Nhiều địa phương chưa quan tâm công tác quản lý giết mổ gia súc gia cầm, tập trung chủ yếu do ngành thú y thực hiện. Nhận thức về an toàn thực phẩm của người tham gia giết mổ còn hạn chế…. NNVN ghi nhận tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.
Mới chỉ có trên 40% sản phẩm động vật tại Nghệ An được kiểm soát giết mổ (Ảnh: VD)
Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi & Thú y Nghệ An, mỗi ngày toàn tỉnh tiêu thụ khoảng 300 tấn sản phẩm động vật nhưng mới chỉ trên 40% qua kiểm soát giết mổ. Đây thực sự là điều đáng báo động khi đây là một trong những tỉnh có tổng đàn gia súc gia cầm lớn nhất cả nước.
Nhiều huyện “trắng” kiểm soát giết mổ
Theo Quyết định số 5008/2012/QĐ-UBND ngày 12/12/2012 của UBND tỉnh Nghệ An, đến năm 2020, toàn tỉnh phấn đấu có 121 cơ sở giết mổ tập trung (GMTT).
Để hiện thực hóa mục tiêu này, từ đầu năm 2013 đến nay, Nghệ An đã trích kinh phí và thu hút các dự án đầu tư xây dựng cơ sở GMTT. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 37 cơ sở được đầu tư xây mới và nâng cấp với tổng nguồn vốn 4.630.000.000 đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh 12 cơ sở, tổng kinh phí 2.130.000.000 đồng; từ Dự án LIFSAP 25 cơ sở, tổng kinh phí 2.500.000.000 đồng.
Tính đến cuối tháng 1/2018, Nghệ An có 56 cơ sở GMTT, đạt 46,3% so với kế hoạch đề ra. Trong đó, một số huyện thực hiện tốt công tác xây dựng và quản lý giết mổ như Yên Thành 17 cơ sở, Diễn Châu 7, TP. Vinh 6 cơ sở, Nam Đàn 5 cơ sở, Đô Lương 5 cơ sở… Tổng công suất giết mổ các cơ sở GMTT hiện nay là 1.500 – 1.600 con lợn; 200 – 220 con trâu, bò/ngày đêm.
Một điểm giết mổ tự phát, xập xệ nằm sát QL 7 thuộc huyện Kỳ Sơn (Ảnh: VD)
Theo ước tính của Chi cục Chăn nuôi & Thú y Nghệ An, mỗi ngày địa phương tiêu thụ khoảng 300 tấn thịt các loại (quy chung ra khoảng 5.000 con lợn thịt/ngày). Cơ quan chức năng kiểm soát giết mổ được khoảng 1.200 con lợn/ngày, tỷ lệ 41%; trâu, bò 250 – 300 con/ngày, tỷ lệ 45% và kiểm soát được 1.000 – 2.000 con gia cầm/ngày tại các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Đối với gia cầm, đa số đang giết mổ tại chợ, chưa được quản lý giết mổ tập trung.
Chủ yếu là “tập trung giết mổ”
Lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi & Thú y Nghệ An cho biết, giết mổ gia súc gia cầm tại Nghệ An hiện chủ yếu là “tập trung giết mổ”, chưa đúng nghĩa GMTT. Toàn tỉnh có 56 cơ sở GMTT nhưng hầu hết các cơ sở hoạt động chưa hết công suất thiết kế.
Bên cạnh đó, các cơ sở giết mổ gia súc tập trung và các cơ sở giết mổ gia súc quy mô nhỏ lẻ tại hộ gia đình hầu hết chưa đạt các tiêu chuẩn quy định tại Thông tư 45/2014/TTBNNPTNT, ngày 3/12/2014 quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông- lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Một số cơ sở GMTT đã có thời gian hoạt động từ 10 – 20 năm, do lợi nhuận thấp hoặc có chủ trương di dời, chuyển vị trí do không phù hợp với quy hoạch nên chủ cơ sở không đầu tư nâng cấp, cải thiện điều kiện vệ sinh thú y, ATTP. Nhiều cơ sở GMTT không đảm bảo về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị giết mổ, chưa có dây chuyền giết mổ tự động…
Các điểm giết mổ gia súc nhỏ lẻ hầu hết đều tận dụng một phần diện tích sinh hoạt của gia đình để thực hiện việc giết mổ, diện tích không đảm bảo, giết mổ trên nền xi măng, dụng cụ giết mổ còn thô sơ, hệ thống xử lý chất thải chưa có hoặc tạm bợ, chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường….
Nghệ An có tổng đàn gia súc gia cầm lớn nhưng luôn đối mặt với nguy cơ dịch bệnh (Ảnh: VD)
Tại Nghệ An, lâu nay tồn tại việc đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ không đồng bộ giữa các địa phương, nơi làm, nơi không. Người dân thường có thói quen giết mổ tại gia đình; không muốn đưa gia súc, gia cầm vào giết mổ tập trung do sợ mất phí, lệ phí giết mổ. Phần lớn các hộ giết mổ gia súc, gia cầm thiếu ý thức chấp hành pháp luật, trốn tránh không đưa gia súc, gia cầm vào GMTT. Nhận thức vấn đề an toàn thực phẩm của người tham gia giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm còn hạn chế. Người tiêu dùng chưa chú trọng đến sản phẩm động vật đã được kiểm soát giết mổ, an toàn thực phẩm.
Văn Dũng – Thanh Nga
Nguồn: Báo Nông nghiệp
Trên cơ sở Quyết định số 5008 và Quyết định số 87/2014/QĐ-UBND ngày 17/11/2014 , Nghị quyết số 20/NQ-HĐND về một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Năm 2018, nhiều huyện, thành, thị đã kêu gọi được chủ đầu tư đăng ký xây dựng từ 12 – 15 cơ sở.
- giết mổ gia súc li>
- giết mổ gia cầm li>
- kiểm soát giết mổ li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Mỗi ngày giết mổ khoảng 3000 con lợn 600 con trâu bò mà qui hoạch tới 121 cơ sở giết mổ. Như vậy mỗi cơ sở giết mổ “tập trung” chỉ giết mổ khoảng 30 con heo/ngày. Với số lượng giết mổ quá ít này các lò mổ tập trung làm sao “trụ” nỗi. Lò mổ tập trung đảm bảo điều kiện VSTY phải có số lượng giết mổ tối thiểu 200 con heo/ngày hoặc 2000 con gia cầm/ngày mới có đủ nguồn thu để tồn tại và tái đầu tư được.