1. Con dông ở vùng đồi cát như xã Thiện Nghiệp (Phan Thiết), Hòa Thắng (Bắc Bình), tỉnh Bình Thuận, sinh sống hoang dã. Sau thời gian dài khai thác, lượng dông tự nhiên giảm hẳn, người dân đưa về nuôi trong môi trường nhân tạo, được thị trường ưa chuộng, trở thành món đặc sản của xứ cát biển. Tuy nhiên, với hộ mới bắt đầu nuôi chưa có kinh nghiệm làm chuồng, dẫn đến thất thoát số lượng đàn. Chẳng hạn, một số hộ thiết kế đáy chuồng không lót bạt, dông đào hang chui đi. Để tránh con dông đào hang thoát ra ngoài, một số hộ lót bạt hoặc dưới nền đổ một lớp xi măng mỏng, nhưng không đảm bảo việc rút nước nhanh khi mưa đến làm chuồng bị ngập úng, dông chết… Theo thời gian, người nuôi rút kinh nghiệm và nhận thấy nuôi dông rất dễ, bởi nguồn thức ăn phong phú tận dụng nguồn phế phẩm như bông sò đo, rau muống biển, chùm ngây, đọt chổi chà…, ít tốn công chăm sóc tận dụng thời gian nông nhàn. Mặc dù nuôi dông không phải nghề chính với nhiều hộ, nhưng giúp người dân mang lại nguồn lợi nhuận khá (do nhu cầu thị trường cần, giá 300.000 – 400.000 đồng/kg dông thịt, tùy theo kích cỡ). Và từ đó bùng phát phong trào nuôi dông tự phát đầu tư, mở rộng diện tích nuôi.
Chuồng nuôi dông của bà Huỳnh Thị Lý (thôn Hồng Chính, Hòa Thắng).
Cụ thể, trước thời điểm năm 2017 xã Hòa Thắng có khoảng 139 hộ nuôi dông, tương ứng 48 ha, tập trung tại thôn Hồng Lâm, Hồng Chính. Tương tự, toàn xã Thiện Nghiệp có 75 hộ nuôi dông trên diện tích 18,5 ha. Không riêng gì Bình Thuận, mà một số tỉnh khác cũng phát triển mô hình nuôi dông. Đến thời điểm bán dông, thị trường tiêu thụ không có nên thương lái không mua, dù giá hạ thấp còn 300.000 đồng/kg. Thỉnh thoảng, người nuôi bán vài kg cho quán nhậu. Trong khi đó, tiền đầu tư nhiều nhưng thu lại kém khiến người nuôi lỗ nặng, đành tháo dỡ chuồng trại, bỏ nghề. Vì thế, năm 2018, toàn xã Hòa Thắng chỉ còn hơn 50 hộ nuôi với diện tích gần 10 ha, giảm 81% so các năm trước đó. Trung bình, mỗi hộ nuôi với diện tích 400 – 700 m2. Và xã Thiện Nghiệp có khoảng 17 hộ nuôi trên diện tích 8 ha.
2. Ông Võ Văn Trung – Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Thắng, nhận định: Con dông khu Lê đã có thương hiệu, logo, nhưng nghề nuôi chưa phát triển, bởi thị trường đầu ra chưa ổn định. Những hộ đầu tư diện tích lớn trước đây từ 1 ha trở lên phải bỏ nghề, nay, chỉ còn những hộ nuôi quy mô nhỏ vài trăm m2. Từ đầu năm 2018 đến nay, giá dông cao mức ổn định 550.000 – 600.000 đồng/kg, nhưng thương lái vẫn lùng mua.
Với hơn 12 năm nuôi dông, tổng diện tích nuôi luôn ổn định 700 m2 chia làm 3 chuồng nuôi, tận dụng thức ăn tại chỗ… lợi nhuận khoảng 25 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí khi giá dông xuống thấp. Năm nay, giá dông cao, có lúc hút hàng thương lái thu 650.000 đồng/kg, nhưng không có dông cung cấp – bà Huỳnh Thị Lý (thôn Hồng Chính, Hòa Thắng) chia sẻ.
Từ những thông tin trên cho thấy nghề nuôi dông “thăng trầm”, đang còn trong vòng lẩn quẩn. Một khi diện tích, số lượng đàn dông tăng, thì giá xuống thấp. Đến nay, giá dông thương phẩm tăng, thì diện tích và số lượng đàn đã giảm. Rút kinh nghiệm từ thực tế thị trường, với giá dông tăng cao như hiện nay, người dân cẩn thận khi mở rộng diện tích và tăng đàn tại thời điểm này và trong thời gian tới. Bên cạnh đó, chính quyền cần phải định hướng diện tích nuôi, liên kết tìm đầu ra cho sản phẩm, kêu gọi đầu tư chế biến sản phẩm từ thịt dông, tạo chuỗi giá trị khép kín. Có như vậy, nghề nuôi dông mới phát triển bền vững…
Trang Minh
Nguồn: Báo Bình Thuận
- nuôi dông li>
- Giá dông tăng li>
- nuôi dông trên cát li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất