Tuy nhiên, việc xây dựng mô hình vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh còn nhiều khó khăn khi quy mô chăn nuôi trên địa bàn thành phố vẫn nhỏ, lẻ, ý thức người dân về phòng chống dịch bệnh còn hạn chế.
Vùng chăn nuôi sạch bệnh
Bắt đầu nghề chăn nuôi từ những năm 1999 đến nay, gia đình bà Phùng Khánh Ngân (ấp An Hòa, xã An Phú, huyện Củ Chi) nhiều lần kinh qua các trận dịch bệnh trên đàn heo, gây thiệt hại không nhỏ.
Trang trại chăn nuôi an toàn dịch bệnh ở HTX Chăn nuôi an toàn Tiên Phong (Củ Chi). Ảnh: T.H
Thưởng nóng người báo tin dịch bệnh
Theo Chi cục Thú y TP.HCM, trong giai đoạn 2011 – 2015, đơn vị đã xây dựng hệ thống giám sát với đội ngũ hơn 110 cán bộ tại 14 quận, huyện trên toàn TP.HCM. Đặc biệt, đã có 11 trường hợp cung cấp thông tin dịch bệnh chính xác được bồi dưỡng chi phí.
Ông Trầm Quốc Thắng – Giám đốc HTX Chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong cũng cho rằng, để nghề chăn nuôi có thể “sống được” trong thời buổi hiện nay, Ban giám đốc HTX tập trung vào việc hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi và thực hiện các biện pháp an toàn sinh học như tiêu độc khử trùng, cách ly heo mới nhập, tắm sát trùng công nhân, khách tham quan… Nhờ đó, tình hình dịch tễ ở các trại chăn nuôi luôn được ổn định, tạo nên thành công của chương trình an toàn dịch trong suốt thời gian qua ở HTX.
Mục tiêu còn dang dở
Theo nhận định của Chi cục Thú y TP.HCM, dịch cúm gia cầm, LMLM, heo tai xanh… liên tục xảy ra trong nhiều năm qua trên cả nước, đặc biệt là tại các tỉnh lân cận, đã gây áp lực lớn lên việc xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh của thành phố.
Ông Huỳnh Tấn Phát – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM cho biết, để kiểm soát tình hình dịch bệnh gia súc trên địa bàn thành phố, ngành thú y đã triển khai sổ quản lý dịch tễ đến từng hộ chăn nuôi với 6.700 sổ được cấp phát mới mỗi năm. Qua đó, quản lý chặt chẽ tình hình chăn nuôi, tiêm phòng, kiểm dịch nhập xuất… Đồng thời, hạn chế được tình trạng tiêu cực trong việc hợp thức hóa kiểm dịch gia súc tại các cơ sở giết mổ, giảm bớt thủ tục hành chính trong tiêm phòng.
Chi cục Thú y đã điều tra, thống kê tình hình chăn nuôi gia súc và quản lý, cập nhật bằng phần mềm vi tính để phục vụ công tác quản lý tiêm phòng, xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.
Kết quả, trong thời gian qua, tỷ lệ an toàn đối với bệnh LMLM, tai xanh, dịch tả lợn… đều đạt yêu cầu hơn 80%. Tuy nhiên, đối với mục tiêu xây dựng vùng an toàn bệnh LMLM trên gia súc tại một số địa phương trong giai đoạn 2011 – 2015 vẫn chưa thực hiện được.
Cụ thể, các xã An Phú, Phú Mỹ Hưng, Phạm Văn Cội của huyện Củ Chi đã không thực hiện được mục tiêu xây dựng vùng an toàn dịch bệnh đối với LMLM. Nguyên nhân là do một số hộ chăn nuôi bò thả rông trong khu vực đất giải tỏa xây dựng Thảo cầm viên, đồng thời không chấp hành tiêm phòng. Từ đó, phát sinh tình hình dịch tễ bệnh LMLM trong khu vực.
Ông Phát cho biết, Chi cục Thú y tiếp tục xây dựng kế hoạch xây dựng huyện Củ Chi thành vùng an toàn bệnh LMLM đến cuối năm 2018. Mục tiêu đến cuối năm 2016, có ít nhất 6 xã được Cục Thú y công nhận xã an toàn dịch bệnh đối với LMLM trên gia súc.
P.V
(Theo Báo Dân Việt)
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất