Khó cưỡng lại sức hút của lợi nhuận, nghề nuôi chim yến đang bùng phát mạnh tại Đồng Nai với hàng trăm nhà yến, bất chấp nghề này tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Tại Đồng Nai hiện có 225 nhà nuôi chim yến
Rủi ro lớn, nhà yến vẫn tăng
Thời điểm năm 2013, toàn tỉnh Đồng Nai chỉ có chưa đến 20 nhà nuôi yến và chủ yếu tập trung ở TP. Biên Hòa. Đến giữa năm nay, theo thống kê, cả tỉnh có 225 nhà nuôi yến, rải đều các huyện, thị. Đa số người nuôi yến cho biết, dù có nhiều rủi ro nhưng khó có thể “cưỡng” lại sức hút của nghề này bởi lợi nhuận thu về rất lớn nếu thành công.
Năm 2011, ông Lương Văn Trình (ấp Lộc Hòa, xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom) đang trong quá trình hoàn thiện ngôi nhà hai tầng mới xây của gia đình thì nhận thấy một số đôi yến đến ở. Sau khi tìm hiểu và biết được giá trị của tổ yến, ông Trình quyết định “nhường” ngôi nhà để nuôi chim yến. Ông cũng mạnh dạn đầu tư thêm hàng trăm triệu đồng thuê tư vấn, mua sắm thiết bị như hệ thống phát âm thanh dụ yến, hệ thống phun sương duy trì độ ẩm…
“Tôi định làm nhà ở, kết hợp thử nuôi yến. Nhưng mà có “lộc trời” nên thôi không về ở nữa. Chứ cũng không dám đầu tư nhà yến. Những người mạnh dạn dám đầu tư là người ta mạo hiểm, chứ đầu tư còn hơn đánh bạc”, ông Trình nói. Số tiền để bắt đầu “nghiệp” chim yến đã ngốn của ông Trình hàng tỷ đồng. Và dù nhà ông có yến tự kéo về làm tổ nhưng cũng phải mất khoảng 2 năm sau, đàn yến ở nhà ông Trình mới bắt đầu cho thu hoạch. Dù vậy, ông Lương Văn Trình cho rằng mình được “lộc trời”.
Nhưng không phải ai làm nhà nuôi yến cũng may mắn như ông Trình. Theo khảo sát của các địa phương, trong số 225 nhà yến ở Đồng Nai thì có khoảng 85 nhà yến thất bại, xây dựng xong nhưng không có yến hoặc chỉ có vài cặp về ở. Dù vậy, trên thực tế, số nhà nuôi yến ở Đồng Nai vẫn đang tiếp tục gia tăng do sức hút của sản phẩm cao cấp này. Chỉ riêng tại xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom đang có thêm vài nhà yến.
“Yến về thành công thì người dân ở đây bắt chước phát triển thêm một vài nhà. Nhưng rủi ro rất nhiều. Làm thì làm nhưng vấn đề vẫn là may rủi”, ông Nguyễn Ngữ, cộng tác viên thú y cơ sở xã Tây Hòa cho biết.
Nhiều lỗ hổng quản lý
Nuôi yến được xem là nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao, quá trình nuôi khá đơn giản, bởi đây là loài chim tự nhiên, ít dịch bệnh, không tốn thức ăn, công chăm sóc… Trong khi đó, hiện giá tổ yến loại mới khai thác khoảng 22 triệu đồng/kg và tổ yến sơ chế khoảng 30 triệu/kg nên nuôi yến thành công mang lại lợi nhuận rất lớn cho người nuôi. Cũng vì lợi nhuận cao như vậy nên nhiều người sẵn sàng bỏ hàng tỷ đồng đầu tư nhà yến bất chấp rủi ro, kéo theo cả những hệ lụy cho người nuôi lẫn cơ quan quản lý.
Đa số người nuôi ngoài việc mạnh tay chi tiền xây nhà, mua sắm thiết bị, còn phải thuê người tư vấn (tức là những người có khả năng dụ yến – PV). Giá thuê tư vấn được tính theo diện tích nhà yến, khoảng 1 triệu đồng/mét vuông. Nhưng người tư vấn cũng chỉ chịu trách nhiệm dụ được khoảng vài chục cặp chim yến về ở và nhận tiền chứ không chịu trách nhiệm về việc chủ nhà có được thu hoạch hay không. Còn để có thu hoạch thì phải có vài nghìn cặp chim. Vậy là rủi ro được đẩy về phía chủ nhà nuôi.
Theo Chi cục Chăn nuôi – Thú y (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông tỉnh Đồng Nai), dù có nhiều rủi ro nhưng nuôi yến là một nghề cho thu nhập cao nên vẫn đang được Nhà nước khuyến khích phát triển, nhưng những quy định pháp luật đối với ngành nghề này lại chưa chặt chẽ khiến cơ quan quản lý lúng túng.
Cụ thể, năm 2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư 35 quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến. Theo đó, người nuôi yến phải đăng ký với địa phương mới được cấp phép; quá trình nuôi chỉ được phép phát âm thanh dụ yến từ 6h sáng đến 22h tối với cường độ không quá 70 deciben. Nhưng hiện nay quy định về điều kiện nuôi yến đã bị bãi bỏ, người dân muốn nuôi yến nếu không nằm trong vùng quy hoạch các dự án khác thì không cần xin phép cơ quan chức năng.
Tổ yến loại mới khai thác có khoảng 22 triệu đồng/kg, tổ yến sơ chế có giá khoảng 30 triệu/kg
“Hiện giờ Nghị định 66 người ta bỏ quy định đó đi nên công tác quản lý rất khó khăn. Bỏ quy định giờ phát âm thanh dẫn dụ thì người nuôi chim yến họ phát suốt ngày đêm, sẽ ảnh hưởng tới những người không nuôi. Xử lý thì không có chế tài”, ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y tỉnh Đồng Nai cho hay.
Đây chính là lý do khiến trong các khu dân cư, nhiều nhà nuôi yến xuất hiện dày đặc, tiếng loa dụ yến phát suốt ngày đêm khiến người dân sống xung quanh bị ảnh hưởng nặng nề, nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra xuất phát từ tiếng ồn dụ yến.
Bên cạnh đó, nghề nuôi yến cũng chưa có quy chuẩn kỹ thuật cụ thể hay hướng dẫn nuôi, chăm sóc, thu hoạch tổ yến nên nghề này vẫn mang nặng tính tự phát, ẩn chưa nhiều rủi ro. Hệ quả là hàng chục nhà yến đầu tư tiền tỷ nhưng thất bại.
Theo VOV
Nguồn: Báo Công Thương
- nuôi chim yến li>
- chăn nuôi đồng nai li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất