Tại buổi thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Chăn nuôi mới đây, rất nhiều đại biểu (ĐB) Quốc hội đã góp ý chi tiết, cụ thể về dự thảo luật, trong đó một số tranh cãi xung quanh việc xếp loại chó mèo vào chăn nuôi gia súc, băn khoăn về việc vì sao không đưa chim yến, hươu… vào dự thảo luật.
Trước đó, góp ý đầu tiên cho dự thảo Luật Chăn nuôi, ĐB Mai Sỹ Diến (đoàn ĐB Thanh Hóa) nêu băn khoăn: “Về giải thích từ ngữ ở khoản 11 Điều 3 “gia súc là các loài vật nuôi gồm trâu, bò, ngựa, lợn, dê, cừu, thỏ”, còn chó, mèo có phải là gia súc không? Theo Từ điển bách khoa thì gia súc là loài động vật có vú được nuôi thuần hóa trong gia đình được gọi là gia súc. Như vậy, tôi đề nghị bổ sung chó, mèo là đối tượng gia súc”.
ĐB Mai Sỹ Diến đề nghị bổ sung chó, mèo là đối tượng gia súc. Ảnh minh họa: I.T
Tiếp đó, ĐB Lê Xuân Thân (đoàn Khánh Hòa) cho biết, ông tán thành với dự thảo Luật, vì xuất phát từ Pháp lệnh Giống cây trồng vật nuôi năm 2004. Tuy nhiên, dự thảo còn khá nhiều vấn đề, Ban soạn thảo nên nghiên cứu để tiếp thu.
“Thứ nhất là giải thích từ ngữ về gia súc và gia cầm. Gia cầm ở khoản 10 dự thảo nêu 8 con, gồm gà, vịt, ngan, ngỗng, chim cút, gà tây, bồ câu, đà điểu. Gia súc nêu 7 con, gồm trâu, bò, ngựa, lợn, dê, cừu, thỏ. Khái niệm giải thích từ ngữ chỉ liệt kê như thế này là thiếu, không bao quát hết. Tôi đề nghị có giải thích tiêu chí nội dung cần thiết, sau đó liệt kê với tính mở để không bị thiếu. Ví dụ, nhiều loại chim, tại sao chỉ có chim cút được đưa vào mà chim khác thì không? Chim yến là một” – ĐB Lê Xuân Thân nêu câu hỏi.
Cũng theo ĐB Lê Xuân Thân, hiện nay Khánh Hòa phát triển khá mạnh nghề nuôi chim yến tại nhà, xây cả một nhà để chim yến vào. Bên cạnh đó, đối với nuôi ong, sâm cầm, chó, mèo, chuột bạch…, thì những con này gọi là gì? Dự thảo Luật nên có giải thích mở để bảo đảm tính chính xác của luật.
ĐB Lê Xuân Thân (Khánh Hòa) cho rằng dự thảo Luật Chăn nuôi nên có giải thích mở về tư ngữ để bảo đảm tính chính xác của luật.
“Thứ hai là khái niệm rất lạ được nêu ở Điều 50 và 51 là “quyền vật nuôi”. Điều 50 là: “Đối xử nhân đạo với vật nuôi”. Điều 51 là: “Bảo đảm quyền vật nuôi”. Khái niệm này không chuẩn, lý do là khi ta nói đến quyền và nghĩa vụ luôn gắn liền với con người và tổ chức, không thể có quyền của vật nuôi, của cây trồng. Đề nghị Ban soạn thảo thiết kế lại nội dung này. Hiện nay trên thế giới có những quy định bảo vệ đừng làm, gây đau đớn cho các con vật, ví dụ như Ý, Thụy Sỹ quy định không cho phép bỏ con tôm hùm vào nồi lẩu đang sôi, đó là đối xử nhân đạo. Đối với nước ta cân đối cái này thế nào để đưa vào nhưng không thể lý giải “quyền vật nuôi” được” – ĐB Thân nói.
Tuy nhiên, ĐB Trần Đình Gia (đoàn DDBQH Hà Tĩnh) lại nêu ý kiến khác. “Về xếp loại vật nuôi, theo ĐB Mai Sỹ Diến thì đề xuất xếp chó với mèo vào nhóm gia súc, tôi thấy chưa hợp lý. Dự thảo luật ở Điều 3 về giải thích từ ngữ ở điểm 8, 9, 10, 11 đã xếp vật nuôi có 4 nhóm: Thứ nhất, động vật cảnh. Thứ hai, động vật bán hoang dã gây nuôi. Thứ ba, gia súc. Thứ tư, gia cầm. Tôi thấy nên xếp chó với mèo ở động vật cảnh thì hợp lý hơn” – ĐB Gia nói.
Theo ĐB Trần Đình Gia, ở Hà Tĩnh người dân nuôi hươu nhiều hơn cả trâu bò nhưng con hươu vẫn chưa được công nhận là vật nuôi phổ biến. Ảnh tư liệu
“Tôi cũng đồng ý với đại biểu Lê Xuân Thân đoàn Khánh Hòa là chúng ta nên đưa ra một số tiêu chí để xếp các nhóm vật nuôi để có thể bao quát hết tất cả các loại vật nuôi mà hiện nay đang lưu hành. Ví dụ, như nuôi tằm, nuôi dế, nuôi giun, rất nhiều loại vật nuôi mà không biết xếp vào nhóm nào ở trong này” – ĐB Gia băn khoăn.
Theo ĐB Trần Đình Gia, ở Hà Tĩnh có một loại vật nuôi rất thân thuộc đó là con hươu, hiện nay tỉnh Hà Tĩnh có khoảng 47.000 con hươu, có những địa phương nuôi hươu còn phổ biến hơn cả nuôi trâu, nuôi bò, như huyện Hương Sơn có khoảng 32.000 con hươu mà giá trị kinh tế của con hươu đem lại cho người nông dân rất lớn.
“Tuy nhiên, vì không được xếp loại là vật nuôi, cho nên các sản phẩm nhung hươu không xuất khẩu ra nước ngoài được và người ta cho rằng đây là sản phẩm của hoang dã, nước ngoài họ không cho mình xuất khẩu sản phẩm này vào. Tôi thống nhất cao với phương án đại biểu Lê Xuân Thân trình bày, mình đưa các nhóm tiêu chí để bao quát hết các loại vật nuôi vào trong quy định của điều luật” – ĐB Trần Đình Gia nhấn mạnh.
Thiên Hương
Nguồn: Dân Việt
- chăn nuôi hươu li>
- nuôi chó li>
- dự thảo luật chăn nuôi li>
- nuôi mèo li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất