Kiểm soát giết mổ ở Thanh Hóa: 'Lực bất tòng tâm'! - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Kiểm soát giết mổ ở Thanh Hóa: ‘Lực bất tòng tâm’!

    Theo quy hoạch, đến năm 2020, Thanh Hóa phấn đấu xây dựng 100 cơ sở giết mổ tập trung, chủ yếu từ nguồn xã hội hóa; tỉnh, huyện chỉ tạo điều kiện về đất đai, cơ chế chính sách…Quy hoạch là thế nhưng kêu gọi nhà đầu tư vô cùng khó.

     

    Và khảo sát thực tế của chúng tôi, công tác kiểm soát giết mổ ở Thanh Hóa có cũng như không!

     

    Thịt không dấu bày bán khắp đường phố

     

    Mỗi sáng, không khó để bắt gặp những sạp thịt lợn được bày bán ngay trên lề các tuyến đường của TP Thanh Hóa. Lúc đầu, những người bán thịt cho biết, thịt lợn của họ đã được cán bộ thú y xã kiểm tra và lăn dấu KSGM trước khi đưa ra bày bán. Thế nhưng, trên những sạp thịt này, PV tuyệt nhiên không tìm ra một dấu KSGM nào. Cuối cùng, một chủ sạp thịt tên là Lê Xuân L. đến từ xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hóa, có sạp thịt bán bên lề đường Lê Lai thừa nhận: “Con dấu này tôi không cần nhưng người ta thu tiền tôi vẫn đưa hàng tháng. Tôi tự mổ ở nhà vì không có điểm giết mổ tập trung. Nếu làm đúng quy trình, khi tôi chọc tiết, các anh thú y phải đứng đó nhưng họ có đến được đâu. Trước đó họ không đến được, sáng mai cũng không đến đóng dấu”!

    Kiểm soát giết mổ ở Thanh Hóa: 'Lực bất tòng tâm'!

    Một sạp thịt chưa được đóng dấu KSGM bày bán bên lề đường Lê Lai. Ảnh: Văn Dũng

     

    Tìm về một số cơ sở giết mổ tập trung (CSGMTT), chúng tôi có câu trả lời vì sao thịt không dấu KSGM bày bán phổ biến trên các tuyến phố. CSGMTT của Công ty thực phẩm sạch Đức Tần tại xã Quảng Phong (Quảng Xương) nằm ngay trong khuôn viên gia đình ông chủ Lê Đình Tần. Cơ sở có tổng mức đầu tư gần 1 tỷ đồng, trong đó dự án Lifsap hỗ trợ 30.000 USD (trên 600 triệu đồng).

     

    CSGM này được đầu tư hệ thống mổ cáp treo nhưng nhìn những móc treo đã hoen gỉ đủ biết từ lâu nó đã không được dùng đến. Mặc dù, công suất giết mổ ở đây đạt 30 con lợn/giờ nhưng thực tế mỗi đêm ông chủ tự mình mổ thịt 15 con đem đi nhập cho các siêu thị trên địa bàn, đã từ lâu không có hộ dân đem lợn vào đây giết mổ.

     

    “Ở xã này cũng có 5-6 hộ kinh doanh nhỏ lẻ nhưng lâu nay họ không đưa lợn vào đây giết mổ. Địa phương cũng không thể bắt buộc họ đưa vào đây giết thịt được. Thành ra, lò mổ này chỉ dành cho công ty tôi giết mổ khoảng 15 con lợn/ngày đêm”.

     

    Hỏi về công tác KSGM tại cơ sở của mình, ông Tần khẳng định, để đưa được thịt vào siêu thị thì công tác KSGM phải được thực hiện nghiêm túc. Còn các điểm giết mổ nhỏ lẻ khác ông không nắm được.

     

    Còn tại huyện Yên Định, tình hình cũng chẳng mấy khả quan mặc dù đây là địa phương “mạnh tay” trong công tác KSGM. Theo ông Lê Xuân Thành, Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Yên Định, tỷ lệ sản phẩm động vật đến tay người tiêu dùng qua KSGM trên địa bàn cũng chỉ chiếm khoảng 60%, đa phần là thịt lợn của những ông chủ tìm được các mối bỏ hàng như nhà hàng, siêu thị, trường học… Trong số gần 100 CSGM, điểm giết mổ nhỏ lẻ hiện nay của huyện chỉ có 74 điểm, cơ sở được chứng nhận ATVSTP.

     

    Ông Trịnh Văn Quý, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Yên Định chia sẻ: “Bình quân, mỗi ngày người dân Yên Định tiêu thụ khoảng 10 tấn lợn hơi. Thế nhưng, chỉ khoảng 60-70% trong số này qua KSGM. Riêng gia cầm hiện nay chưa có CSGMTT. Thực tế, lực lượng cán bộ thú y hiện nay quá mỏng trong khi tập quán giết mổ nhỏ lẻ vẫn tồn tại, địa bàn rộng nên rất khó kiểm soát. Chúng tôi phấn đấu đến năm 2020 chỉ cho phép các điểm, cơ sở đủ điều kiện hoạt động; số còn lại phải dừng hoạt động để cải tạo”.

     

    Giật mình những con số

     

    Quảng Xương chỉ nằm cách trung tâm TP Thanh Hóa chưa đến 10 km, lại có QL 1A đi qua. Tại đây, hàng ngày lượng sản phẩm động vật qua giết mổ được đưa vào TP Thanh Hóa tiêu thụ rất lớn. Và đương nhiên, trên tuyến QL 1A sẽ có nhiều động vật, sản phẩm động vật vận chuyển qua địa bàn vào Nam, ra Bắc.

    Kiểm soát giết mổ ở Thanh Hóa: 'Lực bất tòng tâm'!

    Được Lifsap đầu tư 30 nghìn USD để nâng cấp nhưng người dân không đem gia súc đến giết mổ tại CSGMTT của ông Tần. Ảnh: Văn Dũng

     

    Thế nhưng, tổng số cán bộ, công nhân viên của Trạm Thú y huyện Quảng Xương lâu nay chỉ có 2 người, một trưởng, một phó. Vì thế, chưa nói đến công tác chuyên môn, trụ sở cơ quan từ tầng 1 lên tầng 2 vắng tanh như chùa Bà Đanh; bụi bám đầy cánh cửa, cầu thang…

     

    Nói về công tác KSGM trên địa bàn, ông Lữ Trọng Đức, Trạm trưởng Trạm Thú y Quảng Xương lắc đầu ngán ngẩm, trạm chỉ có 2 người nhưng việc KSGM lâu nay giao cho trạm đảm nhận. Hai cán bộ, một trưởng, một phó chưa đủ con người để xử lý công vụ chứ chưa nói đến việc chiều chiều, sáng sáng đến các lò giết mổ để làm công tác KSGM. Vì thế, việc KSGM lâu nay được giao cho cán bộ thú y xã đảm nhận.

     

    Nhưng liệu việc giao cho cán bộ thú y xã đảm nhận có hiệu quả không? – chúng tôi hỏi. Ông Đức thẳng thắn trả lời: “Thực tế thì, họ làm thịt 3 con, may ra cũng chỉ kiểm soát được vài con. Có khi cán bộ thú y đến họ (chủ CSGM – PV) không cho vào thì cũng đành chịu.

     

    Đúng quy trình thì phải kiểm tra lâm sàng trước khi mổ. Sau mổ thịt sẽ tiếp tục kiểm tra mới lăn dấu KSGM. Nhưng chi phí quá thấp, việc kiểm soát chỉ được phép thu 7 nghìn đồng/con lợn, trong đó có 30% là chi cho hóa đơn, con dấu, mực…, lượng giết mổ lại nhỏ lẻ, không tập trung; phụ cấp hàng tháng của cán bộ thú y cấp xã chỉ 0,7 hệ số lương/tháng… nên cũng không thể đòi hỏi nhiều ở các cán bộ thú y cấp xã được, nói “căng” là họ bỏ nghề như chơi”.

     

    Theo thống kê của Trạm Thú y Quảng Xương, hiện trên địa bàn có 5 CSGM đang hoạt động, công suất từ 10-30 con/giờ.

     

    Tuy nhiên, hầu hết các CSGM tập trung này hoạt động dưới công suất, ngoại trừ một số chủ cơ sở chủ động thực hiện các đơn hàng vào siêu thị, nhà hàng vừa để nuôi sống mình, vừa duy trì hoạt động của cơ sở. Bình quân, mỗi cơ sở chỉ được kiểm soát khoảng 1-2 con/ngày đêm.

     

    Mặc dù được UBND huyện Quảng Xương hết sức quan tâm nhưng cấp xã cũng đang gặp những vướng mắc nhất định khiến việc triển khai KSGM gặp nhiều khó khăn. Vì thế, tại huyện Quảng Xương, đa phần sản phẩm động vật trên địa bàn khi ra thị trường chưa được đóng dấu KSGM mà chỉ thực hiện công đoạn kiểm tra vệ sinh thú y tại các chợ.

     

    Tính đến nay, tỉnh Thanh Hóa mới chỉ có 12 CSGMTT đi vào hoạt động. Trong số này hiện có 2 cơ sở không hoạt động hiệu quả. Hiện Thanh Hóa đang có 2 cơ sở sắp đi vào hoạt động và 2 cơ sở sắp khởi công xây dựng. Đại diện Chi cục Thú y Thanh Hóa cho biết, tiến độ xây dựng theo quy hoạch như trên là chậm so với lộ trình đặt ra. Từ nay đến hết năm 2018, Thanh Hóa phấn đấu hoàn thành 32 CSGMTT nhưng liệu có hoàn thành theo đúng dự kiến khi quỹ thời gian chỉ còn 1-2 tháng?

     

    Điều đáng lo ngại nhất là hiện nay toàn tỉnh có 2.400 điểm giết mổ nhỏ lẻ nhưng mới chỉ thực hiện KSGM 773 điểm. Số còn lại hiện đang “trắng” KSGM.

     

    VÕ VĂN DŨNG – PHẠM HỒNG

    Nguồn: nongnghiep.vn

    Ông Đặng Văn Hiệp, Chi cục Trưởng Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa: Chính quyền địa phương không thực hiện quyết liệt!

     

    Vấn đề KSGM được UBND tỉnh Thanh Hóa hết sức quan tâm và đã có chuyển biến mạnh trong những năm qua, từ 40% (2017) lên 45,2% (3018).

     

    Tuy nhiên, chính sách tỉnh ban hành không được chính quyền địa phương thực hiện quyết liệt. Phải kiên quyết dẹp bỏ những cơ sở, điểm giết mổ không đủ tiêu chuẩn, vi phạm; sản phẩm không đảm bảo lưu hành trên thị trường thì chính quyền địa phương và quản lý thị trường phải xử lý nghiêm thì mới mong doanh nghiệp dám đầu tư CSGM và mới nâng cao được tỷ lệ KSGM.

     

    Thành bại của vấn đề nằm ở vai trò, quyết tâm của chính quyền xã còn lực lượng thú y, nếu giết mổ tập trung thì có thể đáp ứng được và chức năng của thú y là KSGM, kiểm tra vệ sinh thú y ở những cơ sở đủ điều kiện.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.