PGS-TS Đinh Thị Bích Lân: Thú y là nghề cao quý - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • PGS-TS Đinh Thị Bích Lân: Thú y là nghề cao quý

    PGS-TS Đinh Thị Bích Lân – Giảng viên cao cấp của Viện Công nghệ Sinh học (Đại học Huế), một trong hai nhà khoa học vừa giành giải thưởng Kovalevskaia 2017 đã khiến tôi bất ngờ với nhận định: Thú y, không đơn giản chỉ là nghề chữa bệnh cho động vật mà còn góp phần tạo ra thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng, qua đó bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.

    PGS-TS Đinh Thị Bích Lân: Thú y là nghề cao quý

     

    Sinh viên y khoa đi học… thú y

     

    PGS-TS Đinh Thị Bích Lân đẹp và có phần trẻ so với tuổi 58. Ngắm, trò chuyện với chị một hồi, thấy hình như người này sinh ra không phải để làm khoa học, nhưng không hiểu sao lại gần như trọn đời gắn bó với hàng chục công trình khoa học lớn nhỏ? Chị cười, đó là một cái duyên với nghề.

     

    Chị vốn là sinh viên y khoa nhưng khi đi Liên Xô chị lại được phân đi học chuyên ngành… thú y tại Học viện Thú y Matxcơva. “Mình đã khóc rất nhiều vì không được học ngành y” – chị nhớ lại.

     

    Nhưng rồi nỗi buồn cũng nhanh chóng qua đi khi ngay buổi lên lớp đầu tiên, chị được các giáo sư người Nga khai sáng tư tưởng khi khẳng định: “Đi theo ngành thú y, các trò đừng nghĩ rằng chỉ để chữa bệnh cho các loại động vật gia súc, mà các trò đang đi theo một con đường rất cao quí, đó là tạo ra những sản phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng, qua đó bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng”. Nỗi buồn của tôi đã nhanh chóng bị xóa mất, thay vào đó là niềm hân hoan khi được bước sang một con đường mới”.

     

    Đặc biệt sự tự tin và quyết tâm đã đến với chị khi những lần đi thực tập ở nông thôn, khi chứng kiến cảnh nông dân Nga đi chăn hàng nghìn con cừu trên thảo nguyên mênh mông bằng ô tô và được hưởng thụ một cuộc sống đủ đầy. Điều này quá trái ngược với cảnh “con trâu đi trước cái cày đi sau” ở Việt Nam mình.

     

    “Và tôi hiểu, đó là sức mạnh của khoa học và công nghệ. Chỉ có áp dụng thành quả khoa học công nghệ mới giúp được kinh tế phát triển, người nông dân đỡ vất vả” – chị nói.

     

    Suy nghĩ này theo suốt chị trong nhiều năm sau đó khi làm nghiên cứu sinh ở Đại học Obihiro và Đại học Gifu, những trường đại học nổi tiếng đào tạo về thú y của Nhật Bản.

     

    “Mỗi khi tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ mới, tôi lại suy nghĩ, chắt lọc những gì có thể ứng dụng trong điều kiện Việt Nam và mong sao sau khi tốt nghiệp trở về sớm có điều kiện để áp dụng, phát huy những gì đã lĩnh hội được”.

    PGS-TS Đinh Thị Bích Lân: Thú y là nghề cao quýPGS-TS Đinh Thị Bích Lân (ngoài cùng) trong phòng thí nghiệm. Ảnh: Nhân vật cung cấp

     

    Và sau khi trở về nước, công tác tại khoa Chăn nuôi Thú y của Trường Đại học Nông Lâm (Đại học Huế), việc làm đầu tiên của PGS-TS Đinh Thị Bích Lân là cùng đồng nghiệp viết dự án để xin kinh phí xây dựng phòng thí nghiệm, đồng thời tìm kiếm mọi nguồn tài trợ để xây dựng cơ sở nghiên cứu thực hành.

     

    “Bằng nguồn tài trợ ban đầu của tổ chức Hopeland Nhật Bản, của những người bạn Nhật yêu Việt Nam, chúng tôi bắt đầu xây dựng Trung tâm nghiên cứu ứng dụng triển khai Công nghệ Sinh học, tiền thân của Viện Công nghệ Sinh học, Đại học Huế ngày nay” – chị kể.

     

    Song song với việc xây dựng các cơ sở phục vụ nghiên cứu, chị cùng chồng mình – anh Phùng Thăng Long và các đồng nghiệp nghiên cứu cụm đề tài “Lai tạo và hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất các tổ hợp lợn lai ¾ máu ngoại mới có năng suất và tỉ lệ nạc cao”.

     

    Và sau hơn 10 năm ròng rã, công trình đã thành công, góp phần vào việc phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc ở tỉnh Thừa Thiên – Huế. Và cụm đề tài này được trao giải B, Giải thưởng Cố đô về Khoa học Công nghệ tỉnh Thừa Thiên – Huế năm 2011.

     

    Mình không làm thì ai làm?

     

    Đến thời điểm này, sau hơn 15 năm nghiên cứu, PGS-TS Đinh Thị Bích Lân đã hoàn thành 22 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, trong đó có nhiều đề tài cấp nhà nước, cấp bộ với vai trò là chủ nhiệm hoặc thành viên nghiên cứu. Chị có hàng chục bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước và nước ngoài và là tác giả của 2 giáo trình phục vụ đào tạo ngành thú y tại các trường đại học nông lâm trên cả nước.

     

    Nhiều công trình nghiên cứu của chị được đánh giá cao bởi tính mới, tính ứng dụng và hiệu quả kinh tế – tính xã hội mang lại cho cộng đồng. Có thể kể đến các công trình: Nghiên cứu sản xuất que chẩn đoán nhanh bệnh ký sinh trùng Toxoplasma ở người và gia súc”, “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của bệnh do Cryptosporidium parvum gây ra ở bò lây sang người và xây dựng quy trình chẩn đoán nhanh”, “Nghiên cứu tạo kháng nguyên bám dính tái tổ hợp để sản xuất KIT chẩn đoán và vắc xin phòng bệnh do E.coli gây ra ở lợn”, “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất chế phẩm sinh học để phòng và trị bệnh cầu trùng ở gà”.

     

    Chị nói: “Trong thú y, có 3 khâu quan trọng là chẩn đoán, phòng bệnh và điều trị. Tôi đã chọn các vấn đề nghiên cứu nằm trong 3 khâu này, mong sao tạo ra được những sản phẩm có thể áp dụng vào thực tiễn sản xuất, góp phần tạo ra những sản phẩm sạch, phục vụ cho cộng đồng”.

     

    Thực tế thì ở nước mình, nghiên cứu khoa học còn có nhiều khó khăn bởi cơ sở vật chất chưa đồng bộ, kinh phí dành cho nghiên cứu còn hạn hẹp. Nhiều khi, vợ chồng chị phải bỏ tiền túi ra để nghiên cứu. Và khi đã nghiên cứu thành công, sản phẩm có tính thực tiễn cao thì việc đưa vào sử dụng cũng cần phải có nhiều thời gian để hoàn thành các thủ tục hành chính.

     

    “Đến thời điểm này, những sản phẩm nghiên cứu của tôi vẫn đang ở trong quá trình thử nghiệm, chưa đưa được ra thị trường bởi đang đợi Cục Thú y, Bộ NNPTNT khảo nghiệm trước khi cấp giấy phép lưu hành để sản xuất đại trà. Tuy nhiên, việc khảo nghiệm của Cục Thú y cũng đang gặp khó khăn bởi đây là sản phẩm công nghệ cao, hiện chưa có trong danh mục của Bộ Tiêu chuẩn Việt Nam về lĩnh vực kháng thể, nên… phải đợi cập nhật!” – chị nói.

     

    Khi trò chuyện với chị, tôi đã hỏi vì sao nghiên cứu khoa học gặp nhiều khó khăn như vậy mà chị vẫn còn theo đuổi? Chị cười, nói rằng, chị làm vì đam mê và mong muốn tạo ra được sản phẩm có ích cho xã hội”. Chị bảo, động cơ lớn nhất của mình là khát khao làm điều gì đó có ích cho xã hội, cho nền chăn nuôi của đất nước.

     

    “Là một trong những người được đi học tập ở nước ngoài từ khi đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, còn rất nghèo, được học tập và lĩnh hội những kiến thức chuyên sâu và kỹ thuật tiên tiến, nếu những người như mình không làm chút gì đấy có ích cho xã hội thì ai làm? Suy nghĩ đó vẫn theo tôi đến tận bây giờ”.

     

    Hoàng Văn Minh

    Nguồn: Báo Lao Động

     

    Giải thưởng Kovalevskaia là giải thưởng thường niên dành tặng cho những tập thể, cá nhân nữ khoa học gia xuất sắc trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học vào thực tiễn cuộc sống, đem lại nhiều lợi ích trên các lĩnh vực – kinh tế, xã hội và văn hóa. Giải thưởng mang tên nhà nữ toán học gốc Nga, Kovalevskaya (1850 – 1891). Từ năm 1985, Giải thưởng Kovalevskaia bắt đầu đến với các nhà khoa học nữ ở Việt Nam. Và đã có 48 cá nhân và 17 tập thể được trao giải này.

     

    PGS-TS Đinh Thị Bích Lân cũng nói rằng, thành tựu chị đạt được hôm nay sẽ không có nếu không được gia đình, đặc biệt là chồng chị – anh Phùng Thăng Long ủng hộ. “Với phụ nữ, gia đình là rất quan trọng. Nếu chồng, con không vui, không ủng hộ thì sao mình có thể tập trung cho nghiên cứu được. Vợ chồng tôi cùng ngành nghề, cùng đam mê, cùng chí hướng nên anh ấy đã chia sẻ, giúp đỡ tôi rất nhiều ”.

    2 Comments

    1. Nguyễn Thị Hợi

      Cô là 1 trong 4 nhà khoa học được nhận giải thưởng chứ ạ?

    2. Nguyen hoang minh duc

      CHÚC MỪNG CÔ. E CHÚC CÔ LUÔN TRẺ,KHỎE , VUI VÀ TRÀNG ĐẦY HẠNH PHÚC.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.