Chỉ được sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi khi có kê đơn của bác sĩ thú y - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Chỉ được sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi khi có kê đơn của bác sĩ thú y

    Chỉ được sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích trị bệnh cho vật nuôi nhiễm bệnh và phòng bệnh cho vật nuôi ở giai đoạn con non khi có kê đơn của bác sỹ thú y.

     

    Tiếp tục chương trình làm việc Phiên họp thứ 26, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã nghe báo cáo thẩm định và cho ý kiến đối với Dự thảo Luật Chăn nuôi.

     

    Sau khi chỉnh sửa, Dự thảo Luật mới gồm 6 chương 80 điều, giảm 2 chương, tăng 15 điều so với Dự thảo Luật mà Chính phủ đã trình Quốc hội tại kỳ họp 5.

     

    Đáng quan tâm, Dự thảo đã luật hóa những quy định về thức ăn chăn nuôi tại Nghị định 39/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã được kiểm nghiệm trong thực tế.

     

    Để bảo đảm ATTP, quản lý hiệu quả chất lượng thức ăn chăn nuôi, Dự thảo Luật quy định thức ăn thương mại phải có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; được sản xuất tại cơ sở đủ điều kiện; phải được công bố sản phẩm trên Cổng thông tin của Bộ NN&PTNT.

     

    Dự thảo Luật cũng đã bổ sung quy định quản lý đối với từng loại thức ăn chăn nuôi: đậm đặc, hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn bổ sung, theo tập quán và nguyên liệu đơn; bổ sung quy định về sử dụng phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp hoặc thực phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn sử dụng cho người sang làm nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi.

     

    Đồng thời, quy định cụ thể nội dung kiểm tra, cơ quan kiểm tra, chế độ kiểm tra và cách thức xử lý kết quả kiểm tra trong Dự thảo Luật để bảo đảm ATTP và thực hiện việc kiểm tra một cách thống nhất, tránh tùy tiện trong hoạt động kiểm tra.

    Chỉ được sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi khi có kê đơn của bác sĩ thú y

    Theo Dự thảo, chỉ được phép sử dụng kháng sinh thuộc Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam (Ảnh: TTXVN)

     

    Dự thảo cũng tiếp thu ý kiến các vị ĐBQH, chỉnh sửa quy định về quản lý thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh, theo đó, chỉ được phép sử dụng kháng sinh thuộc Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam; nghiêm cấm “sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam”; “sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng”;

     

    Đồng thời, chỉ được sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích trị bệnh cho vật nuôi nhiễm bệnh và phòng bệnh cho vật nuôi ở giai đoạn con non khi có kê đơn của bác sỹ thú y.

     

    Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng Dự thảo Luật chưa đề cập đến việc xử lý dịch bệnh, dập dịch, các chính sách hỗ trợ khi xảy ra dịch. Khi xảy ra dịch bệnh đâu là trách nhiệm nhà nước, đâu là trách nhiệm của địa phương cũng cần phải được phân định rõ và cụ thể trong luật.

     

    Đối với xử lý chất thải trong chăn nuôi, qua thông tin của Bộ NN – PTNT cho thấy, nước ta đang có 84,5 triệu tấn thải rắn và 50 triệu m3 thải lỏng từ chăn nuôi thải ra môi trường. Tính đến tháng 7.2017, chỉ có 60% lượng chất thải được xử lý, 40% còn lại thải trực tiếp ra môi trường.

     

    Tuy nhiên, trong Dự thảo luật, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho rằng, quy định về xử lý chất thải chăn nuôi còn quá ít và chưa rõ ràng. Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội đề nghị cần quy định chi tiết cụ thể hơn nữa về xử lý thất thải trong chăn nuôi.

     

    Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị Ban soạn thảo tiếp thu các ý kiến đóng góp, hoàn thiện dự luật và tiếp tục xin ý kiến đại biểu Quốc hội./.

     

    H.L

    Nguồn: Báo Pháp luật Xã hội

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.