[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nhiều năm trước đây, khi nói đến chăn nuôi thủy cầm (vịt, ngan) hoàn toàn không có nước bơi lội (chỉ có nước uống) thì nhiều người vẫn không hình dung ra hết, vì nói đến thủy cầm là phải có ao hồ, sông ngòi để chúng tắm thỏa thích. Hiện nay, chúng ta phải đối mặt với biến đổi khí hậu, nguồn nước ngọt ngày càng hiếm do thời tiết khô hạn, thâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường…Do đó, phải thay đổi tư duy chăn nuôi từ phương thức chăn nuôi truyền thống có nước bơi lội tự do sang chăn nuôi sử dụng ít nước (tiết kiệm nước). Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam xin giới thiệu góc nhìn của TS Dương Xuân Tuyển (ảnh), Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia cầm VIGOVA về Chăn nuôi thủy cầm sử dụng ít nước.
Cách đây khoảng 10 năm, Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia cầm VIGOVA đã bắt đầu các công trình nghiên cứu phương thức nuôi vịt hạn chế hoặc không có nước bơi lội (nuôi trên cạn). Kết quả là khả quan, tỷ lệ nuôi sống và một số chỉ tiêu năng suất đạt cao hơn, tiết kiệm được thức ăn, dẫn đến hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi có nước bơi lội tự do.
Phương thức nuôi sử dụng ít nước
Đó là phương thức hạn chế hoặc không có nước bơi lội (nuôi trên cạn), chỉ cung cấp nước uống. Vịt là loài thủy cầm, phương thức chăn nuôi phổ biến và truyền thống ở nước ta là nuôi có ao hồ bơi lội (nuôi nước). Phương thức nuôi này có một số ưu điểm như giúp vịt thải nhiệt khi thời tiết nóng bức, vịt dễ dàng giao phối, việc bơi lội giúp làm sạch bộ lông… Tuy nhiên, phương thức này cũng có rất nhiều điểm hạn chế như hoạt động bơi lội nhiều làm tăng tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm, chi phí đầu tư cho ao hồ cao, đặc biệt vịt bơi ao dễ bị nhiễm bệnh nhất là bệnh đường ruột từ nguồn nước ao bơi… Hiện nay, nguồn nước ngọt ngày càng hiếm, ao hồ bị ô nhiễm nặng, nhiều vùng bị nước mặn xâm lấn. Cần nghiên cứu các giải pháp nuôi thủy cầm sử dụng ít nước. Và nuôi trên cạn (không hoặc rất hạn chế nước bơi lội) được xem là một giải pháp hiệu quả cho vấn đề này.
Các câu hỏi đặt ra là: Vịt có nuôi được ở trên cạn, hoàn toàn không có nước bơi lội không? Nếu được thì chuồng trại thiết kế ra sao?
Câu trả lời là có. Nhưng phải tuân thủ một số yêu cầu kỹ thuật thì mới có hiệu quả. Một số công trình nghiên cứu của trung tâm VIGOVA và các đồng nghiệp trong nước đã chỉ ra các lợi ích khi nuôi vịt trên cạn so với nuôi truyền thống có nước bơi lội.
Nuôi khô hoàn toàn-chuồng hở
Hiệu quả về việc kiểm soát dịch bệnh
Nước được coi là một vector trong việc lưu chuyển mầm bệnh. Thông thường vi khuẩn, vi rút thường có thời gia tồn tại lâu hơn trong nước so với trên cạn do vậy càng làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Hiện nay, tại Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cơ sở nuôi vịt theo mô hình vịt – cá, vịt được thả trên ao nuôi cá, nguồn phân vịt thải ra là nguồn thức ăn cho cá. Khi nuôi vịt bơi ao vịt sẽ uống trực tiếp nước ao, trong khi nước ao nhiều nơi không đạt chất lượng nước uống cho vịt. Một số kết quả phân tích nước ao bơi cho thấy, các chỉ tiêu về vệ sinh thú y đều có mức ô nhiễm vi sinh cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn quy định của điều kiện vệ sinh nước uống đối với gia cầm. Khi so sánh với yêu cầu vệ sinh nước uống cho gia cầm (theo Quy chuẩn 01 -15: 2010/BNNPTNT về quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về trại chăn nuôi an toàn sinh học) chúng tôi thấy rằng, chỉ tiêu vi sinh vật hiếu khí thường ở mức gấp 1,5 lần (tiêu chuẩn là 10.000 cfu/ml), Coliforms gấp trên 10 lần so với tiêu chuẩn nước uống cho gia cầm (tiêu chuẩn là 100 MPN/100ml), và đặc biệt nguồn nước ao bơi còn có sự hiện diện của vi khuẩn E.coli với nồng độ 150 – 210 MPN/100ml. Điều này lý giải tại sao khoảng 80% các đàn vịt nuôi bơi ao đều bị bệnh đường tiêu hóa, trong đó có bệnh Ecoli ở giai đoạn 3 -5 tuần tuổi. Chính vì vậy, khi nuôi vịt trên cạn sẽ khắc phục được rủi do nhiễm bệnh từ nguồn nước bơi lội, việc áp dụng các biện pháp an toàn dịch bệnh như khử trùng, tiêm phòng, quản lý đàn vịt… cũng được dễ dàng hơn.
Nuôi khô hoàn toàn-chuồng lạnh
Hiệu quả từ việc tăng năng suất
Tăng tỷ lệ nuôi sống
Các kết quả nghiên cứu tại trại vịt giống VIGOVA và một số mô hình nuôi vịt bố mẹ tại ĐBSCL đều cho thấy nuôi vịt trên cạn có tỷ lệ nuôi sống cao hơn so với nuôi có nước bơi lội. Nguyên nhân chủ yếu là do môi trường nước bị ô nhiễm. Vịt chết khi mổ khám thường là do bệnh viêm nhiễm tiêu hóa, có hội chứng bệnh do một số nhóm vi khuẩn làm viêm nhiễm các bộ phận nội tạng gây tích nước trong xoang bụng, vịt bị bệnh đi lại khó khăn, bệnh theo dạng mãn tính nên khi bệnh vịt thường không chết mà chủ yếu do suy kiệt dần và được loại thải trong quá trình nuôi. Việc áp dụng phương thức nuôi trên cạn tại trại vịt giống VIGOVA và một số mô hình nuôi vịt bố mẹ tại Nam bộ đã giúp giảm tỷ lệ vịt mắc các bệnh đường tiêu hóa, từ đó nâng cao tỷ lệ nuôi sống một cách đáng kể.
Tăng năng suất trứng
Mức độ khác biệt tùy thuộc vào giống vịt, mức độ ô nhiễm của nguồn nước ao bơi. Một số kết quả theo dõi mô hình vịt bố mẹ tại Long An, Tiền Giang và Cần Thơ cũng cho thấy năng suất trứng của các mô hình khi áp dụng nuôi cạn đều cao hơn nuôi nước, mức chênh lệch giữa hai phương thức 12,4 – 16,2 quả/mái/42 tuần đẻ là tương đối lớn. Nuôi vịt trên cạn có tỷ lệ loại thải vịt đẻ trong kỳ thấp, thời gian khai thác trứng kéo dài, nhiều đàn vịt có thể khai thác trên 50 tuần đẻ, điều này làm tăng đáng kể hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi vịt sinh sản.
Bảng 1: So sánh năng suất trứng của vịt nuôi nước và nuôi cạn
Giống |
Đơn vị |
Nuôi nước |
Nuôi cạn |
Địa điểm |
Nguồn dẫn |
Vịt siêu thịt SM |
Quả/mái/40 tuần đẻ |
139,1 |
196,4 |
Trại vịt giống VIGOVA |
Dương Xuân Tuyển và ctv, 2003 |
Vịt siêu trứng CV 2000 |
Quả/mái/40 tuần đẻ |
204,8 |
223,3 |
||
Vịt siêu thịt SM |
Quả/mái/42 tuần đẻ |
192,3 |
205,4 |
Long An |
Dương Xuân Tuyển và Lê Thanh Hải, 2011 |
Quả/mái/42 tuần đẻ |
188,4 |
204,6 |
Tiền Giang |
||
Quả/mái/42 tuần đẻ |
195,2 |
207,6 |
Cần Thơ |
||
Vịt siêu thịt SM |
Quả/mái/42 tuần đẻ |
203,6 |
208,6 |
Trại vịt giống VIGOVA |
Dương Xuân Tuyển và Lê Thanh Hải, 2013 |
Tăng tỷ lệ trứng giống và các chỉ tiêu ấp nở
Các kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trứng giống và các chỉ tiêu ấp nở khi nuôi trên cạn thường cao hơn so với nuôi có nước bơi lội. Có thể do ở lô vịt nuôi bơi ao thường xuyên tiếp xúc với môi trường nước ao bị ô nhiễm, làm viêm nhiễm bộ phận sinh dục nên tỷ lệ trứng có phôi đạt thấp hơn so với nuôi khô, biểu hiện rõ nhất là có một tỷ lệ khoảng 2 – 3% trứng đẻ ra bị méo mó, dị hình, có sọc dưa… Trứng bị nhiễm vi khuẩn nên tỷ lệ chết phôi tăng dẫn đến tỷ lệ nở thấp.
Giảm chi phí thức ăn
Các loài thủy cầm rất thích bơi lội, khi bơi lội thì tiêu tốn nhiều năng lượng. Vì vậy, khi nuôi cạn sẽ giảm chi phí thức ăn nhờ giảm tiêu tốn năng lượng cho hoạt động bơi lội. Mặt khác việc giảm chi phí thức ăn nhờ tăng các chỉ tiêu năng suất. Các kết quả theo dõi của chúng tôi trong những năm qua cho thấy nhờ vào việc tăng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật từ việc áp dụng phương thức nuôi cạn thường tiết kiệm chi phí thức ăn từ 5 – 10 %.
Bảng 2: So sánh tiêu tốn thức ăn của vịt nuôi nước và nuôi cạn
(ĐVT: kg thức ăn/10 quả trứng)
Giống |
Nuôi nước |
Nuôi cạn |
%(nuôi cạn/ nuôi nước) |
Địa điểm |
Nguồn dẫn |
Vịt siêu thịt SM |
5,11 |
4,17 |
81.6 |
Trại vịt giống VIGOVA |
Dương Xuân Tuyển và ctv, 2003 |
Vịt CV 2000 |
2,56 |
2,41 |
94,1 |
||
Vịt siêu thịt SM |
4,01 |
3,65 |
91,0 |
Long An |
Dương Xuân Tuyển và Lê Thanh Hải, 2011 |
4,12 |
3,68 |
89,3 |
Tiền Giang |
||
3,94 |
3,63 |
92,1 |
Cần Thơ |
||
Vịt siêu thịt SM |
3,79 |
3,60 |
95,0 |
Trại vịt giống VIGOVA |
Dương Xuân Tuyển, Lê Thanh Hải và ctv, 2013 |
Các kỳ sau tác giả sẽ trình bày về con giống, chuồng trại phục vụ chăn nuôi nuôi thủy cầm tiết kiệm nước.
TS. Dương Xuân Tuyển – [email protected]
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu
và Phát triển Chăn nuôi Gia cầm VIGOVA
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất