Do nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan, xuất khẩu (XK) mật ong của nước ta giảm đáng kể cả về kim ngạch, gây khó khăn cho người nuôi ong và doanh nghiệp. Do đó cần có giải pháp căn cơ và dài hạn nhằm cải thiện thương hiệu, giá trị mật ong Việt Nam.
Ngành nuôi ong cần tái cơ cấu theo chiều sâu để hướng đến XK
Theo TS Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện Chăn nuôi, hiện mỗi năm Việt Nam SX trên 55.000 tấn mật ong và hơn 1.000 tấn sáp ong, trong đó khoảng 85 – 90% sản lượng dành cho XK. Việt Nam hiện XK mật ong sang 12 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó chủ yếu là các thị trường khó tính, yêu cầu chất lượng, chỉ tiêu cao như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu… với giá trị kim ngạch năm 2014 đạt 150 triệu USD. VN đang đứng vị trí thứ 6 trên thế giới và thứ 2 châu Á về XK mật ong.
“Có thể nói, nghề nuôi ong đã góp phần quan trọng tạo sinh kế và cải thiện đời sống người nông dân, nâng cao kim ngạch XK nông sản. Ngoài việc cho ra các sản phẩm có giá trị cao, ong mật đóng vai trò chủ yếu trong thụ phấn cây trồng, giúp tăng năng suất, chất lượng rau quả, đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái nông nghiệp”, TS Nguyễn Thanh Sơn nhấn mạnh.
Bà Trần Ngọc Lan, Cục Chăn nuôi cho biết, số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2017 cho thấy, cả nước hiện có 1,2 triệu đàn ong gồm các giống ong Ý (Apis mellifera) và ong nội (Apis cerana cerana và Apis cerana indica). Trong đó, theo báo cáo của Hội Nuôi ong Việt Nam, hiện có khoảng 200 nghìn đàn ong nội (chiếm 16,6%), ong ngoại 1 triệu đàn (chiếm 83,4%). Số lượng lao động trong ngành nuôi ong khoảng 30.000 người, trong đó người nuôi ong chuyên nghiệp khoảng 6.000 người (chiếm 20%).
Theo Cục Chăn nuôi, hạn chế lớn nhất của ngành ong VN hiện nay chính là khâu giống gốc rất yếu. Các đàn ong giống gốc năng suất chưa được cải thiện, chưa có ong giống tốt cung cấp cho SX, chưa nhập các giống ong tốt có năng suất cao làm tươi máu, chưa có đề tài trọng điểm nghiên cứu để cải tạo chất lượng đàn ong, thậm chí một số nơi còn mua giống trôi nổi không rõ nguồn gốc gây pha tạp, tỷ lệ cận huyết cao qua đó ảnh hưởng lớn tới chất lượng con giống, chất lượng mật.
Để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị mật ong cần phải phát triển nghề nuôi ong theo hướng chuyên nghiệp, quy hoạch phát triển bền vững. Duy trì và cải thiện chất lượng đàn giống, tăng tỷ lệ giống ong ngoại từ 75 – 80% vào năm 2020. Đặc biệt, cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia cho các sản phẩm ong tiến tới tương đương bộ tiêu chuẩn của EU, giám sát chặt chẽ hệ thống quản lý chất lượng và thú y.
Đóng góp về định hướng ngành ong Việt Nam trong tương lai, Chủ tịch Hội Nuôi ong Việt Nam, TS Đinh Quyết Tâm đề nghị cần có số liệu thống kê chính thức về đàn ong, số người nuôi ong, sản lượng, XK để từ đó có quy hoạch và định hướng chuẩn xác nhất.
Ảnh: N.H
Bên cạnh đó, cần tăng cường nghiên cứu, phát triển mô hình nôi ong trong thùng kế, SX mật ong hữu cơ, quản lý chặt chẽ nguồn gốc, xuất xứ mật ong Việt Nam, ngăn chặn mật ong nhập khẩu bất hợp pháp, đào tạo tập huấn thường xuyên cho người nuôi ong và hoàn thiện tiêu chuẩn, quy chuẩn và thương hiệu cho mật ong Việt Nam để hướng đến mở rộng XK vào các thị trường khó tính.
Theo ThS Nguyễn Trường Vương, Cty Syngenta Việt Nam, ngành nuôi ong Việt Nam cần phải gắn chặt với nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học trong canh tác nông nghiệp bền vững, tăng cường giao lưu chia sẻ kinh nghiệm với quốc tế vừa tăng chất lượng mật ong, vừa tăng năng suất cây trồng.
Chia sẻ kinh nghiệm để XK mật ong vào thị trường châu Âu, TS Arne Duebecke, Trung tâm Dịch vụ chất lượng quốc tế Đức nhấn mạnh, mật ong muốn XK vào EU tiêu chí quan trọng hàng đầu phải là mật nguyên chất.
Cụ thể, mật ong XK vào EU không được thêm bất cứ nguyên liệu thực phẩm nào vào sản phẩm, kể cả các phụ gia thực phẩm cũng như các chất bổ sung khác không phải mật ong. Không có các tạp chất, hương vị lạ, nhiễm bẩn trong quá trình chế biến và bảo quản. Không được phép bắt đầu lên men và sủi bọt. Đặc biệt, cũng không được loại bỏ phấn hoa và các chất cấu thành mật ong trừ khi không thể tránh khỏi trong quá trình loại bỏ các tạo chất vô cơ và hữu cơ.
Số liệu xuất khẩu mật ong Việt Nam từ 2015 – 2017:
Năm |
Sản lượng (tấn) |
Sản lượng XK (tấn) |
Tỷ lệ XK (%) |
Kim ngạch XK (triệu USD) |
2015 |
49.000 |
40.142 |
81 |
84,5 |
2016 |
47.000 |
42.479 |
90,4 |
55,2 |
2017 |
46.750 |
39.000 |
83,4 |
68,8 |
- xuất khẩu mật ong li>
- giá mật ong li>
- mật ong Việt li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất