[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngành chăn nuôi của Đồng Nai phát triển mạnh nhất cả nước, nhưng việc hình thành chuỗi liên kết trong chăn nuôi ở Đồng Nai còn rất khó khăn, cần thiết phải có những bước đột phá mới.
Cửa hàng bán nông sản bình ổn giá của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai
Thực trạng
Theo Sở NN& PTNT tỉnh Đồng Nai, tính đến thời điểm tháng 10/2017: Tổng đàn heo 1.978.125 con, trong đó đàn heo nái khoảng 287.021 con, heo đực giống 4.346 con; chăn nuôi trang trại chiếm 75,25%,với 1.813 trang trại; chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm 24,75% tổng đàn. Tổng đàn gà khoảng 19,4 triệu con, trong đó chăn nuôi trang trại chiếm 81,57%, với 463 trang trại; chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm 18,43%. Tổng đàn một số loại gia súc, gia cầm khác: bò khoảng 75.000 con; đàn vịt, ngan, ngỗng khoảng 1,2 triệu con; đàn cút khoảng 5,1 triệu con. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành chăn nuôi giai đoan 2008-2016 là 7,46%. Tổng số heo thịt có mặt thường xuyên tại các cơ sở áp dụng VietGAHP hiện nay: 337.550 con, chiếm tỷ lệ 22,98 % tổng đàn heo thịt trên địa bàn tỉnh. Tổng số gà thịt có mặt thường xuyên tại các cơ sở áp dụng VietGAHP hiện nay: 887.700 con, chiếm tỷ lệ trên dưới 10 % tổng đàn gà thịt trên địa bàn tỉnh.
Tổng đàn heo vẫn phát triển, thị trường tiêu thụ vẫn ổn định (mỗi ngày xuất bán từ 8.000 – 9.000 con heo) mặc dù hiện nay giá heo tiếp tục dưới mức giá thành trên đối tượng chăn nuôi trang trại tư nhân quy mô nhỏ và nông hộ, chăn nuôi nhỏ lẻ bị thu hẹp, chăn nuôi trang trại chiếm ưu thế; hình thức liên kết gia công cho các công ty chăn nuôi lớn vốn đầu tư nước ngoài gia tăng. Cụ thể, đối với chăn nuôi heo: Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam (chiếm 36,4 %), CJ Vina (chiếm 8,12 %); Japfa (chiếm 7,79 %); Sunjin (chiếm 0,83 %) tổng đàn heo cả tỉnh; đối với chăn nuôi gà, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 40,5% tổng đàn gà cả tỉnh.
Theo Sở NN&PTNT Đồng Nai, năng lực cạnh tranh trên đối tượng chăn nuôi nhỏ lẻ và tư nhân thấp, đối tượng này đang và có nguy cơ thu hẹp, chuyển sang gia công cho thuê chuồng trại, hoặc chuyển đổi ngành nghề sản xuất. Xu thế chăn nuôi trang trại sẽ chiếm ưu thế và các công ty chăn nuôi lớn tiếp tục tăng đàn, mở rộng hệ thống gia công trong chuỗi.
Về chuỗi liên kết chăn nuôi phối hợp thành phố Hồ Chí Minh có 03 chuỗi đó là của Cơ sở Lâm Thanh Đức, Công ty TNHH SX TM DV Vương Huỳnh, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam. Các cơ sở tham gia chuỗi được cấp giấy và gắn logo tại các điểm bày bán đã được xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.
01 chuỗi do Đồng Nai xây dựng. Ngoài ra, còn có chuỗi Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam với 05 cơ sở chăn nuôi, 01 nhà máy lựa trứng Đồng Nai và 04 cơ sở kinh doanh.
Toàn Đồng Nai hiện nay có 4 chuỗi nuôi gà. Đó là Công ty TNHH CN Bình Minh (04 cơ sở chăn nuôi, 01 cơ sở giết mổ và 07 cơ sở kinh doanh tham gia chuỗi). Chuỗi Công ty TNHH CN Long Bình: 6 trang trại chăn nuôi, 01 cơ sở giết mổ và 06 cơ sở kinh doanh tham gia chuỗi. Chuỗi Công ty TNHH San Hà: 01 cơ sở chăn nuôi, 01 cơ sở giết mổ và 04 cơ sở kinh doanh tham gia chuỗi. Chuỗi thịt gà chế biến xuất khẩu của Công ty Koyu & Unitek đến nay đã xuất khẩu sang Nhật Bản.
Hiện nay, chuỗi thịt heo truy xuất nguồn gốc vào TP Hồ Chí Minh với 717 trang trại và 21 nhóm GAHP thuộc 3 vùng dự án Lifsap đăng ký tham gia; 177 cơ sở chăn nuôi xuất heo về các cơ sở giết mổ thành phố Hồ Chí Minh với số lượng 361.353 con heo.
Chuỗi kiểm soát an toàn thực phẩm thịt heo và sản phẩm thịt heo bao gồm các đơn vị: Chuỗi Công ty TNHH chế biến thực phẩm Anh Hoàng Thy: 05 trang trại chăn nuôi, 01 cơ sở sơ chế, giết mổ Anh Hoàng Thy, 01 cơ sở chế biến (xưởng Ebon – Công ty TNHH TMDV Quốc tế Big C Đồng Nai), 02 cơ sở kinh doanh (Big C Đồng Nai và Big C Dĩ An- Bình Dương). Chuỗi Công ty MTV thực phẩm Anh Hào Phát: 07 trang trại chăn nuôi, 01 cơ sở sơ chế, giết mổ Anh Hào Phát, 01 cơ sở chế biến (xưởng Ebon – Công ty TNHH TMDV Quốc tế Big C Đồng Nai), 02 cơ sở kinh doanh (Big C Đồng Nai và Big C Dĩ An- Bình Dương). Chuỗi Công ty TNHH SXTM-DV Thanh Danh: 01 cơ sở kinh doanh (thu gom), 01 cơ sở chế biến (xưởng Ebon – Công ty TNHH TMDV Quốc tế Big C Đồng Nai), 02 cơ sở kinh doanh (Big C Đồng Nai và Big C Dĩ An- Bình Dương).
Chuỗi liên kết tiêu thụ thịt heo tại các chợ trên địa bàn huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu Xuân Lộc và thị xã Long Khánh cũng được xây dựng, trên cơ sở xác định các cơ sở giết mổ tập trung cung cấp sản phẩm cho tiểu thương đưa vào chuỗi kiểm soát an toàn thực phẩm. Như ở huyện Tân Phú có cơ sở giết mổ Trần Văn Đức và 9 sạp thịt tại chợ Phú Lập; cơ sở giết mổ Hiệp Nhất và 91 sạp thịt tại chợ Phương Lâm…
Còn nhiều khó khăn, tồn tại
Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai chỉ ra những khó khăn tồn tại của chuỗi liên kết tại Đồng Nai. Về tổ chức liên kết, tổ chức chuỗi liên kết: Người chăn nuôi chưa chủ động thực hiện tốt việc tự trộn thức ăn chăn nuôi, quản lý con giống để giảm giá thành sản phẩm, còn phụ thuộc vào các đại lý cung cấp thức ăn chăn nuôi. Các hình thức tổ chức sản xuất lớn trong chăn nuôi, nhất là hình thức hợp tác xã còn chậm phát triển và hoạt động chưa hiệu quả.
Về quản lý chăn nuôi, chưa có sự phối hợp giữa ngành nông nghiệp với các địa phương trong việc hướng dẫn, đề xuất tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện. Nhìn chung các hộ chăn nuôi chưa thật sự quan tâm trong việc hướng dẫn, đề xuất tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện. Các hộ chăn nuôi chưa thực sự quan tâm triển khai thực hiện việc ghi chép, chưa kiểm tra cập nhật đầy đủ thông tin. Các biện pháp chế tài không nghiêm là một trong những nguyên nhân chính làm cho người chăn nuôi không chấp hành các nội dung liên quan đến quản lý chăn nuôi.
Về tiêu thụ sản phẩm, thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước là đối tượng hộ gia đình, đối tượng bếp ăn tập thể còn hạn chế. Thị trường xuất khẩu chiếm thị phần nhỏ, chủ yếu là xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch nên không ổn định, chưa xuất khẩu chính ngạch do giá thành cao hơn thịt đông lạnh nhập khẩu, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Chưa mang tính bền vững, vụ thể là từ tháng 11/2016 đến nay, Trung Quốc đã quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu heo của Việt Nam qua đường tiểu ngạch làm cho lượng heo trong nước tồn nhiều, cung vượt cầu, giá heo xuống rất thấp.
Giải pháp
Để khắc phục tình trạng chuỗi chăn nuôi kể trên, Hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai đã xây dựng đề án “Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi từ trang trại tới bàn ăn giai đoạn 2018-2020”
Mục tiêu của đề án này là góp phần đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi, xây dựng thương hiệu sản phẩm thông qua đổi mới tổ chức sản xuất chăn nuôi; cải thiện năng suất chăn nuôi từ 18 con/nái/năm tăng lên 24 con/nái/năm; giảm tiêu tốn thức ăn từ 3kg xuống còn 2,2kg; áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt trong chăn nuôi tiêu chuẩn, quy chuẩn tương đương được Bộ NN& PTNT công nhận.
Thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai thông qua việc thành lập các tổ hợp tác theo hướng chăn nuôi Vietgaph. Cải tạo, nâng cấp phẩm chất giống heo trên địa bàn tỉnh. Xây dựng chuỗi sản phẩm ngành hàng thịt heo, gà trên địa bàn tỉnh, xuất tỉnh và hướng tới xuất khẩu; xây dựng thương hiệu đối với chuỗi sản phẩm để giải quyết vấn đề đầu ra đối với sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt với các sản phẩm được chứng nhận VIETGAHP. Trao đổi học tập kinh nghiệm trong lĩnh vực chăn nuôi, quản lý giống đối với một số nước phát triển. Kết nối giao thương giữa chăn nuôi Đồng Nai với các nước khác. Xây dựng 300 trang trại chăn nuôi heo an toàn dịch bệnh, 1 khu giết mổ, 1 chợ kinh doanh sản phẩm chăn nuôi theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm. Kết nối, xây dựng thành công hệ thống chuỗi khép kín từ sản xuất, giết mổ, chế biến tới khâu tiêu thụ và xây dựng thương hiệu cho ngành chăn nuôi của Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, góp phần ổn định sản xuất có lộ trình, kế hoạch cụ thể, nâng cao giá trị của ngành chăn nuôi tỉnh Đồng Nai.
Xây dựng kênh thông tin, tuyên truyền đến người chăn nuôi về giá cả thịt trường, tình hình lưu thông sản phẩm trong và ngoài nước để người dân điều chỉnh việc tái đàn. Đồng thời, tăng cường khuyến khích phát triển chăn nuôi heo theo chuỗi liên kết cả chăn nuôi trang trại và chăn nuôi nông hộ, thông qua việc thành lập các Tổ hợp tác, Hợp tác xã chăn nuôi để liên kết sản xuất chuỗi. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng chăn nuôi an toàn, giảm giá thành sản xuất thông qua các giải pháp như: hướng dẫn người dân lựa chọn các giống vật nuôi cho năng suất cao, chất lượng tốt, quản lý tốt về dịch bệnh để giảm tỷ lệ chết; tổ chức sản xuất theo tổ hợp tác, hợp tác xã… để thu mua các nguyên liệu đầu vào, tổ chức phối trộn thức ăn giảm các khâu trung gian trong phân phối thức ăn chăn nuôi…
ĐỨC PHÚC
Hiện nay vấn đề tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi hiện nay còn yếu, phụ thuộc nhiều khâu trung gian và khó kiểm soát, chưa truy xuất được nguồn gốc. Việc áp dụng các quy trình an toàn dịch bệnh, thực hành chăn nuôi tốt (Vietgaph) chưa được người chăn nuôi chú trọng, quan tâm và tự nguyện tham gia thực hiện. Ý thức tự giác của người chăn nuôi chưa cao trong việc ghi chép, khai báo số liệu chăn nuôi cho cơ quan quản lý, đặc biệt là với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, đồng thời có các biện pháp chế tài chưa đủ mạnh để bắt buộc người chăn nuôi thực hiện nội dung này. (Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai)
- chăn nuôi li>
- chăn nuôi đồng nai li>
- Đồng Nai li>
- chuỗi liên kết li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- TIN BUỒN
- Hội Chăn nuôi Việt Nam đề xuất mức thuế VAT bằng 0% đối với sản phẩm chăn nuôi sơ chế
- Hội chăn nuôi Việt Nam và trường hóa, sự sống (Đại học Bách khoa Hà Nội): Hợp tác xây dựng theo chuỗi giá trị
- Lễ ký kết hợp tác giữa Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Hoa Kỳ với Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam và Hội Chăn nuôi Việt Nam
- TS. Nguyễn Xuân Dương được vinh danh là Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024
- Thông báo mời thầu tư vấn phát triển Hội/Hiệp hội
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Tiếp và làm việc với Đoàn đại biểu Bộ Nông nghiệp Dominicana
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Chính thức nhận cờ đăng cai tổ chức “Hội nghị Chăn nuôi Á-Úc lần thứ 21”
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Đồng hành tháo gỡ khó khăn cùng các Hội Chăn nuôi Thú y phía Bắc
- Đề xuất thu thuế đối với hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Mình thấy có dự án Lifsap tại Đồng Nai cũng đang phát triển dần chuổi liên kết bền vững với nhà chăn nuôi. Người chăn nuôi như mình rất mong dự án sớm thành công.