Mới đây, Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ Công thương, Tổng cục Hải quan đề nghị kiểm tra chặt chẽ chất lượng bột thịt xương nhập khẩu từ các nước EU.
Theo công văn Hiệp hội, trung bình mỗi năm Việt Nam nhập khẩu 500-600 ngàn tấn bột thịt xương làm nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc. Từ cuối 2016, các cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện tình trạng gian lận hồ sơ xuất xứ và có nhiều lô hàng bột thịt xương nhập khẩu vi phạm chất lượng nên đã buộc tái xuất nhiều container hàng tại cảng Cát Lái, TP Hồ Chí Minh.
Tháng 8-2017, Cục Chăn nuôi cũng có Văn bản số 1446/CN-TĂCN về việc kiểm tra chặt mặt hàng bột thịt xương nhập khẩu làm thức ăn gia súc vì Cục nhận thấy thị trường xuất hiện dấu hiệu sản phẩm bột thịt xương (Meat and meal) không đảm bảo chất lượng…
Bột thịt xương nhập khẩu được sử dụng bổ sung đạm chế biến thức ăn gia súc. Mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu 500 ngàn –600 ngàn tấn bột thịt xương từ các quốc gia Mỹ, Nam Mỹ, Úc.
Gần đây, do nghi ngờ mặt hàng này được nhập từ các nước EU có chứa loài động vật nhai lại, nguy cơ nhiễm bệnh bò điên nên cơ quan chức năng Việt Nam đã tăng cường kiểm soát chất lượng (test AND) hàng nhập về tại các cảng.
Bị kiểm soát, ngay lập tức, các DN chuyển qua nhập lậu mặt hàng này từ Campuchia… Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, mỗi ngày có hàng ngàn tấn bột thịt xương nhập lậu từ Campuchia về thị trường nội địa qua các cửa khẩu Tây Ninh, Bình Phước, An Giang, Đồng Tháp.
Thực tế, hầu hết hàng nhập lậu từ Campuchia bởi họ mua được giá rẻ nên chào bán cho các nhà máy thường thấp hơn 20-30% so với hàng chất lượng.
Chẳng hạn, loại bột thịt xương nhập khẩu chính ngạch từ Mỹ, Nam Mỹ hay Úc, giá nhập khẩu dao động ở mức 500-600 USD/tấn, cộng các chi phí vận chuyển, lưu kho bãi… thì giá bán lẻ phải từ 12.000-13.000 đồng/kg. Trong khi đó, hàng nhập lậu các DN chào bán chỉ với 9.500-10.000 đồng/kg.
Bột thịt xương nhập lậu bị cơ quan chức năng kiểm tra phát hiện.
Theo tính toán, sở dĩ giá bột thịt xương nhập từ các nước EU rẻ hơn nhiều lần so với các thị trường khác là do mặt hàng này không được phép sử dụng sau dịch bò điên, nhằm ngăn chặn lây lan giữa các quốc gia trong khối.
Từ lâu, các nước EU chỉ cho dùng bột thịt xương trong thức ăn chó mèo và dùng làm phân bón. EU cấm các DN xuất khẩu bột thịt xương chứa loài nhai lại ra nước ngoài. Các biện pháp cấm đoán này khiến nguồn bột thịt xương từ EU dư thừa, có giá rẻ mạt. Đây là cơ hội để các DN Việt Nam mua được hàng giá rẻ.
Từ cuối năm 2016, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) nhận thấy nguy cơ nguồn bột thịt xương nhập khẩu giá rẻ từ EU nên đã tăng cường lấy mẫu test AND. Tình trạng này khiến DN không dám nhập chính ngạch mà tìm cách đưa về Campuchia, sau đó tuồn ngược về Việt Nam tiêu thụ.
Trước thực trạng trên, nhiều DN trong ngành thức ăn chăn nuôi bức xúc vì nếu không ngăn chặn được nạn buôn lậu bột thịt xương dùng làm chế biến thức ăn gia súc thì sẽ dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các DN làm ăn chân chính.
Đặc biệt, với bột thịt xương nhập lậu có nguồn gốc từ EU không qua kiểm soát sẽ có nguy cơ mang mầm bệnh bò điên vào thị trường nội địa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe cộng đồng.
Theo đánh giá của Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, hiện naygiá bột thịt xương từ EU khoảng 40-60 USD/tấn, trong khi hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng nhập khẩu từ Mỹ, Nam Mỹ, Úc… lên tới 500-600 USD/tấn. Chính sự chênh lệnh quá cao này là nguyên nhân khiến DN bất chấp vi phạm để nhập về tiêu thụ hòng trục lợi.
Thúy Hà
- thức ăn chăn nuôi li>
- nhập khẩu nguyên liệu li>
- nguyên liệu tacn li>
- bột thịt xương li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất