[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Để hiểu hơn về những xu hướng dinh dưỡng động vật trên thế giới và cách thức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đó, Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với ông Alex Chung (ảnh), Giám đốc Marketing khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Công ty CJ Cheil Jedang BIO – đơn vị thành viên của Tập đoàn CJ Cheil Jedang , Hàn Quốc.
Ông Alex Chung (ảnh), Giám đốc Marketing khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Công ty CJ Cheil Jedang BIO – đơn vị thành viên của Tập đoàn CJ Cheil Jedang , Hàn Quốc
Ông có thể cho biết những xu hướng dinh dưỡng động vật trên thế giới hiện nay là gì?
Hiện nay, trong dinh dưỡng động vật, có hai xu hướng chính đó là: giảm đạm thô và tăng chất lượng đạm.
Đầu tiên đó là xu hướng giảm đạm thô trong khẩu phần dinh dưỡng
Theo đó, trong thời gian trước đây, các nhà dinh dưỡng thường sử dụng đạm thô hàm lượng cao để lập công thức thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, sự dư thừa đạm thô là “vùng đất màu mỡ dinh dưỡng” cho những con vi khuẩn bất lợi gây bệnh cho vật nuôi. Lợi ích của việc giảm khẩu phần đạm thô đó là: tăng hiệu quả khẩu phần cung đạm; giảm tiêu thụ nước và tiết kiệm năng lượng do chuyển hóa đạm; ngăn chặn sản sinh độc tố ở đường ruột do khẩu phần cao đạm; ngăn ngừa viêm gan thứ phát nguyên nhân gây ra tiêu chảy. Và quan trọng nhất là tiết kiệm chi phí thức ăn, giúp vật nuôi khỏe mạnh và góp phần giải cứu môi trường…
Cùng với đó, trên thế giới và Việt Nam, kháng sinh cũng đang được hạn chế và tiến tới loại bỏ hoàn toàn trong thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi động vật. Các biện pháp được những nhà dinh dưỡng áp dụng để thay thế cho kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi đó là: Chiết xuất tinh dầu; Probiotics; Acid amin chức năng; Chất acid hóa đường ruột; Enzyme; Khoáng hữu cơ; SCFA (Acid béo mạch ngắn); Cellulose… Nhưng đó không phải là giải pháp căn cơ, mà vấn đề quan trọng là buộc chúng ta phải quay trở về những thành phần cơ bản của dinh dưỡng vật nuôi; phải giảm độ đạm thô để vật nuôi không bị tiêu chảy. Nhưng, vấn đề xảy ra khi giảm độ đạm thô là chúng ta không cân đối được axit amin trong khẩu phần. Vì vậy, Valine, Isoleucine trở thành acid amin thiết yếu trong khẩu phần thức ăn gà, khẩu phần thức ăn lợn con.Tỷ lệ acid amin mạch nhánh rất quan trọng để tránh sự mất cân bằng acid amin. Leucine, Isoleucine và Valine cạnh tranh lẫn nhau enzyme chuyển hóa trong quá trình hấp thu.Valine là acid amin giới hạn nhất trong nhóm acid amin mạch nhánh. Trong quá trình dị hóa, Leucine là tác nhân mạnh nhất trong nhóm acid amin mạch nhánh: cần đảm bảo cung cấp số lượng tối thiểu valine và isoleuicine và chúng phải được kiểm soát theo mức Leucine (khẩu phần ở mức 100% hoặc cao hơn leucin). Đó là một trong những lí do CJ muốn đưa đến những giải pháp về axit amin mới.
Xu hướng thứ hai là tăng chất lượng đạm
Trong quá khứ, ngành thức ăn chăn nuôi từng sử dụng rất nhiều đạm động vật. Bản chất nguồn cung đạm động vật chất lượng bị thay đổi, đôi khi bị tạp nhiễm nên không tốt cho sự tiêu hóa của vật nuôi. Mặt khác, giá của đạm động vật cũng rất khó kiểm soát. Cụ thể, nguồn cung bột cá, plasma dùng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cũng ngày càng giảm, trở nên đắt và có giới hạn. Bột thịt xương, bột gia cầm, bột lông vũ đạm cao nhưng tỷ lệ tiêu hóa kém và bị cấm sử dụng tại EU (bệnh bò điên).
Sử dụng đạm thực vật trong thức ăn chăn nuôi là xu hướng hiện tại và tương lai, vì đây là nguồn cung ổn định và có thể kiểm soát được. Song, để sử dụng đạm thực vật thay đạm động vật, cần quan tâm đến hàm lượng kháng dinh dưỡng và hàm lượng Nucleotides – nhân tố kích thích thèm ăn đối với động vật.
Để đáp ứng xu hướng dinh dưỡng đó, Công ty CJ BIO có những nghiên cứu và sản phẩm cụ thể ra sao, thưa ông?
Tại Việt Nam, Công ty CJ Cheil Jedang BIO thành lập năm 1996. Để cân bằng khẩu phần khi giảm đạm thô trong thức ăn chăn nuôi, CJ Cheil Jedang BIO là công ty duy nhất trên thế giới cung cấp đến 7 loại Amino axit trong thức ăn chăn nuôi, đó là: L – Lysine; L – Met 100; L – Threonine; L – Tryptophan; L – Valine; L – Arginine, L – Isoleucine.
Và để đáp ứng xu hướng chuyển dịch đạm động vật sang đạm thực vật chất lượng cao, CJ BIO bắt đầu nghiên cứu về công nghệ lên men từ năm 1990. Tới năm 2000 đã có những sản phẩm đầu tiên. Thông qua công nghệ lên men, các yếu tố kháng dinh dưỡng bị loại bỏ, protein được phân cắt thành dạng peptide, giúp tăng tỷ lệ tiêu hoá và kích thích tính thèm ăn, tương tự như đối với đạm động hay như các sản phẩm từ nấm men. Ngoài ra, việc bổ sung axit amin sẽ giúp cân đối dinh dưỡng tương tự như đối với đạm động vật.
Hiện nay CJ Cheil Jedang BIO đã sản xuất ra sản phẩm đậu nành lên men Soytide bằng công nghệ sản xuất lên men hiếu khí từ nguyên liệu bã nành. Soytide có thành phần dinh dưỡng protein thô ≥ 55%, béo thô ≥ 0.5%. Loài sử dụng là heo con, gà con, cá, tôm; tỷ lệ tiêu hóa trên tôm và trên heo con rất cao. Soytide có chứa probiotics, vi khuẩn Bacillus Subtilis (107 CFU/g) với tính kháng khuẩn cao; cân bằng hệ vi sinh đường ruột; tăng cường miễn dịch; kiểm soát chất lượng nước trong môi trường thuỷ sản và được chứng minh qua nhiều thí nghiệm tại nhiều nước trên thế giới với hiệu quả tăng trưởng tốt…
Hiện nay, CJ đã xây dựng nhà máy CJ Feed Ingredient Việt Nam tại Vũng Tàu có tổng vốn đầu tư 20 triệu USD, chuyên sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (bao gồm đậu nành lên men và 1 số loại khác). Nhà máy có tổng diện tích 4.6 ha, với dây chuyền sản xuất được nhập khẩu hoàn toàn từ Hàn Quốc, ước tính công suất khoảng 22.000 tấn/năm cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đạt các chứng nhận quản lý chất lượng quốc tế ISO9001, HACCP, GMP+.
HÀ NGÂN (Thực hiện)
- Tập đoàn CJ li>
- CJ Cheil Jedang BIO li>
- dinh dưỡng động vật li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất