng diện tích đất trên 50.000 ha, tổng mức đầu tư là 500 triệu USD. Sản lượng sữa khi hoàn thành Dự án là hơn 234.000 tấn sữa/năm.
Song song với Dự án bò sữa ở Moscow, Tập đoàn TH tiến hành xây dựng trang trại bò sữa ở Kaluga. Dự kiến cuối quý 1/2018, trang trại này sẽ khánh thành.
Ngoài ra, trong khuôn khổ Dự án Tổ hợp Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao, Tập đoàn TH đã ký kết thỏa thuận đầu tư vào tỉnh Tyumen, Cộng hòa Bashkortostan và chuẩn bị triển khai Dự án bò sữa tại vùng Viễn Đông.
Theo bà Thái Hương, Tập đoàn TH triển khai Dự án Tổ hợp Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa với 3 giai đoạn. Khi hoàn thành Dự án ở giai đoạn III, tổng đàn bò sữa dự kiến là 350.000 con, tổng công suất chế biến sữa là 5.900 tấn/ngày, tương đương gần 1.800.000 tấn/năm, tổng diện tích vùng nguyên liệu tập trung là 140.000 ha.
Hà Nguyễn
Nguồn: Báo Đầu Tư
- trang trại bò sữa li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất