Chiếm thị phần áp đảo đối với mặt hàng thịt tươi sống, nhưng Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan) vẫn phải vượt qua nhiều chướng ngại, nếu muốn tăng doanh thu và thị phần.
Vissan đặt kỳ vọng, đến năm 2020 sẽ chiếm 50% thị phần thịt tươi sống tại TP.HCM và khu vực lân cận. Ảnh: Lê Toàn
Doanh thu chưa đạt kế hoạch
Cả doanh thu và thị phần mảng thịt tươi sống của Vissan trong năm 2017 đều không đạt kỳ vọng, dù có sự tham gia góp sức của đối tác chiến lược là Công ty cổ phần Dinh dưỡng nông nghiệp quốc tế (Anco) – công ty con của Tập đoàn Masan, từ năm 2016.
Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2017, các cổ đông của Vissan đã thống nhất thông qua kế hoạch tăng sản lượng thịt tươi sống lên 35%, nhưng thực tế chỉ đạt mức 13%. Bên cạnh đó, chỉ tiêu doanh thu đặt ra là 4.500 tỷ đồng, nhưng kết quả chỉ đạt 86%. Lý do bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng “giải cứu heo”, khiến giá và nhu cầu tiêu thụ toàn thị trường giảm sút ít nhất 33%, trong khi kênh phân phối của Vissan ở chợ truyền thống liên tục bị bỏ trống.
Ông Nguyễn Phúc Khoa, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vissan cho biết, các kênh bán lẻ hiện đại như cửa hàng tiện lợi, siêu thị… mang lại sự tăng trưởng về lượng trên 30% cho Công ty. Tuy nhiên, khoảng 85% người dân tại TP.HCM và các khu vực lân cận vẫn có thói quen mua thịt tươi sống tại các chợ truyền thống, khiến Vissan gặp khó khăn trong mở rộng thị phần đối với mặt hàng này.
Trong khi đó, theo Chủ tịch Vissan, mảng kinh doanh thịt tươi sống của Công ty gần như không có lãi, bởi chi phí giết mổ của Vissan cao hơn các đơn vị nhỏ lẻ. Đây cũng là lý do khiến Vissan chưa thể thực hiện kế hoạch đầu tư nhà máy giết mổ ở các khu vực lân cận, dù đã thống lĩnh thị phần thịt heo tươi sống tại TP.HCM.
Đối với các mặt hàng chế biến, Vissan đang chiếm thị phần khá lớn, ví dụ: xúc xích tiệt trùng chiếm 65% thị phần, lạp xưởng chiếm 70%; các mặt hàng đông lạnh chiếm khoảng 40% thị phần. Cả hai ngành hàng này đều còn những khoảng trống lớn tại khu vực miền Bắc và miền Trung, khi chưa có thương hiệu lớn đủ sức chi phối thị trường.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, thị trường kinh doanh thịt chế biến sẽ có những thay đổi nhất định, đặc biệt là khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được thông qua.
Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, sau khi CPTPP có hiệu lực, sẽ có một lượng lớn sản phẩm thịt chế biến của các nước thành viên CPTPP được nhập vào Việt Nam. “Điều này buộc các doanh nghiệp trong ngành phải mở rộng quy mô sản xuất, đảm bảo chất lượng và giảm tối đa giá thành, thì mới có thể cạnh tranh”, ông Trọng nói.
Hoàn thiện mô hình từ trang trại đến bàn ăn
Vissan sở hữu thương hiệu gần 50 năm với hệ thống phân phối (bán lẻ, bán buôn) rộng khắp, gồm 130.000 điểm bán, 120 nhà phân phối, hơn 1.000 siêu thị, cửa hàng tiện lợi, 60 cửa hàng giới thiệu sản phẩm. “Không doanh nghiệp cùng ngành nào có thể duy trì được 130.000 điểm bán như Vissan, do “rổ” sản phẩm không đủ đa dạng. Kênh bán hàng luôn là tài sản vô giá của doanh nghiệp”, Chủ tịch Vissan nhấn mạnh.
Hiện nay, cả nhà đầu tư trong và ngoài nước đều đang muốn sở hữu Vissan. Trước mắt, Masan đã “vượt mặt” Công ty CJ CheilJedang, khi thông qua công ty con là Anco, chi hơn 1.400 tỷ đồng để nắm 14% vốn điều lệ Vissan, nâng tổng tỷ lệ sở hữu hiện nay lên 24,9%, bên cạnh đơn vị chủ quản là Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) với 67,76% và Tập đoàn CJ CheilJedang là 3,8%.
Các nhà đầu tư vẫn kỳ vọng có thể tiếp tục gom số cổ phần còn lại, khi Satra đưa ra kế hoạch thoái vốn tiếp theo tại Vissan. Sẽ có một cuộc chạy đua diễn ra, sau khi UBND TP.HCM đưa ra quyết định về mức giảm tỷ lệ sở hữu vốn.
Trên thực tế, sự hợp tác giữa Masan và Vissan đã bước đầu có hiệu quả. Cả hai đều đã có nhà máy chế biến thực phẩm tại miền Bắc và cùng nhắm vào thị trường đầy tiềm năng này. Vissan chịu trách nhiệm về con giống và phân phối, các quy trình còn lại do công ty con của Masan là Anco đảm nhận, hướng đến hoàn thiện mô hình từ trang trại đến bàn ăn. Đầu năm nay, Masan đã đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng để xây dựng Tổ hợp chế biến thịt sạch tại tỉnh Hà Nam, với công suất chế biến khoảng 1,4 triệu con heo/năm, tương đương 140.000 tấn/năm.
“Các sản phẩm thịt chế biến tại thị trường miền Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long trong 3 năm gần đây tăng trưởng khá mạnh, đạt khoảng 23%. Chúng tôi sẽ dồn nhiều sức cho khu vực này. Tuy nhiên, nhu cầu từ thị trường miền Bắc có nhiều sự khác biệt, nên cần có sự điều chỉnh”, Chủ tịch Vissan cho biết.
Với 2 trại nuôi tại tỉnh Bình Thuận và tỉnh Bình Dương, Vissan chỉ mới chủ động 10% nhu cầu nguyên liệu; phần còn lại, họ chia đều tỷ lệ nhập từ Anco, CJ và CP. Hiện Vissan đang triển khai kế hoạch hoàn thiện thiết kế, mặt bằng… cho cụm công nghiệp chế biến thực phẩm tại tỉnh Long An và kho trung chuyển tại Khu công nghiệp Tân Tạo, với vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, dự kiến thực hiện vào năm 2019.
Chủ tịch Vissan khẳng định, với mức tăng trưởng thị trường như hiện tại, đến năm 2020, Vissan dự kiến đạt doanh thu 5.200 tỷ đồng, dù lợi nhuận chỉ khoảng 200 tỷ đồng, bởi dự án đầu tư cụm công nghiệp nói trên phải mất 20 năm để hoàn vốn.
Hồng Phúc
Nguồn: Báo Đầu tư
- kinh doanh thịt tươi sống li>
- kinh doanh chế biến thịt li>
- Vissan li>
- thịt tươi sống li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất